Lê Diễn Ðức
Monday,
February 23, 2015 1:04:57 PM
"Cũng
bởi thằng dân ngu quá lợn
Cho nên quân nó dễ làm quan”
Cho nên quân nó dễ làm quan”
Hai
câu thơ mà Tản Ðà Nguyễn Khắc Hiếu viết đã gần một thế kỷ vào cái thời nước Việt
Nam còn dưới thời thực dân Pháp đô hộ, vẫn đúng nguyên vẹn ngày hôm nay, dưới
thời thực dân đỏ Cộng Sản.
Tôi
không cho rằng hàng ngàn người đổ ra đường, tỏ lòng tiếc thương tiễn biệt Tướng
Giáp là biểu hiện giả tạo và có sự vận động nào đấy từ phía nhà cầm quyền.
Tôi
cũng tin rằng, người dân thành phố Ðà Nẵng xếp hàng dài viếng Nguyễn Bá Thanh bằng
tình cảm thật.
Cũng
giống như tôi đã khóc thật khi nghe tin ông Hồ Chí Minh qua đời vào năm 1969.
Suốt
mấy chục năm qua, dưới ách cai trị của Ðảng Cộng Sản Việt Nam (ÐCSVN), con người
trong xã hội Việt Nam được nhào nặn, rèn luyện, nhồi nhét tư tưởng vào trí não,
để chỉ còn biết suy nghĩ và hành động theo cái cách mà ÐCSVN muốn.
Từ
khi vào lớp mẫu giáo đã được dạy bài ca “Ðêm qua em mơ gặp bác Hồ,” dù những đứa
bé ngây thơ chẳng biết “bác Hồ” là ai. Lớn lên một chút thì được nói về sự nghiệp
của đảng, bác qua hai cuộc kháng chiến, có công lao đánh đuổi phong kiến, thực
dân, cướp chính quyền, xây dựng và phát triển đất nước. Bóng của bác và đảng
bao trùm lên đời sống hàng ngày.
Người
ta bao biện cho bộ máy cầm quyền tham nhũng bằng ngụy biện rằng, không nơi nào
trên thế giới mà không có tham nhũng, trong khi họ cố tình bỏ qua một điều cơ bản
rằng, trong xã hội dân chủ, có rất nhiều định chế để ngăn chặn tham nhũng, mà
trước hết là Quốc Hội đa đảng được dân chúng lựa chọn qua bầu cử tự do, ngành
tư pháp độc lập và tự do báo chí... Tham nhũng là tội phạm và pháp luật minh bạch
của nền dân chủ không bỏ qua bất kỳ ai. Trong khi ở Việt Nam, chỉ cần làm được
việc gì đó mà ăn hối lộ ít đi một tí thì có thể trở thành “anh hùng.” Ông Nguyễn
Bá Thanh là một ví dụ.
Trong
bài “Xã hội đèn dầu,” nhà văn Ðào Hiếu, viết:
“Xã
hội hiện nay chỉ còn hiu hắt những ánh đèn dầu của đám người mờ nhạt, bị thuần
hóa, bị gia súc hóa một cách thảm hại.”
“Chúng
ta đang có hai nước Việt Nam: một Nước Việt Khốn Khổ, bị rút ruột, bị đục
khoét, bị bán tài nguyên, bán máu, bán phẩm giá, bị xâu xé, cướp bóc tả tơi và
nợ như Chúa Chổm. Và một Nước Việt ảo đang được vẽ vời bằng những lời nói dối,
nịnh bợ, cơ hội, lừa mị... của đủ mọi thành phần, từ cán bộ lãnh đạo cho tới học
sinh mẫu giáo.”
“Hãy
tưởng tượng một đàn vịt đang lạch bạch đi trên bờ ruộng. Bỗng nhiên một con
kêu: ‘cạc cạc!’ rồi con thứ hai cũng kêu ‘cạc, cạc,’ con thứ ba, thứ tư, con thứ
mười đều kêu ‘cạc, cạc.’ Rồi tất cả đồng loạt kêu ‘cạc cạc’... Ta sẽ thấy rất
buồn cười, nhưng không sao, có khi còn dễ thương nữa vì chúng là đàn gia súc.
Nhưng thử tưởng tượng có một đám người, đủ mọi thành phần: nông dân, giáo viên,
tiến sĩ, kỹ sư, bác sĩ, nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, học sinh, sinh viên,
nhà văn, nhà thơ, diễn viên điện ảnh, hoa hậu, á hậu, người mẫu thời trang,
giáo sư đại học, cán bộ công nhân viên, học sinh mẫu giáo... vừa đi vừa kêu ‘cạc
cạc’ như thế thì sẽ ra sao? Ðó không phải là một xã hội nữa, đó là một bầy
đàn.”
[1]
Những
“con vịt” là hình ảnh biểu hiện rõ rệt nhất đối với những người có mặt trong
đám tang Tướng Võ Nguyên Giáp hay ông Nguyễn Bá Thanh. Họ thực sự đáng thương
và tội nghiệp hơn là đáng trách. Họ đã bị chính sách “gia súc hóa” làm cho ngu
tối, tình cảm phát ra một cách tự nhiên vô thức. Bộ não của họ đã mất khả năng
phân tích, nhìn nhận đúng sai trước một sự kiện.
Bộ
máy công an trị cộng với lối giáo dục tuyên truyền của chế độ Cộng Sản đã đạt mức
siêu đẳng trong việc nuôi trồng con người theo ý đồ của mình. ÐCSVN dường như
thành công hơn cả những gì mà George Orwell mô tả trong cuốn “Trại Súc Vật.”
Trong
năm 2012, xảy ra một sự việc đối với dân oan Hà Thị Nhung. Bà Nhung bị chết do
bị công an xô đẩy, bạo hành ở vườn hoa Lý Tự Trọng, Hà Nội. Làm chứng cho vụ chết
oan này là bà Nguyễn Thị Cúc, một người có cùng cảnh ngộ, đi khiếu nại cùng với
bà Nhung. Bà Cúc “có 24 năm và 5 tháng công tác, có huân chương kháng chiến hạng
ba, còn bị tai nạn 81%.” Bà được xem là một lão thành cách mạng với nhiều năm
phục vụ, nhưng bị mất nhà và phải đi ăn xin để kiếm sống. Thế nhưng, trả lời
BBC Việt ngữ bà Cúc nói rằng bà “vẫn tin vào đường lối của đảng” và kiên trì đi
khiếu nại! [2]
Một
trường hợp khác, ông Phàng Sao Vàng, 79 tuổi, quê ở Sơn La, từng tham gia chiến
dịch Ðiện Biên Phủ năm 1954. Ðược tin Tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, ông đã đi
xe máy hằng trăm cây số để về Hà Nội viếng. Bức ảnh “cựu chiến binh Phàng Sao
Vàng” mặc bộ quân phục sờn màu, huân chương đeo đầy ngực, đứng trang nghiêm
theo đúng tác phong quân đội, được nhiều báo (VTC News, Kiến Thức...) đăng tải
và được “Ngoisao.net” bình chọn là một trong 10 “ảnh hot trong ngày trên
Facebook” (ngày 7 tháng 10, 2013).
Ông
Phàng Sao Vàng không hiểu rằng, chính Tướng Giáp đã góp phần quan trọng tạo nên
cái chế độ bất nhân, dối trá, khiến ông từ một người có công với cách mạng trở
thành dân oan. Ông đã khiếu nại nhiều nơi nhưng “24 năm nay chưa được bồi thường”
và cuối cùng ông phải vật vã giương khẩu hiệu đòi công lý ở công viên, vỉa hè
thủ đô.
Người
ta ngây ngô nghĩ rằng, lý tưởng mà vì nó họ đi theo ÐCSVN trong hai cuộc kháng
chiến là đúng đắn, nhưng chỉ bây giờ ÐCSVN mới bị thoái hóa, biến chất. Sự thật
không như thế, những người Cộng Sản đã lừa gạt dân chúng nghèo đói bằng những mục
đích tốt đẹp của chủ nghĩa cộng sản không tưởng để thực hiện mục đích giành quyền
lực. Bản chất bất nhân, độc ác của họ thời nào cũng có, nhưng bị giấu kín hoặc
được che đậy khéo léo mà thôi. Khi nắm quyền lực trong tay các quan chức cộng sản
đua nhau thao túng xã hội và lộ nguyên hình.
ÐCSVN,
“đội tiên phong của giai cấp công nhân” giờ đây không thuộc giai cấp vô sản nữa,
mà là một giai cấp “hữu sản” mới, giàu có với tiền bạc ở ngân hàng, những biệt
thự tráng lệ, nguy nga trên những khu đất vàng, có cuộc sống xa hoa, vương giả.
Trong
đội ngũ hàng trăm ngàn nếu không nói là hàng triệu dân oan trên khắp ba miền, phản
ứng trước thất vọng bằng việc nổ súng chống lại như Ðoàn Văn Vươn ở Hải Phòng,
Ðặng Ngọc Viết ở Thái Bình hoặc tự thiêu như bà Ðinh Thị Kim Liêng ở Bạc Liêu,
chỉ là những hiện tượng đơn lẻ. Tư tưởng của bà Nguyễn Thị Cúc dường như ngự trị
trong đa số. Họ đi khiếu nại nhưng “vẫn tin tưởng” vào đường lối của cái băng đảng
đã lừa gạt họ, đã tước đoạt bất công tài sản của họ.
Ngu
tối về tư duy khiến con người trở nên thụ động, cam chịu và tính phản kháng bị
triệt tiêu.
Ông
Hà Văn Thịnh, một giáo sư sử học của Ðại Học Huế đã viết:
“Sự
bức bối, ngột ngạt đến vô chừng bởi biết rằng cha ông xưa có thể chịu đựng kiếp
nô lệ đến 1.117 năm (179 TCN-938 SCN) thì vẫn còn tiếp tục đủ khả năng chịu đựng
dài lâu mọi tủi nhục, xót xa. Cái bi thảm của sự thật chính là ở đây: Người ta
tha hồ tung tác bởi biết rõ sự ‘phi thường’ của sự nhẫn nhục của hàng triệu con
người!” [3]
Trên
tờ nguyệt san “Scientific American” trong một bài viết về cuộc Cách Mạng Mùa
Xuân Ả Rập đầu năm 2011 có dẫn lời của Leon Tolstoy. Ðặt câu hỏi làm thế nào 30
ngàn lính Anh lại có thể “chinh phục” được 200 triệu người Ấn Ðộ, Tolstoy trả lời
rằng “Không phải người Anh đã bắt dân Ấn Ðộ làm nô lệ - Chính người Ấn đã tự
mình làm nô lệ.”
Bối
cảnh xã hội Việt Nam hiện nay cũng tương đồng. Cách ứng xử và thái độ chấp nhận
“sống chung với lũ” của đám đông là nguyên nhân của sự tồn tại và kéo dài của
chế độ Cộng Sản.
Người
ta nói rằng, dân nào thì chính phủ đó, trong thế giới của đàn cừu sẽ ngự trị luật
lệ của bầy sói. Muốn thay đổi đất nước thì trước hết phải thay đổi cái đầu của
dân chúng. Ðiều này phải mất rất nhiều thời gian.
Chú
thích:
No comments:
Post a Comment