Tú Anh – RFI
Đăng
ngày 05-07-2016
.
Nhân viên Nasa tại
Pasadena phấn khởi trước thành tích của Juno. Ảnh ngày 04/07/2016 . Robyn BECK
/ AFP
Rời trái đất cách nay
5 năm, phi thuyền Juno đã bay vào quỹ đạo của sao Mộc- Jupiter, đêm 04/07/2016.
Mục tiêu của phi vụ khoa học này là để tìm hiểu thêm về nguồn cội của hành tinh
to nhất của Thái Dương hệ, ảnh hưởng đối với sự sống ở Trái đất.
Một
khi được « an vị » trên quỹ đạo, nhiệm vụ của Juno kéo dài 20
tháng với nhịp độ quay chung quanh sao Mộc một vòng trọn vẹn mỗi 14 ngày. Với
trang thiết bị điện tử nặng 180 ký, Juno khảo sát từ trường cực mạnh của sao Mộc,
phân tích cấu trúc khí quyển, có nước hay không, từ đó suy ra khoảng cách của
hành tinh vào lúc tạo thành đối với mặt trời là bao xa.
To
hơn trái đất 1300 lần, với 67 vệ tinh, trong đó có mặt trăng Europe, Mộc tinh nằm
cách xa mặt trời gấp 5 lần so với khoảng cách giữa Mặt trời và Trái đất.
Có lẽ nhờ vậy mà trái đất được đưa vào vị trí thuận lợi để giữ được nước, điều
kiện để sự sống khởi sinh.
Một
lợi ích khác của sao Mộc là sức hút của khối lượng khổng lồ này ngăn chận các
sao chổi và thiên thạch lao vào trái đất với hậu quả hủy diệt tai hại.
Cơ
quan không gian Mỹ, NASA hy vọng nhận được những hình ảnh đầu tiên kể từ
27/08/2016. Juno là phi thuyền thám hiểm thứ hai đặt lên quỹ đạo sao Mộc sau
Galileo năm 1995-2003.
Cũng
như Galileo, sao khi hết nhiệm vụ, Juno sẽ tan biến hầu tránh cho mặt trăng
Europe, được nghi là có biển, không bị vi trùng mang theo từ trái đất, gây ô
nhiễm.
*
Liên quan :
---------------------
VOA Tiếng
Việt
05.07.2016
.
Tàu thăm dò vũ trụ New
Horizons của NASA được trưng bày tại Trung tâm Không Gian Kennedy, Cape Canaveral,
Florida.
Trong
khi mọi người dồn sự chú ý vào cuộc tiếp cận lịch sử của tàu thăm dò vũ trụ
Juno với Sao Mộc, NASA vừa công bố họ sẽ gia hạn sứ mệnh của tàu New Horizons,
là con tàu gần đây đã cung cấp những hình ảnh tuyệt đẹp và các thông tin về hành
tinh lùn Pluto, còn gọi là Sao Diêm Vương.
New
Horizons sẽ đi sâu hơn vào vành đai Kuiper, một vùng của hệ mặt trời có chứa
các tiểu hành tinh, sao chổi và các vật thể nhỏ khác, để tiếp cận một “vật thể
cổ xưa” có tên 2014 MU69.
NASA
gọi là vật thể này là "một trong những thành phần ban đầu hình thành nên hệ
thống mặt trời”.
Tàu
thăm dò dự kiến sẽ tiếp xúc với 2014 MU69 vào ngày 1/1/2019.
No comments:
Post a Comment