Phỏng
vấn Bill Hayton do Young China Watchers thực hiện - Diplomat
Dịch
giả: Đỗ Kim Thêm
Posted
by adminbasam on
14/04/2016
Bài
phỏng vấn này đã được đăng trước đây trên blog cuả Young China Watchers và được
phép đăng lại ở đây. Young China Watchers là một mạng lưới toàn cầu hướng về
các chuyên gia trẻ cuả Trung Quốc, có cơ sở tại chín thành phố và tham gia vào
các vấn đề bức thiết nhất đang nổi lên tại Trung Quốc hiện nay.
Bill
Hayton là nhà báo làm việc cho BBC World News và là cộng sự viên nghiên cứu của
Chương trình Châu Á thuộc cơ quan Chatham House. Ông cũng là tác giả của The
South China Sea: The Struggle for Power in Asia, (Biển Đông: Cuộc đấu
tranh giành quyền lực ở châu Á). Tác phẩm này được hai tạp chí The
Economist và Foreign Affairs liệt kê thuộc vào loại tác phẩm trong năm 2014. Gần
đây, Benjamin Herscovitch thuộc Young China Watchers có nói chuyện với Hayton về
tranh chấp Biển Đông, các biến động mới xảy ra và những gì mong đợi trong thời
gian còn lại của năm 2016.
***
Ông
bắt đầu viết về Biển Đông: Cuộc đấu tranh giành quyền lực ở châu Á trong năm
2011. Điều gì đã thôi thúc ông đi sâu vào sự phức tạp của việc tranh chấp tại
Biển Đông ?
Tôi
đã viết một cuốn sách về Việt Nam và đang tìm một chủ đề khác. Trong năm 2011,
Trung Quốc cắt các dây cáp của một số tàu khảo sát địa chấn, và đột nhiên cuộc
tranh chấp Biển Đông bắt đầu thành vấn đề thời sự. Tôi nhận ra rằng cần có một
cuốn sách để giải thích về các tranh chấp cho độc giả trung bình. Tôi nghĩ rằng
nó sẽ không phải quá dài vì đã có nhiều người viết về tranh chấp Biển Đông.
Càng đọc các tài liệu hiện có, tôi càng nhận ra rằng không đáng tin cậy. Các
tài liệu tham khảo tương tự đã được sử dụng, nhưng chưa ai thực sự kiểm chứng.
Thường thì khi ông tìm xem lại các nguyên tác, các tài liệu này bị phân tán;
tài liệu chỉ khẳng định hoặc là các bài báo có trích dẫn các nhận định. Vì vậy,
phải mất một thời gian khá dài để truy ra các bằng chứng và đúc kết thành sách.
*
Cuốn
sách của ông kể lại một thời điểm đáng kể về sự hợp tác trong năm 2005 giữa
Trung Quốc và Philippines, khi hai đối thủ vê lãnh thổ tham gia vào
một Toán Công tác Phối Hợp về Nghiên cứu Địa chấn (Joint Marine Seismic
Undertaking, JMSU) nhằm đánh giá về trữ lượng dầu để khai thác chung. Có gì sai
trái trong vấn đề này? Tại sao Trung Quốc và Philippines – cũng như các nước
khác đang có yêu sách – không cùng nhau phát triển về việc đánh cá, khí thiên
nhiên và trữ lượng khí đốt tự nhiên cho Biển Đông một cách có ý nghĩa hơn?
JMSU
là kết quả của một sự liên kết đặc biệt của các lợi ích trong nước ở
Philippines. Cuối cùng, JMSU đã tạo ra tranh cãi trong rộng khắp ở Philippines
nên không đạt được vì các thương thảo dị biệt. Có hàng loạt các cáo buộc hối lộ
và tham nhũng, và do đó, JMSU đã trở thành một loại thiệt hại liên đới. Thỏa
thuận này đã hết hạn và không có ai ở Philippines muốn thúc đẩy để tái tục. Thật
là khó có thể làm lại một lần nữa.
Phát
triển phối hợp là khả thi nếu ông đồng ý rằng phía đối tác có một yêu sách hợp
pháp hoặc có thể có quyền khiếu nại chính đáng. Vấn đề ở Biển Đông là người
Trung Quốc chỉ muốn phát triển chung trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia
khác. Ví dụ nếu như họ chuẩn bị để nói rằng toàn bộ con đường chín đoạn là một
khu vực phát triển chung cho đến bờ biển của Hải Nam, rồi thì Philippines và Việt
Nam có thể tham gia. Nhưng khi Trung Quốc đàm phán về việc phát triển chung, họ
chỉ đề cập đến các khu vực ngoài khơi bờ biển Việt Nam hoặc Philippines
*
Trung
Quốc và Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã ký Tuyên bố về Cách Ứng xử ở
Biển Đông (DOC) vào năm 2002, nhưng việc thiết lập một Bộ Quy tắc Ứng xử chính
thức có vẻ như còn xa vời hơn bao giờ hết. Những trở ngại lớn nhất để hợp thức
hóa một Bộ Quy tắc Ứng xử là gì?
Đàm
phán về một Bộ Quy tắc Ứng xử tốt hơn là không đàm phán về vấn đề này, nhưng
tôi nghĩ rằng một thỏa thuận như vậy là hoàn toàn đại bại. Vấn đề là một Bộ Quy
tắc Ứng xử được giải đoán là kiểm soát hành vi của các quốc gia có yêu sách
khác nhau. Nhưng liệu là Trung Quốc sẵn lòng có hành vi thuận theo như thỏa thuận
với các quốc gia ASEAN có yêu sách không? Không có gì chắc. Liệu có bất kỳ điểm
nào trong các quốc gia ASEAN có yêu sách ký kết mà không kiểm soát hành vi của
Trung Quốc? Chuyện không thực.
Tất
cả các quốc gia trên Biển Đông đang khiếu nại, ở một mức độ nào đó, xây dựng
các hòn đảo nhân tạo hoặc đánh bắt cá ở vùng biển còn tranh chấp. Có rất nhiều
các hoạt động này dừng lại trong số các quốc gia ASEAN có yêu sách phù hợp với
Bộ Quy tắc Ứng xử (DOC) trong năm 2002. Kể từ đó, trong một vài trường hợp, người
Việt đã mở rộng đảo của họ, nhưng họ đã không làm bất cứ điều gì gọi là bi đát
như người Trung Quốc. Bộ Quy tắc Ứng xử (DOC) bảo đảm các nuớc thuộc ASEAN có
yêu sách tuyên bố rằng họ sẽ không nỗ lực và đánh đuổi nhau ra khỏi các đảo mà
họ chiếm đóng. Nếu Trung Quốc tham gia ở điểm này, thì tranh chấp Biển Đông được
giải quyết phần nào. Tất nhiên, vấn đề là Trung Quốc nhận ra sự việc với niềm
tin rằng họ là chủ sở hữu hợp pháp của tất cả các hòn đảo trên biển và do đó họ
sẽ không tham gia ký kết vào một thỏa ước như vậy.
*
Manila,
Hà Nội, các thủ đô khác trong khu vực và Washington đã phản đối mạnh mẽ về các
quy mô và tốc độ cuả việc xây dựng các hòn đảo nhân tạo ở Biển Đông, trong đó
bao gồm hơn 1.100 ha đất đang tranh chấp và đường băng có khả năng làm chổ cho
các phi cơ oanh tạc viễn liên của Trung Quốc. Các hoạt động cải tạo đất của
Trung Quốc tác động đến tình hình an ninh khu vực như thế nào, và theo họ thì
các mục tiêu chiến lược dài hạn là gì?
Theo
quan điểm của Trung Quốc, đây không phải là hành động tấn công. Người Trung Quốc
tin rằng họ là chủ sở hữu hợp pháp của tất cả mọi thứ trong đường chín đoạn. Do
đó, các hoạt động này được coi là hợp pháp và thực sự về bảo vệ các quyền lợi
cuả Trung Quốc. Tranh giành đất đai cuả Trung Quốc được coi là một biện pháp
phòng thủ để giữ cho lực lượng hải quân nước ngoài ra xa khỏi bờ biển Trung Quốc.
Đó cũng được xem như là một phương tiện phóng chiếu quyền lực xuống tới eo biển
Malacca và bảo vệ các tuyến đường thương mại cuả Trung Quốc. Cuối cùng, đó cũng
được xem như là một cách để bảo vệ các nguồn tài nguyên dầu và cá cuả Trung Quốc
ở Biển Đông.
Theo
quan điểm của Malaysia, Philippines và Việt Nam, đây là những động thái tấn
công cao độ. Dù vậy, Trung Quốc dường như không có khả năng để thấy quan điểm của
các nước khác. Gần đây, có một đoàn đại biểu thuộc một trung tâm nghiên cứu ngoại
giao của Đảng Cộng Sản, đó là Trung tâm Nghiên cứu các Vấn đề Đương đại của Thế
giới cuả Trung Quốc ở Luân Đôn. Khi tôi gợi ý cho họ rằng có người khác có thể
có một quan điểm khác về vùng Biển Đông, họ đã không quan tâm. Quan điểm cuả họ
là: “Đây là vị thế của chúng tôi. Quan điểm cuả chúng tôi là đúng, và cuả tất cả
mọi người khác là sai.” Một thái độ như vậy rõ ràng là sẽ gây ra nhiều vấn đề.
*
Gần
đây, Hoa Kỳ và Úc biểu hiện quyền tự do trong không gian và trên biển thuộc các
hoạt động hàng hải (FONOPs) gần các vùng do Trung Quốc kiểm soát ở Biển Đông,
trong khi Nhật Bản đã nêu lên sự tham gia cuả mình. Với những hoạt động hàng hải
thuộc FONOPs làm chậm lại hoặc sẽ ngừng việc mở rộng các gia tăng kiểm soát của
Trung Quốc trên vùng biển tranh chấp ?
Điều
quan trọng cần lưu ý rằng Trung Quốc đã không chiếm đóng lãnh thổ mới với việc
cải tạo đất. Trung Quốc đang xây dựng trên các rạn san hô mà họ chiếm từ
năm 1994. Chúng ta đã nhìn thấy sự kết thúc cuả giai đoạn xây dựng đảo – bây giờ
họ đang hoàn thành đường băng, bến cảng, và các cơ sở khác. Thực ra, không có
gì khác mà họ có thể xây dựng, ngoài một số khu vực trống và nhỏ gần nơi mà họ
đang xây dựng. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn có một đạo luật quốc nội, mà hầu hết
các lời giải thích đều cho rằng luật này không phù hợp với Công ước Liên Hiệp
Quốc về Luật Biển (UNCLOS), vì luật này nói rằng các tàu chiến nước ngoài phải
xin phép trước khi đi vào vùng lãnh hải của Trung Quốc. Hoa Kỳ bác bỏ quan điểm
này cuả Trung Quốc và sẽ tiếp tục tiến hành theo cách cuả FONOPs nhằm thách thức
Trung Quốc .
Tuy
nhiên, những nỗ lực của Hoa Kỳ để thách thức các yêu sách của Trung Quốc ở Biển
Đông dường như làm cho âu lo nhiều hơn. Xung quanh quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc
đã tuyên bố những gì được gọi là đường cơ sở – về cơ bản nó đã được vẽ một
đường xung quanh quần đảo này và tuyên bố tất cả mọi thứ bên trong đường này là
thuộc về lãnh hải của Trung Quốc. Đó là hoàn toàn đi ngược lại UNCLOS. Cách duy
nhất Hoa Kỳ có thể thách thức yêu sách này là cho tàu bè đi vào vào ngay giữa
khu vực này và thực hiện các hoạt động chống lại với việc quá cảnh vô tội trong
vùng lãnh hải của một quốc gia khác. Ví dụ như tàu chiến của Hoa Kỳ phải mờ cho
hệ thống vũ khí của họ hoạt động hoặc cho khởi động các máy bay trực thăng. Điều
này làm tăng các thủ đoạn nguy hiểm đáng kể, đặt ra một nguy cơ thực sự vì cảm
nhận là đang bị đe dọa. Trên thực tế, Hoa Kỳ chỉ đơn giản thử nói là: “Đây là
những gì Luật Biển quy định rằng chúng tôi có thể làm, và chúng tôi sẽ dựa vào
luật pháp.” Nhưng Bắc Kinh chỉ có thể thấy mối đe dọa biểu kiến của một
tàu chiến Hoa Kỳ khi mở ra các hệ thống vũ khí để ứng chi ến trong vùng lân cận
của một căn cứ quân sự Trung Quốc.
*
Ông
tiên đoán gì về việc mở rộng các tranh chấp Biển Đông trong năm 2016? Liệu
Trung Quốc có khả năng thay đổi chính sách cuả họ về Biển Đông không?
Chính
phủ Trung Quốc không muốn trở thành một chủ đề chính của cuộc tranh luận trong
chiến dịch tranh cử tổng thống Hoa Kỳ, vì vậy có lợi thế là Bắc Kinh sẽ cố gắng
và giữ cho mọi thứ yên tĩnh ở vùng biển Đông trong năm 2016. Tuy nhiên, tình
hình có thể nóng lên từ tháng Sáu, với kết quả dự kiến của vụ án tại Tòa án
Trọng tài Thường trực giữa Philippines và Trung Quốc. Cơ hội tiếp theo cho sự
leo thang có thể là ngay sau khi một vài tuần sau khi Tổng thống Hoa Kỳ mới nhậm
chức. Đầu năm 2001, ngay sau khi George W. Bush nhậm chức, đã có sự cố EP-3
ngoài khơi đảo Hải Nam nơi máy bay Trung Quốc cố tình thách thức một máy bay do
thám của Hoa Kỳ. Vào tháng 3 năm 2009, khá lâu sau khi Tổng thống Obama đã nhậm
chức, đã có sự cố khác – lại là một thách thức cố ý đến các hoạt động của Hoa Kỳ
trong vùng biển Đông. Vì vậy, có thể có một kịch bản xảy ra trong tháng Giêng
năm 2017, sau khi vị tổng thống kế nhiệm nhậm chức. Trung Quốc có thể dàn dựng
một sự cố khác ở Biển Đông với một con tàu hoặc máy bay của Hoa Kỳ.
____
Nguyên
tác: The South China Sea Disputes: Past, Present, and Future –
An interview with Bill Hayton, author of The South China Sea: The Struggle
for Power in Asia.
No comments:
Post a Comment