Phạm Khánh Chương
Posted
by adminbasam on
24/04/2016
41 năm
tha hương là 41 năm người Việt tỵ nạn Cộng sản nỗ lực không ngừng, không chỉ ở
Úc Châu mà khắp nơi trên thế giới. 41 năm đủ dài để cùng nhìn lại mình và nhìn
lại quê hương.
“Bơ vơ,
ngơ ngác, sợ hãi” là những từ ngữ để mô tả người Việt tỵ nạn thế hệ thứ nhất,
thế hệ cha anh, khi lần đầu đặt chân đến Úc. Nhưng họ đã vượt qua tất cả, cũng
như họ đã vượt qua những cơn sóng dữ dội phũ kín con tàu, những tiếng gào thét
mạn rợ của bọn hải tặc, những xác người thân trôi xa dần trên biển, nhưng trên
hết, họ vượt qua được số phận bi thãm mà nhà cầm quyền CSVN đã và vẫn đang áp đặt
cho đồng bào họ tại Quê Nhà.
Đến Úc
với hai bàn tay trắng, bơ vơ, lạc lõng, họ làm việc cật lực ngày đêm. Làm việc
không cần quan tâm đến sức lực, không cần biết đến ngày mai. Họ làm việc chỉ để
được tồn tại. Thế hệ thứ hai có những đứa bé mà tuổi thơ chỉ chơi quanh quẩn
trong bốn bức tường, đồ chơi là những mãnh vải vụn, hay bị cột chân, để chỉ có
thể bò loanh quanh nơi bàn máy may mà cha mẹ đang gò lưng, may ngày, may đêm
cho kịp giao hàng.
Mọi thứ
bắt đầu từ số không. Họ làm việc để mong tồn tại. Họ ăn bữa đói, bữa no, chắt
chiu từng đồng để lo toan cho cuộc đời mới. Nhưng họ còn cha, mẹ, anh, chồng, đồng
đội đang ở trong những trại tù cải tạo Cộng sản, họ còn những người thân đang
đói khổ nơi quê nhà. Nên dù thế nào, những “món quà cho quê hương” vẫn ra đời.
Những
“món quà cho quê hương” cứu đói, chắt chiu gởi về. Những món quà gói ghém nặng
trĩu tâm tình nhưng giấu chặt sự cô đơn và những giọt nước mắt tha hương bơ vơ
của họ. Chưa bao giờ câu “Ly Hương” thấm thía như vậy.
Bất đồng
ngôn ngữ, văn hóa khác biệt, trong giai đoạn đầu, mọi giao tiếp trong xã hội đều
rất khó khăn, khổ sở. Ốm đau, bệnh tật hầu như không có bác sĩ hay nhân viên
chuyên môn người Việt, tất cả phải nhờ qua phiên dịch. Thế hệ thứ hai dần dần lớn
lên, 8, 9 tuổi đã có thể làm phiên dịch cho cha mẹ.
“Nơi
nào yêu thương ta, nơi đó là Tổ Quốc ta”. Người Việt tỵ nạn tại Úc Châu cũng
như nhiều nơi khác đã nhận sự cưu mang và cũng đóng góp rất nhiều cho Tổ Quốc
thứ hai của mình.
Hơn chục
năm sau, kể từ ngày đặt chân đến Úc, đã có rải rác những họ, tên tiếng Việt nằm
trong bảng xếp hạng cao tại các kỳ thi Quốc Gia. Đã có những người Việt được
Chính Phủ Úc trao tặng danh hiệu cao quý “Australian of the Year”.
Chỉ sau
30 năm định cư tại Úc, ngày 25 tháng 5 năm 2005, Cộng Đồng người Việt tỵ nạn Cộng
sản tại Úc Châu đã được Quốc Hội Liên Bang Úc tổ chức vinh danh “30 Năm Đoàn Kết
Tranh Đấu Cho Tự Do, Dân Chủ tại Việt Nam và Hội Nhập Thành Công Xã Hội
Úc”. Đây là niềm tự hào mà không phải cộng đồng di dân hay tỵ nạn nào cũng
có được.
Ngày 16
tháng 4 năm 2016, Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại NSW Úc Châu đã khánh thành Trống
Đồng Ngọc Lũ tại Saigon Place, với sự tham gia và hỗ trợ của Hội Đồng Thành Phố
Bankstown.
Nhắc tới
người Việt tỵ nạn Cộng sản mà không nhắc tới cờ Vàng là một thiếu sót lớn. Cờ
Vàng ba sọc đỏ ngày nay đã được nhiều quốc gia Dân chủ trên thế giới công nhận
là “Lá cờ Tự do và Di sản” (Heritage and Freedom Flag) của người Việt tỵ
nạn Cộng sản.
Một dân
tộc sẽ bị hủy diệt nếu lịch sử và văn hóa của họ bị mất đi. Đối với người Việt
tỵ nạn Cộng sản, cờ Vàng quan trọng không chỉ vì mang ý nghĩa Tự do, đối kháng
với chế độ chính trị độc tài của Cộng sản hiện nay, mà còn là biểu tượng của Di
sản, kế thừa lịch sử dân tộc từ thời Hai Bà Trưng dùng “voi phất ngọn cờ Vàng”
đánh đuổi tên giặc Hán Tô Định để giành lại độc lập, tự do cho đất nước.
Nhà văn
Bình Nguyên Lộc trong truyện ngắn “Rừng Mắm” đã ví những người tiên phong như
cây mắm, cây đước, cây tràm hy sinh thân mình để biến nơi phù sa phèn chua, nước
mặn thành nơi đất lành, cây mọc. Thế hệ thứ nhất người Việt tỵ Nạn Cộng sản
cũng vậy, họ vượt qua những phèn chua, nước mặn là bức tường ngôn ngữ, là ngăn
cách văn hóa, là dị biệt chủng tộc. Họ vượt qua tất cả mọi khó khăn để bám rễ vững
chắc vào vùng đất mới cho thế hệ kế tiếp được bình an mọc lên thành cây xoài,
cây ổi, giúp ích cho đời.
Thế hệ
thứ nhất bị tước mất gốc rễ, họ ra đi chỉ mang theo truyền thống văn hóa quê
hương. Những giá trị văn hóa tốt đẹp, truyền thống hiếu học, truyền thống cần
cù, hy sinh, “uống nước nhớ nguồn”… , đã giúp họ vượt qua mọi khó khăn và thành
đạt nơi quê người.
Văn hóa
Việt Nam dần dần được công nhận, được vinh danh, bám rễ và hòa nhập với nền văn
hóa bản xứ và các nền văn hóa khác để tạo ra những bức tranh văn hóa đa dạng
sinh động đầy màu sắc cho xã hội Anh, Úc, Pháp, Mỹ… quê hương mới của họ.
41 năm
trôi qua, những đứa bé ngày nào chỉ bò quanh cái máy may, nay đã sãi cánh như
chim bay khắp phương trời. Người Việt tỵ nạn Cộng sản và con cháu họ đã có mặt
hầu hết các ngành nghề chuyên môn và thành công trong nhiều lãnh vực, có người
còn gìữ vai trò quan trọng trong chính phủ nơi họ sinh sống.
Thế hệ
thứ hai, thứ ba của người Việt tỵ nạn Cộng sản sinh ra và lớn lên nơi xứ người
mang những bản sắc văn hoá khác nhau. Họ có những cái tên tiếng Anh, tiếng
Pháp, tiếng Đức…Dù họ có quên tiếng Việt, nói những ngôn ngữ khác nhau và thành
đạt như thế nào…, nhưng truyền thống văn hóa, lịch sử được cha anh lưu lại sẽ
có ngày thôi thúc họ tìm về nơi quê cha, đất tổ.
Đất nước
chiến tranh liên miên, người Việt Nam hết thế hệ này đến thế hệ khác chỉ sống bằng
ước mơ và hy vọng. Sự tàn khốc của chiến tranh làm người Việt Nam như những mầm
khô, kiệt quệ, nhưng khi gặp miền đất lành, thì những mầm khô đó sẽ nẩy mầm,
bung lên sức sống, mãnh liệt.
Cùng một
chặng đường 41 năm, người Việt hải ngoại xuất phát từ con số không và rất nhiều
bất trắc trong xã hội mới, đã chấp cánh bay cao với những ước mơ của họ. Trong
khi đó, người Việt trong nước vẫn đang phải sống với đầy rẫy bất công và
những lời hứa hão huyền.
Lời hứa
của Hồ Chí Minh cách đây 71 năm “Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng…. có
quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” làm chết hàng triệu
người, cho đến bây giờ, đảng Cộng sản vẫn không thực hiện được.
Không
những thế, người Việt trong nước hiện nay còn phải sống chung với nhiều thứ “tặc”,
“lũ” khác, và bây giờ còn thêm “hạn” và “mặn”. Đến khi nào thì người Việt Nam
được thông báo sẽ sống chung với giặc? Dối trá và bất tài là tất cả những gì mà
đảng Cộng sản có.
41 năm
hơn nửa đời người, nhìn lại những gì đảng Cộng sản đã làm, không ai còn tin đảng
CSVN thực tâm muốn làm điều gì tốt đẹp cho đất nước. Lịch sử và thực tế đã chứng
minh chủ nghĩa Cộng sản mà đảng CSVN tôn thờ, dù ở bất cứ nơi đâu, cũng chỉ đồng
nghĩa với dối trá và hủy diệt.
Chính đảng
Cộng sản chứ không ai khác, đã phá vỡ mọi truyền thống văn hóa tốt đẹp, lắng đọng
tình người của dân tộc, phá vỡ đền thờ, chùa, miếu trầm mặc, bao dung, để dựng
lên một ý thức hệ tâm linh Cộng sản khát máu xa lạ, giả dối, tạo ra những chia
cắt xã hội chưa biết bao giờ mới hàn gắn được.
Đảng Cộng
sản đập phá văn hóa cũ, sửa đổi lịch sử, để xây dựng một xã hội mới với nền văn
hóa, lịch sử dối trá, một nền văn hóa đầy rẫy những lễ hội “tâm linh” mê tín, lễ
hội “truyền thống” bát nháo và những thành tích điên khùng.
Trong
khi đó, thế hệ thứ nhất của người Việt tỵ nạn Cộng sản mất hết mọi thứ, mất từ
quê hương đến gia đình, mất từ tiếng ếnh nhái, ễnh ương, đến mùi đất sau hè. Bơ
vơ xứ người, văn hóa Việt Nam với truyền thống đùm bọc từ ngàn xưa là “cuống
dây rốn” kéo họ lại gần nhau, chia xẻ và nâng đỡ nhau cùng đứng dậy. Họ nâng
niu, gìn giữ sự tốt đẹp đó để rồi truyền lại cho thế hệ sau, nơi xứ người. Một
dân tộc sẽ bị hủy diệt nếu lịch sử và văn hóa của họ bị hủy diệt.
Quê
hương đẹp biết bao mà đảng CS chỉ muốn gieo trồng những hạt giống đỏ độc hại,
tưới bón bằng sự ảo tưởng, u mê và ngu dốt, khiến Tổ Quốc ngàn năm ngạo nghễ vẫn
là những bãi phù sa ngập mặn, chua phèn, không có chỗch o cây thơm, trái ngọt,
người Việt Nam vẫn chỉ là những mầm khô chưa trổ.
Nhưng
may mắn thay, giữa rừng cây độc hại gieo trồng từ hạt giống đỏ, đã có những
“cây mắm” lẽ loi mọc lên. Dù bị đốn ngã không thương tiếc, nhưng thân xác những
“cây mắm” đó đã tạo điều kiện cho “cây đước”, “cây tràm” ra đời, vươn lên.
Câu ca
dao Nam Bộ “Mắm trước, đước sau, tràm theo sát. Sau hàng dừa nước, mái nhà
ai” không chỉ đậm đà ý nghĩa hy sinh mà còn mang nặng truyền thống dân tộc,
truyền thống thừa kế, dựng nước và giữ nước.
Những
“cây mắm” đó chính là những người tiên phong chống lại sự độc tài, bất nhân,
buôn dân, bán nước của đảng CSVN. Đó cũng chính là những người trong nước như cụ
Hoàng Minh Chính, cụ Trần Độ và nhiều, rất nhiều người khác trong và ngoài nước
đã đi trước, hy sinh, ngã xuống lót đường cho những thế hệ đấu tranh hôm nay.
“Mắm
trước, đước sau, tràm theo sát”.
Theo
sau cây mắm là những cây đước, cây tràm tiếp tục lót đường cho ngày mai ruộng
lúa phì nhiêu, cho những vườn cây nặng trái và những miệt vườn xanh mát được mọc
lên.
Những
cây đước, cây tràm hiện nay là những người trong và ngoài nước đang dấn thân đấu
tranh, những người đang bị đảng Cộng sản bắt ngồi tù vì tự do, dân chủ, nhân
quyền cho Việt Nam. Họ đang gắng sức và hy sinh rất nhiều để gieo những hạt mầm
xanh tự do, dân chủ, nhân quyền cho thế hệ mai sau và tương lai của người Việt
Nam.
Họ sẽ
thành công và xứng đáng được ngợi khen.
41 năm
tính từ này 30 tháng 4 năm 1975, đảng Cộng sản đã đi quá xa với truyền thống
dân tộc, đã nhúng tay quá sâu vào tội ác để có thể quay lại hay thay đổi.
Từ trước
đến nay, chưa bao giờ có nhiều dấu hiệu sụp đổ của đảng CS xuất hiện nhiều như
bây giờ. Dấu hiệu đó hiện diện từ bên trong nội bộ đảng Cộng sản cho đến bên
ngoài.
Những kẻ
dựa vào đảng Cộng sản làm giàu trên xương máu dân tộc đang bắt đầu tháo chạy.
Những kẻ tuyên thệ trung thành suốt đời với đảng đang bắt đầu tháo chạy. Còn những
kẻ đang cầm quyền hiện nay đang loay hoay không biết phải giải quyết những hệ lụy
phá sản của nền kinh tế, giáo dục, văn hóa, xã hội do đảng Cộng sản gây ra như
thế nào. Đảng CSVN đang trong giai đoạn sụp đổ toàn diện, sụp đổ vô phương chống
đỡ.
Dù đảng
CS muốn hay không, sự sụp đổ đang tới. Đã đến lúc mọi người chúng ta phải tách
sự tồn vong, ăn bám của đảng Cộng sản ra khỏi dân tộc, có như thế, dân tộc Việt
Nam mới có thể trường tồn và vươn lên được.
Không
người Việt nào có lương tâm có thể ngồi nhìn hết thế hệ này đến thế hệ khác vẫn
chỉ là những cây đước, cây tràm…. Không người Việt nào có thể nhẫn tâm ngồi
nhìn đất nước cứ mãi vẫn chỉ là dãy đất phù sa phèn chua, ngập mặn, rồi dần dần
biến mất được.
Quê
hương ta đẹp biết chừng nào. Người Việt Nam ta đâu thua kém dân tộc nào trên thế
giới. Ngày nay nhìn lại, đất nước thua kém mọi bề. Tất cả, chỉ tại đảng Cộng sản!
30/4/1975
– 30/4/2016
No comments:
Post a Comment