BBC
21
tháng 12 2014 Cập nhật lúc 00:05 ICT
Một người sống ở Hà Nội, nhà báo Trần Tiến Đức, cho rằng
tình trạng 'im lặng' trước bất công ở một bộ phận dân chúng trong xã hội Việt
Nam hiện nay, thể hiện một 'thực trạng về giác ngộ công dân' trong xã hội.
Cựu Vụ trưởng Giáo dục - Tuyên truyền thuộc một Ủy
ban Quốc gia của Chính phủ về Dân số cho rằng 'sớm muộn' những người 'im lặng',
chọn 'an phận thủ thường' cũng sẽ 'cảm nhận' được 'cái giá' mà họ phải trả.
'Nếu
không lên tiếng'
Bình luận về mô hình và lối lựa chọn hành vi, ứng xử
này với BBC, ông Đức nói: "Nếu một khi mỗi người dân không biết lên tiếng
bảo vệ công lý, thì cuối cùng sẽ dẫn đến sự lũng đoạn của một xã hội toàn trị.
Và cuối cùng thì chắc là người ta cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi những hành động của
nhà cầm quyền và thái độ thờ ơ đối với thời cuộc.
"Cũng
có những bạn trẻ đã tham gia rất nhiều, nhưng có một hệ thống mà người ta gọi
là 'hệ thống chính trị', tức là đảng cộng sản và một số những tổ chức chính trị
- xã hội họ có chân rết đến tất cả các phường xã, xóm làng.
"Và như
thanh niên chẳng hạn, bị kiểm soát rất chặt và nhất là những thanh niên trí thức
đang học đại học hay đang công tác tại các cơ quan nhà nước, họ rất sợ bị mất
việc làm, thậm chí bị đuổi học. Cho nên cái đó ảnh hưởng rất nhiều đến thái độ
của họ.
"Nhưng
tôi nghĩ rằng rồi đến lúc nào đó họ cũng phải cảm thấy cái giá họ sẽ phải trả
cho việc thờ ơ đối với thời cuộc như thế nào và không dám đứng lên bảo vệ công
lý, bảo vệ những người dám đấu tranh vì dân chủ, tự do, vì quyền con người, vì
công lý," ông Trần Tiến Đức nói với BBC hôm 20/12/2014.
Tin
liên quan
No comments:
Post a Comment