09/04/2016
Nói về xuất khẩu lao động
Một giám đốc người Mỹ đi làm ở
Úc, ông ta đang đi xuất khẩu lao động ở Úc. Một kỹ sư Nhật đang đi làm ở Việt
Nam, anh ta đang đi xuất khẩu lao động ở Việt Nam. Một thợ hàn người Đức đang
đi làm ở Hy Lạp, anh ta đang đi xuất khẩu lao động ở Hy Lạp.
Cụm từ ‘xuất khẩu lao động’ đã được
dùng để nói đến những người đi làm những công việc lao động tay chân ở nước
ngoài. Các tổ chức xã hội thường dùng cụm từ này song song với việc bị bộc lột,
làm việc rẻ tiền. Nhưng vấn đề là gì? Trong một nền kinh tế thị trường thì việc
lực lượng lao động và chất xám hoạt động xuyên biên giới là điều quá bình thường,
chẳng có gì để làm ầm lên cả. Đây không những là điều tất yếu mà còn là một điều
cần thiết để cạnh tranh trong một nền kinh tế toàn cầu hóa.
Nhưng đây là vấn đề với mô hình
hiện tại ở Việt Nam. Hiện tại các công ty xuất khẩu lao động — thực ra là các
công ty nhân sự, môi giới việc làm, nhưng chuyên về việc làm lao động ở nước
ngoài — đều được điều hành và quản lý bởi nhà nước. Đó là vấn đề. Vì nhà nước độc
quyền hóa quyền quản lý ngành môi giới việc làm nên mới dẫn đến những tình trạng
sau đây:
– Người đi làm muốn hợp đồng phải
ứng tiền, thường 100-200 triệu, như tiền môi giới. Đây là một điều vô cùng vô
lý. Nếu là các công ty tư nhân, mô hình tư nhân thì các doanh nghiệp sẽ cạnh
tranh để tuyển lao động thì làm gì có cái phí “xin việc” này? Cái này chỉ tồn tại
được vì chính phủ đang độc quyền hóa việc giới thiệu lao động quốc tế.
– Các doanh nghiệp nước ngoài muốn
tuyển lao động phải thông qua các doanh nghiệp giới thiệu việc làm của nhà nước.
Điều này vô lý nữa. Nếu bạn ở Châu Âu, Mỹ và lên những trang web việc làm thì sẽ
luôn có những mục tuyển dụng việc làm quốc tế. Quá trình tuyển dụng đều chuyên
nghiệp, chẳng ai phải trả phí cho ai. Nếu bạn thông qua một công ty nhân sự,
thường dành cho việc tuyển chọn giám đốc thì người trả phí môi giới này thường
là doanh nghiệp. Người lao động chẳng phải tốn gì.
– Người lao động vì ký hợp đồng với
doanh nghiệp thông qua công ty nhà nước nên họ không hề được đàm phán quyền lợi
của mình. Họ cũng không được đi làm cho doanh nghiệp khác ngoài doanh nghiệp
mình đã ký. Điều này dẫn đến tình trạng doanh nghiệp lạm dụng người lao động.
Người lao động vì mất đi quyền đi làm ở chỗ khác nên không thể đòi hỏi quyền lời
và phúc lợi của mình như bình thường.
Đó là vấn đề với cái gọi là xuất
khẩu lao động. Nhắc lại, vấn đề là nó bị độc quyền hóa bởi doanh nghiệp nhà nước.
Nếu là doanh nghiệp tư nhân trong môi trường thị trường lao động thì sẽ chẳng
bao giờ có những việc như ở trên. Hiện tại vì có sự cấu kết giữa các doanh nghiệp
nhà nước và nhà tuyển dụng nên chẳng có cái gọi là cạnh tranh. Chính phủ mới là
vấn đề, chứ không phải xuất khẩu lao động. Tôi ủng hộ xuất khẩu lao động, mà
đáng lẽ phải gọi là làm việc xuyên biên giới, nhưng chính phủ đang cản trợ, đó
mới là vấn đề mà ít ai nói tới.
PS: Mấy bạn hoạt động xã hội muốn
chửi phải chửi cho đúng.
Ku Búa @ CAFEKUBUA.COM
No comments:
Post a Comment