Tác giả: Joshua Philipp, Epoch Times
Dịch giả: Phạm Duy
21 Tháng Tư , 2016
.
Một trong 7 chiếc tàu đánh cá đã bị cho nổ
tung bởi chính quyền Indonesia tại Batam, thuộc tỉnh Riau Kepulauan
vào ngày 22 tháng 2 năm 2016. Indonesia đã phá hủy 23 tàu đánh cá sau một tranh
chấp trên biển gần đây với chính quyền Trung Quốc. (Sei Ratifa / AFP / Getty
Images)
Lực lượng
bảo vệ bờ biển của Argentina đã chạm trán với một tàu đánh cá bất hợp pháp của
Trung Quốc trong lãnh hải của mình vào giữa tháng 3. Những kẻ đánh bắt trộm người
Trung Quốc đã phớt lờ các cuộc gọi loa và bắn cảnh báo nhiều lần, và họ đã tìm
cách đâm vào tàu của Argentina.
Cuối
cùng, lực lượng bảo vệ bờ biển Argentina đã làm những gì mà ít nước nào dám
làm. Theo tờ Bưu điện New York, họ đã bắn
đạn vào thân tàu cá [Trung Quốc]. Họ đã cứu 4 thành viên thủy thủ
[Trung Quốc] từ con tàu đang chìm, trong khi những những người còn lại của toàn
bộ đoàn thủy thủ gồm 28 người, đã được vớt lên bởi một con tàu đánh cá Trung Quốc
khác ở gần đó.
Chính
quyền Trung Quốc đã bày tỏ sự phẫn nộ trước vụ việc, nhưng Argentina đã không
chùn bước, và bằng cách làm như vậy, họ có thể thiết lập một tiền lệ mà các quốc
gia khác có thể áp dụng khi phải đối mặt với sự hiếu chiến của Trung Quốc trong
các tranh chấp hàng hải.
Indonesia
đã sớm sử dụng một cách tiếp cận cứng rắn trước sự gây hấn của Trung Quốc. Các
nhà chức trách Indonesia đã bắt giữ một ngư dân Trung Quốc vào ngày 19 tháng 3 ở
biển Natuna, gần quần đảo Natuna của Indonesia, và đã lai dắt chiếc thuyền cá
Trung Quốc.
Sau đó,
một con tàu bảo vệ bờ biển của Trung Quốc đã đâm vào chiếc thuyền cá bị lai dắt,
giải thoát nó khỏi chiếc tàu của Indonesia, theo tờ Bưu điện Jakarta.
Đó không phải là điều bất thường đối với chính quyền Indonesia khi bắt giữ những ngư dân nước ngoài đánh bắt cá trộm trong vùng biển của mình, nhưng chiếc tàu bảo vệ bờ biển của Trung Quốc đã can thiệp vào vụ bắt giữ, và đã đẩy vụ việc vượt qua giới hạn thông thường.
Các nhà
chức trách Indonesia đã bỏ ngoài tai những cáo buộc của Trung Quốc về vụ
việc, và vào ngày 21 tháng 3, Bộ trưởng Hàng hải và Thủy sản Indonesia Susi
Pudjiastuti đã thông báo rằng văn phòng của bà sẽ triệu tập đại sứ Trung Quốc tại
Indonesia, và yêu cầu một lời giải thích.
Chính
quyền Trung Quốc có thể đã tình cờ lôi kéo Indonesia vào cuộc xung đột Biển
Đông (South China Sea), nơi mà Indonesia đã ít quan tâm trước sự việc – và phản
ứng của họ là nhanh chóng.
Ngày 31
tháng 3, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia cho biết họ sẽ triển khai các máy bay
chiến đấu F-16 do Mỹ chế tạo trên quần đảo Natuna – gần nơi mà sự tấn công bất
ngờ của tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc đã diễn ra để chống lại cái mà ông gọi là
“những kẻ trộm”, theo Bloomberg.
Một vài
ngày sau đó, Indonesia đã thông báo sẽ triển khai hệ thống phòng không trên quần
đảo Natuna, cùng với 4 đơn vị đặc biệt để điều khiển hệ thống thống phòng không
Oerlikon Skyshield do Đức chế tạo, theo [Trung tâm nghiên cứu quân dự IHS Jane
.
Sau đó,
vào ngày 5 tháng 4, trong một động thái mang tính tượng trưng, Indonesia đã phá
hủy 23 tàu nước ngoài đánh bắt trộm cá – một hành động cũng không phải là bất
thường đối với họ, nhưng thời điểm đã thu hút sự chú ý. Bộ trưởng Hàng hải và
Thủy sản Indonesia Susi Pudjiastuti nói “Tôi rất ấn tượng và ca ngợi bộ máy thực
thi pháp luật của Trung Quốc. Tôi hy vọng họ cũng sẽ tôn trọng luật pháp của
Indonesia”, theo Tạp chí ‘The Diplomat.
‘Phản
ứng hiếm hoi’ của Việt Nam
Sau sự
cố ban đầu giữa Trung Quốc và Indonesia, Việt Nam cũng đã có những phản ứng đầu
tiên [với sự xâm phạm lãnh hải của Trung Quốc].
Ngày 31
tháng 3, bảo vệ bờ biển của Việt Nam đã bắt giữ một tàu tiếp nhiên liệu của
Trung Quốc, thâm nhập bất hợp pháp lãnh hải của mình.
Như tờ
Nikkei đã báo cáo, vào ngày 3 tháng 4, vụ việc đó là “một động thái hiếm hoi của
chính quyền Việt Nam đối với một tàu của Trung Quốc”. Thuyền trưởng tàu Trung
Quốc được cho rằng đã thừa nhận sự xâm nhập [lãnh hải Việt Nam] của mình, và
cho biết tàu của ông đang chở nhiên liệu cho các tàu đánh cá Trung Quốc, hoạt động
trong lãnh thổ Việt Nam.
Trong
khi không thể nói chắc chắn rằng một hành động [của một nước] đã thôi thúc cho
những những hành động [của các nước khác], [và] sự lựa chọn đúng lúc để ‘đứng
thành hàng ngũ’, sự cố với Việt Nam nói riêng cho thấy một cấp độ mới của sự
táo bạo và cả gan [của chính quyền Việt Nam] đứng lên chống lại sự xâm nhập của
Trung Quốc.
[Tờ
báo] Zeor Hedge đã lưu ý rằng việc Việt Nam bắt giữ tàu cá Trung Quốc là “sự
leo thang [về tranh chấp] lãnh thổ lớn nhất giữa hai nước kể từ năm 2014 khi mà
Trung Quốc đã kéo một giàn khoan dầu tới vùng biển tranh chấp ở Biển Đông vào
năm 2014, gây ra các vụ đâm vào tàu nguy hiểm và những cuộc bạo loạn chống
Trung Quốc ở Việt Nam”.
Nếu một
cách tiếp cận mới không khoan nhượng đã thực sự phát triển giữa các nước đấu
tranh chống lại Trung Quốc, nó có thể mang lại một kết thúc có hiệu quả đối với
chiến lược hiện nay của Trung Quốc hòng chiếm đoạt lãnh thổ ở Biển Đông.
Một
lỗ hổng trong chiến lược của Trung Quốc
Đảng Cộng
sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thực hiện 2 chiến lược để độc chiếm Biển Đông – một là
chiến lược tuyên truyền và hai là chiến lược về quân sự.
Về chiến
lược tuyên truyền, ĐCSTQ đang sử dụng cái gọi là “Tam chiến” hay “Ba cuộc chiến”
(Three Warfares). Đó là chiến tranh pháp lý, chiến tranh tâm lý, và chiến tranh
truyền thông. Về cơ bản nó có nghĩa là Trung Quốc cáo buộc những nước khác gây
hấn, và tiếp tục lặp lại luận điệu rằng họ có quyền hợp pháp để chiếm đóng khu
vực bằng vũ lực.
Ông
Dean Cheng thuộc [tổ chức nghiên cứu] Heritage Foundation đã giải thích chiến
thuật [của Trung Quốc] trong một báo cáo ngày 21 tháng 5 năm 2012. Về các yếu tố
chiến tranh pháp lý, ông Cheng viết “chiến tranh pháp lý, về cơ bản bao gồm “lập
luận rằng một bên đang tuân thủ luật pháp và chỉ trích bên kia vi phạm pháp luật,
và biện minh cho chính bên đó trong những trường hợp cũng có những hành vi vi
phạm pháp luật”.
Về chiến
lược quân sự, ĐCSTQ đang sử dụng những gì mà các tướng lĩnh Trung Quốc gọi là
“Chiến lược cải bắp”, theo đó họ ‘bao trùm một khu vực bằng từng lớp từng lớp
[các loại tàu của Trung Quốc]. Trên thực tế, nó tương tự như “chiến lược lát cắt
xúc xích” (Salami-slicing strategy) của Liên Xô cũ.
Là một
phần của chiến lược [cải bắp], đầu tiên ĐCSTQ cử đến các tàu đánh cá, sau đó
dùng phao đánh dấu khu vực đánh cá, sau đó sử dụng tàu bảo vệ bờ biển để bảo vệ
các tàu đánh cá, sau đó [xây dựng] cơ sở hạ tầng để hỗ trợ các hoạt động, và
sau đó họ tạo thành một vành đai phòng thủ để ngăn cản các tàu nước ngoài ra
vào.
Chiến
lược này được thiết kế để lộ ra từ từ trong khi tỏ ra càng ôn hòa càng tốt. Nó
tương tự như trường hợp con ếch ngồi trong nước sôi nơi mà nước được đun nóng dần
dần để con ếch không nhận ra được – cho đến khi quá muộn.
Những
chiến lược này có hiệu quả tốt đối với những nước tuân thủ chặt chẽ luật pháp
quốc tế và tránh các hành động quyết liệt, nhưng cả hai chiến lược đó đều có những
sai lầm quan trọng chứa đựng ở bên trong.
Chiến
thuật tuyên truyền của ĐCSTQ nhằm bảo vệ và cố gắng khẳng định chiến lược hàng
hải của mình. Nếu hệ thống tuyên truyền bị thất bại, thì khía cạnh hàng hải sẽ
bị rơi mặt nạ về tính hợp pháp của mình, và nó chỉ trông giống như một nước xâm
chiếm lãnh thổ của một nước khác.
Hệ thống
tuyên truyền của Trung Quốc thông thường có thể theo kịp, nhưng họ chỉ làm việc
hiệu quả khi mà chỉ có một vài sự cố để đối phó lại, và khi đối phương của họ
không phản ứng lại quá mạnh hoặc không đáp trả quá cứng rắn đối với tuyên truyền
của họ.
Điều trớ
trêu thực sự đối với cố gắng chiếm đoạt Biển Đông của ĐCSTQ là nó vô tình khiến
cho các quốc gia khác trong khu vực – thậm chí nhiều nước trong lịch sử chưa từng
phát triển quan hệ tốt – tạo ra một liên minh chống Trung Quốc.
Những sự việc gần đây đã khiến cho tình hình xấu đi đến mức độ mà các chiến lược của Trung Quốc có thể không có khả năng chống đỡ được. Những đối thủ của Trung Quốc không còn chơi ‘các trò chơi yếu đuối’, và nếu Trung Quốc không muốn từ bỏ, cái giá phải trả có lẽ sẽ sớm trở nên quá cao.
No comments:
Post a Comment