Friday, February 27, 2015

Luật Biểu tình lại bị hoãn thêm 1 năm !. (VNTB, theo Tuổi Trẻ)






VNTB: Rất trùng khớp với thời điểm Hội Nhà báo độc lập Việt Nam phát động phong trào công bố và thảo luận về dự luật Biểu tình do hội này tự soạn thảo nhằm chuyển giao cho Quốc hội và các cơ quan nhà nước liên quan để thúc đẩy thông qua ngay trong năm 2015, Chính phủ lại có tờ trình gửi Ủy ban thường vụ quốc hội, trong đó viện dẫn một số lý do khá mơ hồ để đề nghị cho lùi thời hạn trình dự án luật Biểu tình từ “cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9 của Quốc hội khóa XIII (tháng 5-2015)” sang “cho ý kiến tại kỳ họp thứ 2 của Quốc hội khóa XIV (dự kiến tháng 10-2016)’.

Như vậy, những gì mà Quốc hội hứa hẹn sẽ trình luật Biểu tình và tháng 5/2015 và thông qua luật này vào cuối năm 2015 có nhiều nguy cơ trở thành những từ ngữ sáo rỗng. Luật Biểu tình rất có thể sẽ bị chây ì thêm ít nhất một năm nữa.

Thậm chí một số đại biểu quốc hội thuộc trường phái “diều hâu” còn cho rằng chỉ nên thông qua luật Biểu tình sau năm 2020!

Cần nhắc lại, vào cuối năm 2011, Thủ tướng điều trần trước Quốc hội và lần đầu tiên phát ra lời kêu gọi về sự cần thiết phải có luật Biểu tình. Tuy nhiên đã hơn 3 năm biệt trôi, bóng dáng luật Biểu tình vẫn biệt tích, có chăng chỉ thấp thoáng trên cửa miệng giới chính khách thích nói hơn làm. Sự thật này là hoàn toàn ngược ngạo với tinh thần "Nắm chắc ngọn cờ dân chủ" mà Thủ tướng Dũng đã nâng niu trong bản thông điệp đầu năm 2014 của ông ta.

------

Chính phủ vừa có tờ trình gửi Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc đề nghị điều chỉnh Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 2015.

Theo tờ trình này, dự án Luật biểu tình sẽ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào tháng 3-2015 và trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9.

Thực hiện nhiệm vụ được giao, Bộ Công an đã thành lập Ban soạn thảo, tiến hành tổng kết 9 năm thi hành nghị định số 38 của Chính phủ quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng, rà soát các quy định của pháp luật có liên quan, sưu tầm, biên dịch, nghiên cứu pháp luật về biểu tình của một số nước, tổ chức khảo sát tại một số địa phương trọng điểm, xây dựng dự thảo luật, dự thảo tờ trình.

Tuy nhiên, trong quá trình soạn thảo có một số nội dung phát sinh cần tiếp tục đầu tư thời gian, công sức nghiên cứu kỹ lưỡng, thấu đáo, khảo sát thực tiễn và tham khảo kinh nghiệm quốc tế như khái niệm “biểu tình”, “quyền tự do biểu tình”, “nơi công cộng”, “tụ tập đông người”…; phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật (có bao gồm cả việc tổ chức mittinh, biểu tình do Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội tổ chức; việc khiếu kiện đông người, đình công, bãi công, bãi thị, bãi khóa hay không); vấn đề áp dụng các biện pháp trấn áp tương xứng, có hiệu quả đối với hành vi lợi dụng biểu tình vi phạm pháp luật; trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình biểu tình…

Do vậy, Chính phủ đã đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép lùi thời hạn trình dự án Luật biểu tình từ cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9 của Quốc hội khóa XIII (tháng 5-2015) sang cho ý kiến tại kỳ họp thứ 2 của Quốc hội khóa XIV (dự kiến tháng 10-2016).

V.V.THÀNH
(Theo Tuổi Trẻ)


---------------------------

Cuộc Vận Động Luật Biểu Tình
.
Trà Mi - VOA     27.02.2015
.
Thảo Vy  -  VNTB       27.2.15
.
Minh Tâm  -  VNTB       26.2.15
.
Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam  - VNTB    26.2.15
.
Hội Nhà báo độc lập Việt Nam  - VNTB     26.2.15
.
Hội Nhà báo độc lập Việt Nam  - VNTB     26.2.15








No comments: