An Tôn - VOA
06.07.2016
.
Một người đàn ông đang
lướt mạng xã hội Facebook tại một quán cà phê ở Hà Nội ngày 28/11/2013. Cục Báo
chí của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam mới đây yêu cầu các cơ quan báo
chí tăng cường quản lý nội dung trên các trang Facebook của họ.
Mới
đây, Cục Báo chí của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam đã yêu cầu các cơ
quan báo chí tăng cường quản lý nội dung trên các trang Facebook của họ.
Một
công văn do Cục trưởng Cục Báo chí Lưu Đình Phúc ký cách đây ít ngày viết rằng
trong thời gian qua, nhiều cơ quan báo chí trong nước đã mở fanpage trên
Facebook, nhưng lại chưa “kiểm duyệt chặt chẽ” các ý kiến bình luận. Công văn
cho rằng vì điều đó nên “một số đối tượng đã lợi dụng tuyên truyền, xuyên tạc
chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bôi nhọ uy tín, danh dự
lãnh đạo cấp cao, gây dư luận xấu trên không gian mạng”.
Thông
qua công văn, Cục Báo chí yêu cầu các cơ quan báo chí “rà soát toàn bộ hoạt động
cung cấp nội dung thông tin trên fanpage chính thức, tránh bị đối tượng xấu lợi
dụng”.
Lâu
nay, nhiều người ở Việt Nam cho rằng có một thực thế là do nhà chức trách kiểm
duyệt báo chí chặt chẽ và đôi khi có những động thái trừng phạt một số nhà báo
có những bài viết mạnh bạo, nên trong nhiều trường hợp khi báo chí muốn chỉ
trích hoặc phản đối một hành động hay chính sách nào đó của chính quyền, họ
không dám viết thẳng trong bài, mà chỉ nêu ra các hàm ý, kích thích để độc giả
phê phán, chỉ trích trong phần bình luận bên dưới bài.
Cũng
như nhiều người trong công chúng Việt Nam, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, một cựu
đại biểu Quốc hội, cho rằng việc các cơ quan báo chí có fanpage và để cho độc
giả bình luận là một cách làm báo mới, giúp mọi người thể hiện ý kiến về nội
dung bài báo hoặc về các hành động, chính sách của nhà nước. Ở chiều ngược lại,
các cơ quan báo chí khi nhận được các ý kiến độc giả sẽ rút kinh nghiệm về cách
đưa tin, viết bài, còn các cơ quan công quyền có thể hiểu được suy nghĩ, tâm lý
của một bộ phận dân chúng. Ông Thuyết lập luận rằng không cho công chúng bình
luận trên các fanpage của báo chí có thể tạo ra hiệu ứng ngược:
“Nếu
mà giả sử mình không cho người ta bình luận ở các trang fanpage của báo chí thì
người ta cũng sẽ bình luận ở trên các mạng xã hội. Người ta không phải sẽ không
bình luận. Mà như thế có thể còn bất lợi hơn”.
Vị
giáo sư từng ở cương vị Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu
niên và Nhi đồng của Quốc hội chỉ ra rằng tuy cần phải có đội ngũ quản lý
fanpage song công việc của họ chỉ nên là bảo đảm rằng các ý kiến được thể hiện
bằng ngôn ngữ đúng mực, lành mạnh chứ không phải là ngăn các ý kiến trái chiều
với nhà nước.
“Dĩ
nhiên là cái bình luận nào mà nó quá tục tĩu hoặc là nó vi phạm những quy chuẩn
về mặt đạo đức xã hội thì mình không nên đưa. Thế còn những ý kiến mà người ta
bình luận nghiêm túc, kể cả những ý kiến trái chiều theo tôi cũng không có vấn
đề gì mà mình phải lo lắng. Trong cái thời đại thông tin phát triển như hiện
nay và ở một cái xã hội dân chủ thì chúng ta cũng phải tôn trọng những dư luận
ngược chiều. […] Thế còn có những ý kiến trái chiều thì mình cũng có thể trao đổi
lại. Điều đó là bổ ích. Qua trao đổi thì có thể hai bên cùng hiểu nhau hơn. Cái
gì mà cơ quan báo chí nói chưa đúng hoặc là cái gì mà các cơ quan nhà nước hành
xử chưa đúng cũng phải rút kinh nghiệm”.
Không
lâu sau khi biết tin về công văn của Cục Báo chí đòi các cơ quan báo chí phải
tăng cường quản lý fanpage, trên các trang mạng xã hội, nhiều người cho rằng về
mặt kỹ thuật các báo, đài có thể làm được việc duyệt và xóa các lời bình luận,
nhưng điều đó chỉ góp phần làm cho đa số các fanpage của họ vốn đã buồn tẻ sẽ
càng trở nên đìu hiu hơn.
-----------------------------
B
6
thang 7 2016
Cục
Báo chí tại Việt Nam yêu cầu tăng cường quản lý nội dung fanpage Facebook của
các tòa soạn.
Công
văn 779/CBC-TTPC do Cục trưởng Cục Báo chí Lưu Đình Phúc ký nói các báo “chưa
có cơ chế kiểm duyệt chặt chẽ các ý kiến bình luận”.
Văn
bản này nói “rà soát toàn bộ hoạt động cung cấp nội dung thông tin trên fanpage
chính thức, tránh bị đối tượng xấu lợi dụng”
"Để
đảm bảo hoạt động cung cấp nội dung thông tin trên các trang fanpage của cơ
quan báo chí tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật hiện hành, Cục Báo chí
yêu cầu các cơ quan báo chí chủ động rà soát toàn bộ hoạt động cung cấp nội
dung thông tin trên fanpage chính thức, tránh bị đối tượng xấu lợi dụng,"
Văn bản này được trang
web chính thức của Bộ Thông tin - Truyền thông của Việt Nam dẫn lại.
“Dự
kiến trong thời gian tới đây, các cơ quan chức năng của Bộ Thông tin – Truyền thông
sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm đối với những trường
hợp cung cấp nội dung vi phạm trên môi trường mạng,” tờ VietnamNet tường thuật.
Nhiều
tờ báo tại Việt Nam coi Facebook là một trong những kênh tương tác quan trọng với
độc giả.
Hôm
7/6, fanpage chính thức của báo Thanh Niên, một trong những tờ báo lớn tại Việt
Nam bất ngờ đóng cửa. Khi ấy, fanpage này có hơn 1,1 triệu lượt người thích.
'Không
chấp nhận phản biện'
Trả
lời BBC Tiếng Việt từ Thành phố Hồ Chí Minh, luật sư Phạm Công Út nhận định:
“Hình thức mở trang fanpage bằng trang mạng Facebook ở VN có hấp dẫn người ta
vào đọc và bình luận hay không thì theo tôi, có thể dựa vào các tiêu chí là
trang đó phải hay, đáng tin cậy, được nhiều người ưa thích và đặc biệt tôn trọng
ý kiến bình luận của các thành viên tham gia trang Fanpage đó, nhất là những ý
kiến khác biệt với chủ đề mà trang đó đưa ra trong một status [nội dung đăng tải]”.
“Càng nhiều tranh luận
thì bài viết nào đó của một trang fanpage sẽ hấp dẫn dẫn hơn, đa chiều hơn, có
thể làm sáng tỏ nhiều góc nhìn về một sự kiện hơn,” Vị luật sư từ Đoàn Luật sư
Thành phố Hồ Chí Minh nói.
“Công văn số 779 chỉ
điều chỉnh đối với chủ thể là các trang fanpage của các trang báo mạng chứ
không điều chỉnh những người sử dụng tài khoản Facebook."
"Do đó, nếu một
trang fanpage nào đó tự ý xóa bỏ bình luận hoặc ngăn nhận các thành viên có
quan điểm khác biệt thì có thể trang fanpage đó chỉ còn lại những thành viên
“ngoan ngoãn”, không chấp nhận phản biện, dẫn đến sự quyến rũ, hấp dẫn bị mất
đi và không lâu sau sẽ trở thành một trang chết, vì chẳng mấy ai viếng thăm.”
“Những người thích phản
biện, thích nói ngược hay thích thể hiện mình thì sẽ tìm đến những trang
fanpage nào đó thoáng hơn, tôn trọng ý kiến của các thành viên hơn để tham gia
mà không phải là trang fanpage của báo mạng trong nước. Và như thế thì quyền tự
do ngôn luận và tương tác của người ta vẫn không vì thế mà mất đi mà nó chỉ
chuyển từ nơi này sang nơi khác mà thôi.
'Giết
chết sự hấp dẫn'
Luật
sư Út lấy ví dụ từ một câu chuyện:
“Để băng qua một con đường, người đi bộ nơi
đó thường bị tai nạn giao thông, chính quyền không quản lý xuể đành phải trồng
thảm cỏ phân cách và để bảng “Cấm đi lên cỏ”.
Vì nhu cầu qua đường,
người ta vẫn phải bước lên thảm cỏ thành một con đường mòn để băng qua đường.Tai
nạn giao thông vẫn xảy ra nên chính quyền phải làm một con lươn bằng bê tông
ngăn cách có chiều cao và để bảng cấm người đi bộ băng qua đường.
Nhưng vì nhu cầu qua
đường, người ta vẫn phải mạo hiểm trèo qua con lươn bằng bê tông để băng qua đường.
Tai nạn giao thông vẫn xảy ra nên cuối cùng chính quyền phải làm một cầu bộ
hành cho người đi bộ băng qua đường. Lúc ấy thì không còn tai nạn nữa"
"Quyền tự do
ngôn luận cũng là một nhu cầu không thể cấm đoán được như vậy. Nhà nước cũng phải
tạo diễn đàn cho người dân biểu lộ suy nghĩ của mình, nếu cấm thì họ vẫn sẽ tìm
cách… vượt tường lửa bằng cách vào các fanpage từ hải ngoại để thỏa mãn nhu cầu
“ăn nói” của mình mà thôi.”
Khi
được hỏi liệu đưa ra một công văn như vậy, mà các báo phải xử lý đến hàng triệu
tương tác mỗi ngày thì sự quản lý có thực hiện được không, luật sư Công Út nói:
“Tất nhiên đó là điều không thể quản lý hết, nhưng chỉ khi nào gặp sự cố như vô
tình hoặc cố ý “tạo điểm nóng dư luận” thì lúc ấy fanpage ấy có thể sẽ bị thanh
tra, kiểm tra, đình bản, rút thẻ nhà báo, cách chức nếu là ban biên tập của tờ
báo đó… Mà chuyện này gần đây đã xảy ra với vài nhà báo trong nước rồi”.
Nhận
định về việc áp dụng công văn này, luật sư Út cho biết: “Công văn này không phải là một văn bản quy phạm pháp luật, nhưng mang
tính mệnh lệnh và phục tùng của cơ quan chuyên ngành mà các tờ báo trong nước
phải chịu sự quản lý và phải chịu các chế tài bằng các hình phạt tiền, phạt
đình bản… áp dụng cho các “quan báo” nên tôi nghĩ là cũng sẽ phải khả thi
thôi."
"Nhưng công văn
này sẽ góp phần giết chết sự hấp dẫn của các tờ báo trong nước, nhất là đối với
lượng độc giả không nhỏ có sử dụng trang mạng Facebook,” Luật sư Công Út nhận
định.
No comments:
Post a Comment