Saturday, April 9, 2016

VỤ PANAMA PAPERS : CÓ BAO NHIÊU NGƯỜI VIỆT BỊ LỘ ? (VFPress)





VFPress
08/04/2016

Các chính phủ trên khắp thế giới ngày 4/4 đã bắt đầu tiến hành điều tra nghi vấn một loạt nhân vật giàu có và quyền lực có hành vi che giấu tài sản ở nước ngoài. Các cuộc điều tra này diễn ra sau khi Hội Nhà báo điều tra Quốc tế (ICIJ) công bố một vụ rò rỉ tài liệu mật khổng lồ từ một công ty luật ở Panama.

Trong vụ rò rỉ tài liệu được xem là lớn nhất và gây chấn động nhất từ trước đến nay trên thế giới, ICIJ nói rằng số liệu kéo dài suốt 4 thập niên đã cho thấy hoạt động thành lập các công ty vỏ bọc (shell company) ở nước ngoài để giúp các nhân vật có tiền và có quyền che giấu tài sản nhằm rửa tiềntrốn thuế.

Được ICIJ gọi là “Panama Papers” (tạm dịch: “Tài liệu Panama”), những tài liệu này cho thấy sự dàn xếp tài chính liên quan đến hàng chục nhà cựu lãnh đạo và đương kim lãnh đạo nhiều quốc gia trên thế giới. Trong đó, bạn bè của Tổng thống Nga Vladimir Putin, họ hàng của Chủ tịch Trung Quốc, Thủ tướng Anh, Iceland và Pakistan, Tổng thống Ukraine… bị cáo buộc có liên quan.

Theo hãng tin Reuters, việc giữ tài sản trong một công ty ở nước ngoài không phải là điều bất hợp pháp, nhưng các nhà báo phát hiện được những tài liệu rò rỉ nói rằng họ có thể cung cấp bằng chứng về sự che giấu tài sản để trốn thuế, rửa tiền, tránh lệnh trừng phạt, buôn bán ma túy hay các hành vi tội ác khác.

Những nhân vật hàng đầu được ICIJ nêu tên đã phản ứng trước loạt bài báo của nhóm nhà báo này về Panama Papers bằng cách phủ nhận hoặc im lặng. Trong khi đó, các công tố viên và cơ quan giám sát bắt đầu công tác điều tra bằng cách rà soát các bài viết của ICIJ.

Xem thêm tin tức tại đây:
http://tintuc.vfpress.vn/?s=Panama&cat=0

Việt Nam có bao nhiêu người bị lộ tên?


Toàn bộ danh sách người đăng ký tại Việt Nam
Officers & Master Clients (104)
Offshore Entities (12)
Listed Addresses (96)

Theo danh sách thống kê ở đây,
http://offshoreleaks.icij.org/search?country=VM&q=&ppl=on&ent=on&adr=on

Bạn có thể tải toàn bộ data tại đây:
http://offshoreleaks.icij.org/about/download


------------

Chuyên gia Kinh tế Giang Lê (Úc) có một stt khá hay:

Tường thuật vụ Panama Papers rất nhiều báo VN, cả những tờ báo lớn như TBKTSG, Tuổi Trẻ, BBC Tiếng Việt, có một số chi tiết không chính xác. Tôi xin làm rõ một số điểm.

Thứ nhất 11.5 triệu tài liệu của Mossack Fonseca (MF) bị rò rỉ không phải là "chứng từ thuế" hay "tài liệu trốn thuế" dù rất có thể một phần lớn số tài liệu đó liên quan đến hành vi này. Thực chất đây là các tài liệu nội bộ của MF liên quan đến các dịch vụ công ty này cung cấp cho khách hàng (sẽ viết thêm bên dưới).

Thứ hai những tài sản mà khách hàng của MF chuyển ra các tax havens(*) không nhất thiết là tiền bẩn (buôn lậu, tham nhũng...), chưa có quốc gia nào cấm hành động mở offshore/shell company ở nước ngoài để quản lý tài sản. Rất nhiều quĩ đầu tư, cả ở VN lẫn trên thế giới, sử dụng offshore company làm pháp nhân cho số tiền họ quản lý. Nhiều cá nhân giầu có (high net worth individual) cũng có offshore account vì những lý do cá nhân hoàn toàn hợp pháp không liên quan gì đến trốn thuế hay rửa tiền.

Thứ ba, dịch vụ mà MF cung cấp chủ yếu là giúp khách hàng mở offshore/shell company ở một jurisdiction nào đó có luật pháp ít yêu cầu về company disclosure và thường có corporate income tax bằng không (tax haven). Hai điều kiện này thường đi đôi với nhau vì nếu công ty phải đóng thuế thì sẽ phải có disclosure nhất định. Jurisdiction ở đây không bắt buộc là một quốc gia mà có thể là một bang (trong một quốc gia liên bang), vd Nevada hay Delaware ở Mỹ hay một vùng đất có mức độ tự trị nào đó, vd British Virgin Islands hay Hong Kong.

Hình thức offshore company phổ biến nhất là holding company, nghĩa là một công ty không sản xuất/kinh doanh gì mà chỉ nắm giữ cash và/hoặc các loại tài sản khác (cổ phiếu, bất động sản, private jets, yachts, fine arts...). Ít người để ý cổ phiếu Alibaba listed ở Mỹ thực ra là cổ phiếu của một shell company ở Cayman Islands, nhiều công ty TQ khác cũng sử dụng hình thức này để listed ở nước ngoài. Holding company còn có một lợi thế nữa là nó tách biệt nguồn gốc tài sản/income chảy vào/ra, do đó giúp cho các nhà cung cấp dịch vụ như MF hay các ngân hàng liên quan tránh bị liên đới (ở một mức độ nào đó) khi dòng tiền không sạch.

Thông thường một nhà cung cấp dịch vụ như MF sẽ giúp khách hàng làm thủ tục mở offshore/shell company, làm đại diện pháp lý cho công ty đó, thậm chí cử người ngồi board hay trực tiếp quản lý tài sản cho khách hàng. Trước đây các tax havens khá dễ dãi nên những công ty dịch vụ như MF thậm chí không cần proof of identity của khách hàng, cho nên tên tuổi khách hàng có thể là giả. Vài năm lại đây Mỹ và G7 ép các tax havens phải thắt chặt việc thành lập công ty nên các nhà cung cấp dịch vụ bắt đầu yêu cầu khách hàng phải gửi copy passport/driver licence. Chớ trêu là đến gần đây một nhóm phóng viên của NPR vẫn mở được một shell company ở Delaware mà chẳng cần proof of identity.

Nói như thế không có nghĩa là MF vô tội không liên quan gì đến các hành vi phạm pháp (trốn thuế, rửa tiền) của khách hàng. Một cáo buộc quan trọng của nhóm phóng viên điều tra vụ Panama Papers là MF đã giúp cho một số quốc gia/công ty/cá nhân bị Mỹ cấm vận thực hiện việc di chuyển và quản lý tài sản. Đây là criminal offence theo luật Mỹ nên rất có thể Mỹ sẽ tống đạt lệnh điều tra/bắt giữ như đã từng làm với các quan chức FIFA. Úc và New Zealand tuyên bố sẽ điều tra hành vi trốn thuế của các công dân của mình là khách hàng của MF (800 người Úc), dù chưa trực tiếp đụng đến MF nhưng rất có thể công ty này sẽ bị liên đới, báo Úc đang nói đến nhiều vụ việc mờ ám của MF mấy năm gần đây. Chắc chắn các nước (phương Tây) khác sẽ vào cuộc khi có nhiều thông tin hơn.

Trong trường hợp xấu nhất lãnh đạo MF có thể bị bắt dẫn độ về Mỹ và công ty này có thể sụp đổ. Nếu điều này xảy ra nó sẽ là nightmare cho rất nhiều khách hàng hiện hữu, nhất là những khách hàng sử dụng offshore company với mục đích đen tối. Giả sử cáo buộc của The Guardian là đúng thì làm sao Putin có thể lấy lại số tiền 2 tỷ USD khi MF sụp đổ và toàn bộ hồ sơ giấy tờ của công ty này bị công khai, lãnh đạo/nhân viên MF buộc phải cộng tác với các cơ quan pháp luật (phương Tây)? Tất nhiên không chỉ Putin, hàng trăm khách hàng "cộm cán" khác của MF sẽ rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan: mất sạch tiền vs bị vạch mặt đã tẩu tán tài sản ra ngoài trốn thuế/rửa tiền.

Với những ai thích conspiracy theory, nếu những gì các "nạn nhân" (Putin, Tập,...) cáo buộc phương Tây tung ra vụ này để bôi nhọ họ là đúng (trong khi không một người Mỹ tiếng tăm nào dính vào danh sách của MF), hãy chờ xem các chính sách của Nga/TQ đối đầu với Mỹ/phương Tây có "nhún" xuống hay không trong thời gian tới.

(*): Cám ơn bạn Phạm Vũ Lửa Hạ đã nhắc, nhiều người (trong đó có tôi) đã có lúc nhầm chữ heaven với haven. Báo chí Việt bây giờ đã nghiễm nhiên dịch "tax haven" thành "thiên đường thuế".

Nguồn: FB Giang Lê





No comments: