Huy Bùi
Viết cho BBC từ
London
15
tháng 4 2016
Thời
gian gần đây, căng thẳng trên Biển Đông lại tiếp tục được đẩy lên khi Trung Quốc
triển khai tên lửa tại Hoàng Sa, khánh thành Hải Đăng tại đá Subi thuộc Trường
Sa.
Trong
một diễn tiến mới nhất, Trung Quốc điều nhiều máy bay chiến đấu Thẩm Dương J-11
ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Ở
chiều ngược lại, Mỹ cũng đã điều Hạm đội tàu sân bay John C. Stennis tiến hành
tuần tra tại khu vực từ nhiều tuần trước.
Bộ
trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter cho biết Mỹ đã tiến hành tuần tra chung với
Philippines.
Sau
cuộc gặp với Tổng thống Philippines Benigno Aquino, Bộ trưởng Ash Carter nói việc
tuần tra chung “sẽ góp phần vào việc duy trì an toàn và an ninh hàng hải ở khu
vực”.
Lo
ngại của cộng đồng quốc tế về một cuộc xung đột quân sự là có thật và ngày càng
rõ nét.
Bên
cạnh đó, còn một cuộc chiến khác đang diễn ra song song, đó chính là cuộc chiến
pháp lý.
Vụ
kiện của Philippines
Quyết
định của Philippines kiện Trung Quốc ra Tòa trọng tài thường trực (PCA) Liên Hiệp
Quốc ở Hague chính là sự thách thức đối với yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại
Biển Đông.
Trên
thực tế, Tòa trọng tài đã chấp thuận xem xét 7 trong số 15 luận điểm của
Phillipines và sẽ ra phán quyết trong năm 2016 này, dù Trung Quốc không chịu
tham gia phiên tòa.
Thậm
chí, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị còn cáo buộc Manila khiêu khích chính
trị và cho rằng “hành động của Manila là vô trách nhiệm với người dân
Philippines và tương lai của đất nước”.
Tuy
nhiên, Tiến sĩ Alexander L. Vuving từ Trung tâm Nghiên cứu an ninh khu vực châu
Á-Thái Bình Dương (Mỹ) nói “dù Trung Quốc cố tình tẩy chay tòa trọng tài thì
Philippines, các nước ASEAN, Mỹ, Nhật Bản, Úc và nhiều nước khác nữa cũng sẽ lấy
phán quyết của Tòa Trọng tài làm cơ sở cho lập trường và các hoạt động của họ ở
Biển Đông".
Lập
luận của Trung Quốc
Trung
Quốc Lập lập luận rằng Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển (UNCLOS) và chủ quyền
lãnh thổ dựa trên lịch sử là hai vấn đề độc lập nên Tòa trọng tài thường trực
không đủ thẩm quyền phán xét.
Tiến
sĩ Xiaoqin Shi thuộc Học viện khoa học quân sự Trung Quốc, phản ánh lập trường
của Trung Quốc khi cho rằng “tuyên bố chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa dựa
trên nền tảng Trung Quốc là quốc gia đầu tiên phát hiện, đặt tên, khám phá và
khai thác”. Bà này đồng thời dẫn chứng Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển
(UNCLOS) không bao gồm các điều khoản về chủ quyền liên quan lịch sử cũng như
vùng biển mang tính lịch sử-truyền thống.
Tuy
nhiên, thực tế chưa thể xác định Trung Quốc có phải là quốc gia đầu tiên phát
hiện hay khai thác các quần đảo ở Biển Đông hay không cũng như chưa có bằng chứng
nào về người Trung Quốc sinh sống ở hầu hết các đảo trong khối quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa.
Điểm
mâu thuẫn kế tiếp là “đường chính đoạn” cũng mới chỉ được đưa ra trong thế kỷ
20 và không có tính ổn định.
Tờ
Korea Times có bài phân tích chỉ rõ “trong các án lệ quốc tế, đường biên giới
phải có tính ổn định và dứt khoát” như vậy, nếu nói Trung Quốc chỉ tuyên bố chủ
quyền dựa trên yếu tố lịch sử cũng đã có hai mâu thuẫn.
Mâu
thuẫn thứ nhất là nếu xem “đường chín đoạn” là đường biên giới thì nói không hề
có từ xa xưa.
Mâu
thuẫn thứ hai là nếu xem “đường chín đoạn” là đường cơ sở dựa theo Công ước
Liên Hiệp Quốc về luật biển (UNCLOS) thì cũng không được vì Trung Quốc không
công nhận sự áp dụng của Công ước này trong tranh chấp Biển Đông, chưa kể nếu
áp dụng thì dựa vào các điều khoản 5,7 và 47, “đường chính đoạn” cũng không đạt
yêu cầu.
Tự
xét xử tranh chấp
Tiếp
theo việc tuyên bố không công nhận và không tham gia phiên tòa xét xử vụ kiện của
Philippines, Trung Quốc tuyên bố thành lập một Trung Tâm Luật pháp Hàng hải để
xét xử các tranh chấp chủ quyền biển.
Theo
BBC, trích lời Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trung Quốc Chu Cường nói việc
thành lập Trung tâm xét xử là “nhằm bảo vệ chủ quyền Trung Quốc, quyền hàng hải
và các lợi ích cốt lõi khác”.
Nếu
quốc tế công nhận sự phán quyết của Trung tâm xét xử thuộc Tòa án Tối cao Trung
Quốc, nghĩa là công nhận Biển Đông thuộc phạm vi lãnh thổ Trung Quốc và chỉ được
xét xử trong nội bộ quốc gia này.
Bên
cạnh đó, cũng dẫn chứng của Tiến sĩ Xiaoqin Shi nói “từ trước đến nay chưa có một
báo cáo nào về chuyện Trung Quốc cản trở quyền tự do hàng hải ở Biển Đông” để
khẳng định Trung Quốc tôn trọng quyền tự do đi lại trên biển là thiếu thuyết phục
vì chưa không có nghĩa là sẽ không bao giờ có.
Tóm lại, tình hình Biển Đông trong
tương lai phụ thuộc khá nhiều vào kết quả phiên tòa xét xử vụ kiện của
Philippines.
Tiến
sĩ Alexander L. Vuving nhận định “phán quyết của tòa trọng tài rất có thể sẽ có
lợi cho Philippines và thế giới có xu hướng đồng thuận với phán quyết đó”.
Tiến
sĩ Vulving cũng nói thêm rằng “nếu thế giới thể hiện được rằng phán quyết sẽ được
cam kết để bảo vệ 'lẽ phải' thì Trung Quốc phải suy nghĩ lại về chiến lược của
mình”.
---------------------------------
Thanh
Niên Online
08:04
AM - 13/07/2015
"Hình
dung Việt Nam trong tam giác quan hệ với Mỹ và Trung Quốc, tam giác này lại được
liên kết với nhiều đa giác quan hệ với các nước khác. Khi đó Việt Nam sẽ là một
“đỉnh” trong các đa giác và trong không gian đa chiều như thế, Việt Nam sẽ
không bị các nước lớn 'mặc cả trên lưng mình'”, PGS-TS Alexander L. Vuving phân tích.
No comments:
Post a Comment