Friday,
July 1, 2016
Bài
báo này của Vietnamnet đưa lên hôm qua, sau đó rút xuống. Tôi mang về để
lưu lại như một chứng tích lịch sử của thời đại rực rỡ nhất.
Toàn
cảnh dự án Formosa Hà Tĩnh. Ảnh: VNN
Với
diện tích dự án lên tới hơn 3.000 ha, thời gian hoạt động 70 năm kể từ ngày được
cấp phép, đến năm 2078, Formosa mới hết thời gian hoạt động ở Việt Nam. Dự án
này đang được hưởng nhiều ưu đãi lớn, và trong quá trình xây dựng nhà máy liên
tục muốn có thêm các cơ chế đặc thù.
Dự
án FDI “lớn nhất Việt Nam”, ưu đãi vượt trội
Dự
án khu liên hợp gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương của Tập đoàn Formosa được
Ban quản lý khu kinh tế Vũng Áng cấp phép vào tháng 6/2008. Tổng vốn đầu tư của
dự án là hơn 10,5 tỷ USD. Tính đến thời điểm hiện tại, dự án của Formosa vẫn là
dự án có vốn đầu tư lớn nhất ở VN.
Mục
tiêu của Formosa là đầu tư nhà máy liên hợp gang thép công suất 7,5 triệu tấn/năm
và cảng Sơn Dương phục vụ nhà máy gang thép. Vào thời điểm cấp phép, Formosa
cũng đề cập sẽ tiếp tục đầu tư nâng công suất lên gấp đôi là 15 triệu tấn/năm.
Tổng
diện tích đất của dự án là trên 3.000 ha với thời gian hoạt động lên tới 70 năm
kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đầu tư (12/6/2008). Như vậy, đến năm 2078 dự án
mới hết thời gian hoạt động ở VN.
Trong
kết luận thanh tra công bố tháng 3/2015, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra thiếu
sót của Hà Tĩnh liên quan đến thời gian thuê đất này.
Theo
Thanh tra Chính phủ, việc Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng cấp Giấy chứng nhận
đầu tư với thời hạn 70 năm cho nhà đầu tư Công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp
Formosa khi chưa được Chính phủ đồng ý là vi phạm Luật Đầu tư 2005. Sau đó, thời
hạn cấp phép cho Formosa đã được bảo lưu.
Nhiều
ưu đãi “khủng” cũng được ghi trong giấy phép đầu tư dự án này Đó là được hưởng
mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% áp dụng trong 15 năm kể từ khi bắt
đầu hoạt động sản xuất kinh doanh; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4
năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 9 năm tiếp
theo.
Lưu
ý thêm, thời điểm Formosa được cấp phép năm 2008, thuế suất thuế TNDN là 28%.
Đặc
biệt, trong giấy chứng nhận đầu tư dự án này còn được ghi thêm “UBND tỉnh Hà
Tĩnh, Ban quản lý khu kinh tế Vũng Áng trình Thủ tướng Chính phủ cho phép hưởng
thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong suốt thời gian thực hiện dự án”,
tức 70 năm.
Formosa
cũng được miễn tiền thuê đất 15 năm kể từ ngày hợp đồng thuê đất có hiệu lực. Đối
với khu đất làm khu sinh hoạt, khu nhà ở và khu phúc lợi cho người lao động,
Formosa không phải nộp tiền thuê đất trong suốt vòng đời dự án này.
Bên
cạnh đó, Formosa còn được hưởng nhiều ưu đãi khác về thuế nhập khẩu, hỗ trợ đào
tạo nguồn nhân lực, chi phí quảng cáo, hạ tầng… Đặc biệt. trường hợp pháp luật,
chính sách mới được ban hành có các quyền lợi và ưu đãi cao hơn so với quyền lợi
và ưu đãi đã được hưởng thì Formosa được hưởng quyền lợi và ưu đãi mới trong thời
gian còn lại.
Liên
tục đòi ưu đãi
Với
một nhà máy thép, nguồn nước là vô cùng quan trọng. Nguồn nước từ hồ Thượng
Sông Trí, hồ Kim Sơn được cho là để phục vụ dự án Formosa cũng như các dự án
trong khu kinh tế Vũng Áng. Nhưng Formosa cho rằng nguồn nước này là không đủ,
dẫn đến khi đi vào hoạt động chính thức nhà máy phải cắt giảm sản xuất, thậm
chí dừng hoạt động vì thiếu nước. Cho nên Formosa đã đề nghị Chính phủ cho phép
sử dụng thêm nguồn nước từ hồ chứa nước Tàu Voi.
Chủ
đầu tư dự án đang nghiên cứu đầu tư giai đoạn tiếp theo, nâng tổng mức đầu tư
khoảng 28,5 tỷ USD. Ảnh: VNN
Dự
tính, doanh thu hàng năm của Formosa khoảng 4,3 tỷ USD, trong đó 2,6 tỷ USD nguồn
thu từ xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài, 1,7 tỷ USD từ tiêu thụ trong nước.
Trong khi đó, theo Formosa, chi phí cho quặng sắt, than luyện kim, khoản vay
ngân hàng và lãi vay cần đến 3,7 tỷ USD/năm. Cho nên mỗi năm Formosa vẫn còn
thiếu 1,1 tỷ USD, cần đảm bảo lượng ngoại tệ quy đổi cần thiết mới đảm bảo được
hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường.
Nhưng
Ngân hàng Nhà nước từng cho rằng chỉ xem xét cấp cân đối ngoại tệ mức tối đa là
30% doanh thu của dự án bằng tiền VN sau khi trừ đi số chi tiêu bằng tiền VN
cho 2 hạng mục của dự án là cảng nước sâu và nhà máy phát điện, không cam kết bảo
lãnh ngoại tệ đối với nhu cầu của dự án thép…
Sau
vụ việc mất an ninh trật tự xảy ra tại khu vực dự án Formosa vào tháng 5/2014,
Formosa tiếp tục gửi nhiều kiến nghị ưu đãi, trong đó có đề xuất thành lập một
đặc khu kinh tế gang thép Vũng Áng.
Theo
dự thảo điều lệ của công ty về quản lý đặc khu kinh tế gang thép, ngoài các ưu
đãi công ty được hưởng cao nhất hiện tại, công ty còn kiến nghị đặc khu được áp
dụng các quy định ưu đãi đặc thù như miễn thuế nhập khẩu nguyên vật liệu trong
suốt thời gian kinh doanh của dự án; được Chính phủ bảo hộ ngành thép; miễn thuế
đối với khoản vay vốn từ các tổ chức nước ngoài; thành lập Ban quản lý đặc khu
trực thuộc Văn phòng Chính phủ và do các bộ trưởng liên quan tham gia để quản
lý đặc khu.
Sau
đó, Bộ KH-ĐT, Chính phủ đã bác bỏ vì không phù hợp quy định của pháp luật VN.
Có
thể nâng vốn lên hơn 28 tỷ USD
Trong
một báo cáo vào cuối năm 2015, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tĩnh cho biết, đến thời
điểm hết tháng 9/2015, Formosa đã và đang đáp ứng đúng tiến độ cam kết, giá trị
thực hiện đến thời điểm đó đạt 9,5 tỷ USD. “Chủ đầu tư đang nghiên cứu đầu tư
giai đoạn tiếp theo nâng tổng mức đầu tư khoảng 28,5 tỷ USD”.
Trước
đó, vào tháng 7/2015 Formosa đã tổ chức khánh thành tổ máy số 1 nhà máy nhiệt
điện Formosa.
Theo báo cáo của Formosa, một số hạng mục
như: nhà máy sản xuất thép, cầu cảng, nhiệt điện… đã đi vào hoạt động sản xuất,
đạt công suất, chất lượng thiết kế. Tháng 12/2015, FHS đã cho ra lò sản phẩm
thép cuộn cán nóng đầu tiên và đã có ít nhất 7.000 tấn thép cuộn được xuất ra
thị trường trong và ngoài nước. Theo dự định, tháng 6/2016 sẽ hoàn thành và đưa
vào hoạt động lò cao số 1. Khi đi vào hoạt động, đây sẽ là nhà máy luyện gang
thép lớn nhất Đông Nam Á.
Tuy
nhiên, do sự cố môi trường gây ra hiện tượng cá chết ở miền Trung, đến nay, kế
hoạch đi vào hoạt động của Formosa đã được điều chỉnh.
Vietnamnet
ngày 01/7/2016
No comments:
Post a Comment