Nhóm
phóng viên tường trình từ VN
2016-04-15
2016-04-15
Mấy
chữ hàng đa cấp hay nhân viên bán hàng đa cấp đang là cơn ác mộng của nhiều người
dân Việt Nam. Đã có không ít gia đình phải tán gia bại sản vì đa cấp. Và cơn ảo
tưởng một chốc đổi đời bằng con đường đa cấp đã khiến nhiều người rơi vào lao
đao, mất nhà cửa, mất gia đình và mất cả niềm tin, chỗ dựa bạn bè. Vậy loại
hàng đa cấp nào đã làm cho người ta trở nên thê thảm? Và đa cấp là gì? Tại sao
hàng đa cấp tại Việt Nam lại tệ hại so với cùng chủng loại tại những quốc gia
khác?
Ảo
giác tiền tỉ
Để
trả lời câu hỏi loại hàng đa cấp nào đã làm cho người ta trở nên mất phương hướng,
có lẽ nên nghe tâm sự của một bạn trẻ mà chúng tôi không tiện nêu tên, đang bán
hàng đa cấp cho một nhãn hiệu khá quen thuộc tại Việt Nam. Bạn này nói: “Vui
có, buồn có, trớ trêu cũng có. Khó khăn trong nhóm gặp nhau tâm sự cũng vui,
nhưng thỉnh thoảng cũng gặp nhiều người họ chê họ cười. Rõ ràng phải lý tưởng
chứ! Ai mà làm tốt, chọn đúng công ty làm tốt thì… Tùy theo quan điểm, em nói tốt
hoặc cũng có thể gặp người nói tốt nhưng người khác đã có ác cảm với đa cấp rồi
thì thôi…Tội là ở Việt Nam đa cấp gặp nhiều tai tiếng, ai trụ nổi thì cứ làm!”
Theo
bạn trẻ này, đa cấp là ước mơ mà nhiều người muốn đạt được, một khi đã trở
thành nhân viên đa cấp chính thức thì phía công ty mẹ sẽ mở cho đại lý một tài
khoản và số tiền mà bạn tích lũy được thông qua bán hàng sẽ được đưa vào tài
khoản. Trong đó chưa nói đến các khoản thưởng, đi du lịch đây đó và các khoản
thù lao khác. Như cá nhân bạn này, hiện nay đã có tài khoản gần ba tỉ đồng
trong tài khoản công ty. Nhưng hiện tại thì bạn vẫn chưa được rút số tiền trên
vì số lượng doanh thu của bạn chưa đủ.
Và
bạn trẻ cho biết thêm là số tiền trong tài khoản đa cấp có một ưu điểm là nếu lỡ
nhân viên bán hàng qua đời thì con cháu hoặc người thân được quyền thừa kế theo
qui định của pháp luật. Bạn này cho rằng bán hàng đa cấp, đặc biệt là thực phẩm
chức năng mà bạn đang bán là loại thần dược cứu thế giới này thoát khỏi cơn khủng
hoảng về lương thực cũng như sức khỏe.
Ngoài
niềm tin trên, bạn trẻ còn đưa ra những ý kiến khác để bảo vệ quan điểm chỉ có
đa cấp là số một và có rất nhiều cán bộ, quan chức nhà nước tham gia bán hàng
đa cấp, điều đó chứng minh đa cấp là có uy tín và đa cấp là nhóm nghề vinh dự
trong xã hội…
Sau
một lúc nghe bạn trẻ này tán về đa cấp cũng như niềm tin của bạn vào sản phẩm
đa cấp và cấp quản lý của bạn. Chúng tôi đặt câu hỏi về đời sống hiện tại của
gia đình bạn và số tiền thực nhận của bạn qua ba năm theo đuổi việc bán hàng đa
cấp.
Trầm
ngâm một lúc, bạn trẻ nói rằng tuy gia đình bạn đang lâm nợ vì cùng chia sẻ chiến
lược đa cấp của bạn và số tiền thực lãnh suốt ba năm làm đa cấp lúc trồi lúc sụt,
có quí lên mười mấy triệu đồng nhưng cũng có quí chỉ vài trăm ngàn. Nhưng bạn
buộc phải theo đuổi lý tưởng bởi vì bạn tin vào tài khoản mấy tỉ đồng mà công
ty đã lập ra cho bạn. Đến một lúc nào đó bạn sẽ nhận được.
Cùng
cảnh ngộ như bạn trẻ vừa nói trên, có rất nhiều người tham gia bán hàng đa cấp
đã bán tháo nhà cửa hoặc cầm cố tài sản để thực hiện chiến dịch thu lớn tiền tỉ.
Nghĩa là để theo đuổi và đạt được doanh số để công ty mẹ khai thông tài khoản
tiền tỉ, bắt buộc doanh thu định kỳ cũng như số lượng đại lý phải tăng vọt.
Mà
muốn được như vậy, chỉ có một cách duy nhất là bán cho đủ doanh số hằng quí.
Nghĩa là trong một quí, người bán hàng đa cấp phải mở được một số lượng đại lý,
hay nói cách khác là bán được một số sản phẩm vì mỗi khách hàng của công ty đa
cấp được nghiễm nhiên xếp vào diện đại lý nếu họ chấp nhận mua hồ sơ làm thủ tục
của một đại lý đa cấp.
Chính
vì kiểu tạo cơ hội dễ dãi như trên nên người bán hàng đa cấp sau khi bán hàng
thì sẽ mời mọc khách hàng tiếp tục làm đại lý để mở rộng hệ thống đại lý bên dưới.
Và họ có thể bỏ tiền ra để mua hồ sơ tặng cho khách hàng nếu như chỉ còn vài
khách nữa là đạt đủ doanh số, những bộ hồ sơ này mang tính chất thi đua và đối
phó doanh số.
Nhiều
trường hợp khác người bán hàng chấp nhận vay tiền, thế chấp nhà hoặc vay nóng để
mua hàng lô hàng lốc sản phẩm với những cái tên khách hàng ảo nhằm đạt doanh số
thi đua trong kỳ để rồi sau đó mới đi bán từng sản phẩm mà gỡ vốn. Họ làm vậy với
mong muốn khai thông được tài khoản tiền tỉ mà công ty đã hứa.
Và
cái giá phải trả cho cuộc chơi đầy mạo hiểm của những người bán hàng đa cấp có
lẽ không cần bàn thêm. Vấn đề cần bàn ở đây là một loại hình khác, những sản phẩm
đa cấp có tính vô hình. Liệu những sản phẩm này có đảm bảo cho người mua và người
bán ổn định tài chính hoặc tích lũy trong tương lai?
Những
sản phẩm vô hình
Một
nhân viên tư vấn bảo hiểm nhân thọ tên Trọng chia sẻ với chúng tôi: “Bảo
hiểm nhân thọ là một giải pháp để giải quyết các mục tiêu, nhu cầu về tài
chính. Thực tế thì nên gọi là tham gia thì đúng hơn vì khách hàng họ chẳng mua
sản phẩm gì cả. Về mô hình công ty thì doanh nghiệp nào cũng vậy thôi, cũng có
phân cấp từ trên xuống dưới, phân chia quyền lợi cũng vậy thôi, tất cả phụ thuộc
vào sản phẩm tiêu thụ. Trong ngành bảo hiểm nhân thọ thì là kinh doanh độc lập,
các cấp quản lý cũng vậy, họ vận dụng giống như một mô hình doanh nghiệp. Trong
giới hạn họ được phép, công ty quy định rõ ràng bằng văn bản, họ được hưởng gì,
rồi từ đó họ có trách nhiệm gì với cấp dưới.”
Theo
anh Trọng, các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ không được gọi là sản phẩm, không được
xem là món hàng mà đó là một hình thức tích lũy và đầu tư lâu dài cho người
tham gia. Và người bán bảo hiểm không phải là người bán hàng mà là nhân viên tư
vấn hay là một nhà tư vấn tài chính cho mọi gia đình.
Cung
cách của người tư vấn tài chính phải chuyên nghiệp, lịch sự, biết chia sẻ và
luôn luôn thấu hiểu những đối tượng mình đang tư vấn cũng như luôn biết lắng
nghe những trăn trở hay uẩn khúc của người tham gia bảo hiểm.
Có
thể nói rằng về mặt lý tưởng và nhiệt huyết trong công việc, các nhân viên tư vấn
bảo hiểm có thừa và họ luôn xem công việc tư vấn bảo hiểm của mình là một sứ mệnh
để chia sẻ cũng như tư vấn cho khách hàng tích lũy, làm giàu trong tương lai.
Và có vẻ như không có nhân viên bảo hiểm nào xem sản phẩm bảo hiểm nhân thọ là
một loại hàng đa cấp trong khi qui trình bán sản phẩm của bảo hiểm nhân thọ lại
là qui trình của sản phẩm đa cấp.
Tuy
nhiên, Trọng cũng bày tỏ mối lo của anh về vấn đề đồng tiền Việt Nam rất nhanh
trượt giá và hệ thống pháp luật vốn lỏng lẽo của Việt Nam dẫn đến nhiều hệ lụy
không như những gì anh tư vấn cho khách hàng.
Và
hầu hết những nhân viên tư vấn bảo hiểm nhân thọ cũng không biết rõ hoặc không
bao giờ tư vấn rõ cho người tham gia bảo hiểm về nguy cơ trượt giá đồng tiền Việt
Nam. Nói một cách cụ thể thì các gói sản phẩm bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam chỉ
có giá trị khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, tức có sự cố chết chóc, bị thương theo
đúng qui trình hợp đồng trong bảo hiểm. Ngược lại, nếu đầu tư bằng cách mua bảo
hiểm thì thua lỗ trầm trọng bởi đồng tiền trượt giá.
Nhưng
hầu hết nhân viên tư vấn bảo hiểm không bao giờ cho khách hàng biết vấn đề này.
Bởi ngay cả trong quá trình đào tạo, họ cũng được dạy những bài học về tiền lãi
lũy tiến khi đầu tư mua bảo hiểm. Và nếu như nhắc đến sự kiện bảo hiểm thì chắc
chắn khó có một nhân viên bảo hiểm nào bán được sản phẩm. Chính vì vậy mà những
người bán bảo hiểm hay bán hàng đa cấp đều có một cách nói nào đó để tô hồng
giá trị sản phẩm mặc dù biết rằng nói vậy là không thành thật!
Trọng
đã nói câu này trước khi ngừng câu chuyện về bảo hiểm nhân thọ cũng như bán
hàng đa cấp.
---------------------------------
No comments:
Post a Comment