Hoàng
Triết, thành viên Con Đường Việt Nam, chuyển ngữ
Dịch giả gửi tới Dân Luận
Chủ Nhật, 21/12/2014
Quốc gia: Việt Nam
Dân số: 89.7 triệu người
Mức xâm nhập của Internet: 44%
Mạng thông tin xã hội và ICT (kỹ thuật thông tin truyền thông) bị chặn: Không
Nội dung chính trị và xã hội bị chặn: Có
Người sử dụng ICT và Bloggers bị bắt giam: Có
Tình trạng tự do báo chí 2014: Không tự do
Dân số: 89.7 triệu người
Mức xâm nhập của Internet: 44%
Mạng thông tin xã hội và ICT (kỹ thuật thông tin truyền thông) bị chặn: Không
Nội dung chính trị và xã hội bị chặn: Có
Người sử dụng ICT và Bloggers bị bắt giam: Có
Tình trạng tự do báo chí 2014: Không tự do
Tình trạng tự do Internet:
+ Năm 2013: Không tự do;
+ Năm 2014: Không tự do
Mức khó khăn khi truy cập (0 – 25): 2013 – 14; 2014 – 14
Thông tin bị hạn chế (0 – 35): 2013 – 28; 2014 – 28
Các vi phạm về Quyền lợi của Người sử dụng (0 – 40): 2013 – 33, 2014 – 34
TỔNG CỘNG (0 = tự do nhất, 100 = kém tự do nhất): 2013 – 75; 2014 – 76
+ Năm 2013: Không tự do;
+ Năm 2014: Không tự do
Mức khó khăn khi truy cập (0 – 25): 2013 – 14; 2014 – 14
Thông tin bị hạn chế (0 – 35): 2013 – 28; 2014 – 28
Các vi phạm về Quyền lợi của Người sử dụng (0 – 40): 2013 – 33, 2014 – 34
TỔNG CỘNG (0 = tự do nhất, 100 = kém tự do nhất): 2013 – 75; 2014 – 76
Các
diễn biến nổi bật: tháng Năm 2013 – tháng Năm 2014
• Với 31 bị bỏ tù, Việt Nam tiếp tục trở thành một
trong những quốc gia giam cầm người sử dụng mạng khủng nhất thế giới trong năm
2014 (Hãy xem Các vi Phạm về Quyền Tự do của Người sử dụng).
• Điều 258 BLHS (lạm dụng quyền tự do để xâm hại lợi
ích của nhà nước) được sử dụng thường xuyên hơn để bắt giữ blogger (Hãy xem Các
vi Phạm về Quyền Tự do của Người sử dụng).
• Nghị định 174, có hiệu lực kể từ tháng Giêng 2014,
có thể sử dụng để xử phạt những ý kiến bất đồng chính kiến với chính quyền được
đăng trên các trang mạng xã hội với số tiền phạt lên đến $4,700usd (Hãy xem Các
vi Phạm về Quyền Tự do của Người sử dụng).
• Các phần mềm độc hại phức tạp được sử dụng để nhắm
vào các nhà hoạt động người Việt và những người ủng hộ họ trên khắp thế giới
trùng hợp với việc các trang mạng bị chặn và các blogger bị bắt (Hãy xem Các vi
Phạm về Quyền Tự do của Người sử dụng).
LỜI
MỞ ĐẦU
Quyền tự do trên mạng Internet không có dấu hiệu tiến
triển trong thời gian quy định trong bản báo cáo này, tuy rằng Việt Nam đã trở
thành thành viên của Hội đồng Nhân Quyền LHQ vào tháng Mười Hai 2013. Đảng CS cầm
quyền từ lâu đã lo sợ rằng mạng Internet và truyền thông xã hội có thể thử
thách chế độ độc tài đảng trị của họ, nhưng cũng tỏ vẻ e ngại hơn với những chỉ
trích trong thời gian qua của quốc tế đối với các chính sách an ninh mạng của họ;
đặc biệt là qua mức độ giảm bớt quấy nhiễu thấy trong các năm từ 2004 đến 2006
khi quốc gia này tổ chức hội nghị thượng đỉnh về Hợp Tác Kinh Tế
Châu-Á-Thái-Bình-Dương (APAC) và gia nhập Tổ chứng Thương Mại Thế Giới (WTO).
Sự giảm thiểu quấy nhiễu này đã không tìm thấy được
trong hai năm vừa qua. Trong lúc họ vẫn tiếp tục đầu tư vào các kỹ thuật thông
tin và truyền thông, chính quyền Việt Nam đã gia tăng bắt giam khiến con số cư
dân mạng bị cầm tù tăng gấp đôi kể từ năm 2011 [1]. Cho đến năm 2014 thì Việt
Nam đã giam giữ blogger nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, chỉ trừ
Trung Quốc [2]. Một số người đã bị kết án tù hơn cả chục năm trong các tình trạng
tồi tệ đến nỗi có ít nhất là hai người đã tuyệt thực để phản đối trong thời
gian của bản báo cáo này. Khuôn khổ pháp lý dùng để hạn chế bất đồng chính kiến
trên mạng cũng đã được xiết chặt lại. Nghị định áp buộc số 72 về quản lý
Internet có hiệu lực từ tháng 9 năm 2013 không những đã tăng cường mức hạn chế
nội dung có thể truy cập đối với cư dân mạng quốc nội mà còn đòi hỏi các công
ty quốc tế cung cấp dịch vụ mạng phải thiết lập ít nhất một máy chủ ở quốc nội,
chịu sự giám sát và phụ thuộc vào luật pháp địa phương. Nghị định này vài tháng
sau đó được tiếp nối bởi Nghị định 174 cảnh báo chủ nhân của các ý kiến bất đồng
chính kiến trên các mạng xã hội rằng họ có thể sẽ bị phạt khoản tiền $4,700usd.
Từ nhiều năm qua, các nhà tranh đấu người Việt đã trở
thành mục tiêu của các cuộc tấn công mạng rất phức tạp. Năm 2014, các nhà
nghiên cứu đã khám phá ra một đội binh hacker thân chính quyền đã hoạt động từ
2009, chuyên nhắm vào ít nhất một tổ chức xã hội dân sự và một trang tin tức viết
về Việt Nam. Đội binh hacker này cũng đã nhắm vào các blogger Việt ở hải ngoại.
Phần mềm độc hại sử dụng trong các cuộc tấn công được gửi từ các máy chủ nằm ở
khắp nơi trên thế giới, nó tân tiến đến mức có thể tránh bị phát hiện bởi các
phần mềm thương mại chuyên dò tìm và tiêu diệt virus.
CÁC
TRỞ NGẠI KHI TRUY CẬP
Mức thâm nhập của Internet tại Việt Nam trong 2013
là 44 phần trăm [3]. Việt Nam cũng được xếp hạng thứ 88 trong danh sách chỉ số
phát triển công nghệ thông tin truyền thông toàn cầu, hơn hẳn các nước láng giềng
trong vùng có tổng sản lượng (GDP) cao như Thái Lan, Indonesia, và Philippines
[4].
Việt Nam không báo cáo số liệu người sử dụng máy
tính, nhưng tỉ lệ biết chữ 93 phần trăm trong toàn dân đã giúp người lớn sẵn
sàng sử dụng máy tính [5]. Ở các thành phố lớn, Internet đã lấn chiếm hẳn báo
giấy như là nguồn thông tin phổ biến nhất [6]. Đường kết nối qua tín hiệu Wifi
hoàn toàn miễn phí ở nhiều khu đô thị như sân bay, tiệm café, nhà hàng, khách sạn,
và ở các điểm dành cho khách du lịch ở khắp nơi trong thành phố. Các tiệm
Internet cafe, dù giá cả phải chăng cho hầu hết cư dân đô thị [7], chỉ có thể
cung cấp dịch vụ mạng cho 36 phần trăm số người sử dụng mạng. Đa số gần 90 phần
trăm cư dân mạng có thể truy cập mạng từ gia cư và nơi làm việc của họ, phỏng
theo một kết quả nghiên cứu năm 2012 [8]. Trong khi việc truy cập mạng có phần
hạn chế hơn cho 70 phần trăm số cư dân sông trong các vùng nông thôn, nơi các đồng
bào dân tộc thiểu số sinh sống hoặc ở vùng xa, các cộng đồng nghèo với hoàn cảnh
khó khăn đặc biệt, kết quả nghiên cứu ghi nhận cho thấy đến 95% số cư dân tuổi
từ 15 đến 24 trên toàn quốc có khả năng truy cập mạng. Trong một quốc gia mà
50% dân số có độ tuổi dưới 30, đây là một xu hướng đầy hứa hẹn [9]. Phí truy cập
mạng mỗi tháng bắt đầu từ $12usd mỗi tháng [10].
Mức thâm nhập của thiết bị di động được được ước
tính ở mức 131 phần trăm trong năm 2013, dựa vào số liệu của VNPT [11]. Năm
2012, có 56% trong số người sử dụng đã truy cập mạng Internet qua một thiết bị
di động, nhiều gần gấp đôi so với năm 2011 [12]. Mức thâm nhập gia tăng của
ĐTDĐ đã giảm một cách đáng kể trong 2013 khi các quy định mới khiến người dân
không muốn mua SIM mới [13]. Dù vậy, mạng 3G được cho vào hoạt động năm 2009 vẫn
đang phát triển nhanh. Kể từ tháng 10 năm 2013 Việt Nam đã có 19 triệu người sử
dụng mạng 3G, gia tăng 3 triệu kể từ 2011 [14]. Việt Nam vẫn chưa có kế hoạch để
thiết lập một mạng lưới 4G.
Ba nhà cung cấp dịch vụ mạng (ISP) lớn nhất là Cty
VNPT do nhà nước làm chủ, kiểm soát 63% thị trường; VietTel so quân đội làm chủ,
kiểm soát 9%; và công ty tư nhân FPT, kiểm soát 22% [15]. VNPT và VietTel cũng
làm chủ 3 công ty điện thoại di động lớn nhất toàn quốc (MobiFone, VinaPhone,
và Viettel) phục vụ cho 93% khách hàng trong khi 3 Cty điện thoại di động do tư
nhân làm chủ chia 7% còn lại kia [16]. Các rào cản không chính thức đã ngăn chặn
các công ty mới không có quan hệ chính trị hoặc ảnh hưởng kinh tế có thể bước
chân vào thị trường. Tương tự như thế, có một sự tập trung bởi các công ty cung
cấp dịch vụ mạng ở Việt Nam. Các công ty này có chức năng làm các cổng rào nối
kết vào mạng Internet trên toàn cầu, 4 trong 6 công ty này là do quân đội làm
chủ [17].
GIỚI
HẠN VỀ NỘI DUNG
Nghị định 72 về quản lý Internet, được ban hành năm
2013, là nghị định mới nhất trong một loạt các quy định hạn chế nặng nề các
bình luận chính trị và khiến mọi người phải tự kiểm duyệt lấy mình trong một cộng
đồng sinh hoạt trên mạng đáng lẽ rất sôi động. Tiếp theo đó là Nghị định 174 có
hiệu lực từ tháng 1 năm 2014, đe dọa hình phạt khắc nghiệt đối với những ai chỉ
trích chính phủ trên mạng xã hội. Trong khi giới hạn về nội dung không phải là
điều mới mẻ đối với Việt Nam, thông tin trên mạng ngày này còn bị chỉnh sửa, và
các quan chức trong năm 2013 lần đầu tiên đã nhìn nhận rằng họ đã thuê các nhà
bình luận để thao túng dư luận.
Trong khi ĐCSVN có ít nguồn lực để huy động cho việc
quản lý nội dung trên mạng so với đối tác của họ ở Trung Quốc, nhà cầm quyền
tuy vậy đã thiết lập được một hệ thống sàng lọc nội dung rất hiệu quả. Kiểm duyệt
được thực hiện bởi các Cty cung cấp dịch vụ mạng thay vì ở thượng tầng hoặc ở cảc
cổng thông tin kết nối ra thế giới. Không có dữ liệu nào cho thấy là việc sàng
lọc thông tin trực tuyến dựa trên các từ khóa hoặc kiểm tra trực tuyến các gói
tin đã được thực hiện. Thay vào đó, các URL (đường truyền) cụ thể được nhận diện
trước đó là mục tiêu để kiểm duyệt và được đặt vào sổ đen. Các Cty cung cấp dịch
vụ mạng khác nhau dùng những cách khác nhau để thông báo với khách hàng về sự
tuân thủ của mình đối với các quy định. Trong lúc có nơi báo cáo với người sử dụng
mạng rằng một trang mạng nào đó không thể truy cập được vì đã vị ngăn chặn thì
có nơi lại cho đang một lỗi truy cập vô can [19].
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng các công ty
cung cấp dịch vụ mạng ở Việt Nam không ngăn chặn nội dung khiêu dâm [20]. Việc
ngăn chặn chủ yếu nhắm vào các đề tài có khả năng đe dọa quyền lực chính trị của
ĐCSVN, trong đó có bất đồng quan điểm chính trị, dân chủ nhân quyền, cũng như
các trang mạng chỉ trích phản ứng của chính phủ trong vấn đề tranh chấp biển đảo
giữa Việt Nam và Trung Quốc. Các nội dung quảng bá tín ngưỡng có tổ chức bởi Phật
giáo, Công giáo, và các nhóm tôn giáo Cao đài mà nói chung được xem là coí nguy
cơ gây hại cũng bị ngăn chặn tuy kém phần quyết liệt nhưng vẫn ở mức đáng kể.
Các trang mạng phê bình chính quyền nói chung truy cập rất khó khăn, dù máy chủ
ở hải ngoại. Đó là những trang như Talawas, Dân Luận, và Đàn Chim Việt. Những
trang ở quốc nội thì có Dân Làm Báo, Anh Ba Sàm, hoặc Diễn Đàn XHDS.
Kiểm duyệt phần lớn tập trung vào nội dung tiếng Việt,
cho nên các trang mạng như New York Times và Human Rights Watch đều truy cập được
trong khi trang RFA tiếng Việt do Hoa Kỳ hỗ trợ thì lại không truy cập được.
Tương tự như thế, trang BBC tiếng Anh thì truy cập được nhưng trang tiếng Việt
thì lại bị chặn. Việc ngăn chặn không xảy ra trên toàn diện bởi tất cả các công
ty cung cấp dịch vụ mạng. Một thử nghiệm năm 2012 của OpenNet Innitiative trên
1,446 trang mạng cho thấy VietTel đã ngăn chặn 160 tên miền trong khi FPT chặn
121 và VNPT chỉ chặn có 77 trang [21]. Việt Nam không có một biện pháp nào cho
các nhà quản lý các trang mạng bị ngăn chặn kháng cáo quyết định bị kiểm duyệt.
Các công cụ dùng để vượt rào kiểm duyệt rất thông dụng
trong giới trẻ, những người sử dụng Internet có hiểu biết về kỹ thuật cao ở Việt
Nam. Rất nhiều trong số các công cụ này có thể tìm được qua Google. Nhà chức
trách hình như không có thiết lập hạn chế cho nội dung email hay tin nhắn SMS.
Những phương cách khó đoán và không minh bạch dùng để
quyết định đề tài nào sẽ bị ngăn chặn đã khiến người sử dụng mạng gặp khó khăn
khi muốn biết mình có thể và không thể truy cập gì; và đa số đã tự kiểm duyệt
chính mình. Các blogger và người quản lý diễn đàn thông thường hay khóa chức
năng góp ý để phòng ngừa các tranh luận nhạy cảm. Ban Tư tưởng – Văn hóa của
trung ương và Bộ Công An thường xuyên hướng dẫn các báo điện tử hoặc các cổng
thông tin xóa bỏ thông tin họ cho là có vấn đề (nhạy cảm). Các biên tập viên và
phóng viên báo chí đăng các tin nhạy cảm có nguy cơ bị kỷ luật, mất việc, hoặc
bị cầm tù.
Kể từ năm 2008, hàng loạt các quy định được ban hành
đã mở rộng quản lý nội dung truyền thông trên lĩnh vực trực tuyến. Bắt đầu với
Nghị định 97 ra lệnh cho các blog tránh không được bình luận về xã hội và chính
trị, ngăn cản không cho họ phổ biến các bài báo, tác phẩm văn học, hoặc các ấn
phẩm bị cấm bởi Luật phát hành [22]. Các hệ thống blog được chỉ thị phải rút bỏ
các nội dung “nguy hại” này và báo cáo với chính phủ thông tin cá nhân của các
blogger mỗi khi có yêu cầu [23]. Nghị định 02 tiếp theo vào năm 2011 cho phép
nhà chức trách quyền trừng phạt các nhà báo và blogger trên một loạt các vi phạm,
kể cả việc xuất bản dưới một bút danh. Nghị định này phân biệt giữa các nhà báo
được chính phủ công nhận và các blogger độc lập không có nhiều đặc quyền cũng
như không được bảo vệ đầy đủ [24].
Nghị định 72 về Quản lý, Cung cấp, và Sử dụng Dịch vụ
Internet cùng Nội dung Internet có hiệu lực từ tháng 9 năm 2013 và thay thế Nghị
định 97 của 2008, đã nới rộng xu hướng đàn áp này. Nó thay thế “blog” với “mạng
xã hội” để bao trùm nhiều hình thức khác nhau. Điều 5 giới hạn rộng rãi một loạt
các hình thức sử dụng mạng bao gồm “chống lại Nhà nước CHXHCN Việt Nam”, kích động
bạo lực, tiết lộ bí mật quốc gia, và cung cấp thông tin sai lệch.
Nghị định 72 đòi hỏi các trung gian – kể cả những
thành phần có trụ sở ở nước ngoài – phải quản lý thành phần ủng hộ thứ ba trong
quá trình hợp tác với chính phủ, và “loại bỏ hoặc ngăn chặn thông tin” bị
nghiêm cấm theo Điều 5. Nghị định này cũng đòi hỏi các công ty phải duy trì ít
nhất một mái chủ hoạt động ở quốc nội để “phục vụ công tác kiểm tra, lưu trữ,
và cung cấp thông tin của người sử dụng theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.”
Các mạng xã hội được chỉ thị phải “tiết lộ thông tin cá nhân của người sử dụng
liên quan đến khủng bố, tội phạm, và các hành vi vi phạm pháp luật” theo yêu cầu.
Nghị định này buộc chủ nhân các tiệm càfé Internet phải chịu trách nhiệm nếu
khách hàng của họ bị bắt quả tang truy cập vào các trang mạng “xấu” [26]. Nghị
định 72 không liệt kê các hình phạt và công ty vi phạm có thể phải đối đầu, và
việc thi hành nó như thế nào cũng không được ghi rõ trong đó.
Cuối cùng thì vào tháng 11 năm 2013, chính phủ ban
hành Nghị định 174, có hiệu lực kể từ tháng 1 năm 2014. Nghị định này xuất
trình hình phạt hành chính 100 triệu vnđ ($4,700usd) cho những ai “chỉ trích
chính phủ, Đảng cầm quyền, và các anh hùng dân tộc” hoặc “tuyên truyền hay lan
truyền tư tưởng phản động chống phá nhà nước” trên các phương tiện mạng xã hội
[27]. Hình phạt hành chính này được áp dụng cho các vi phạm không đến mức truy
tố trách nhiệm hình sự. Nghị định này nêu rõ các hình phạt bổ sung đối với các
vi phạm liên quan đến lĩnh vực thương mại trực tuyến [28].
Bên cạnh việc mở rộng kiểm duyệt, chính phủ đã thông
qua các biện pháp mới để thao tác dư luận công chúng trên mạng. Năm 2013, Ban
Tuyên Giáo và Sở Giáo Dục đã tiết lộ rằng họ quản lý ít nhất 400 tài khoản trên
mạng – nhưng không nói rõ là loại nào – và 20 trang blog để chiến đấu với “thế
lực thù địch” [29]. Một vài blog đã chỉ trích các Đảng viên cấp cao, chẳng hạn
như Quan Làm Báo, đã nhận được phản ảnh rằng đó chỉ là đấu đá nội bộ thay vì thể
hiện ý kiến khách quan.
Dù đã chịu những hạn chế bởi chính phủ, mạng
Internet ở Việt Nam vẫn sôi động và cung cấp một sự đa dạng trong thông tin bằng
ngôn ngữ Việt. Các trang như YouTube, Twitter, và hệ thống blog như Blogger hay
WordPress đều được tự do truy cập và ngày càng phổ biến. Facebook, tuy đã không
được công nhận chính thức và đối mặt với những ngăn cản rời rạc kể trong 2010
và 2011, vẫn trở nên rất thông dụng trong 2014 dù trong một vài trường hợp vẫn
phải cần đến các biện pháp vượt tường để truy cập. Facebook lần đầu tiên năm
2012 đã vượt qua đối thủ cạnh tranh địa phương là Zing, và đã có số lượng người
sử dụng tăng gấp đôi vào tháng 5, 2013 [30].
Dù phần lớn các blog và các trang mạng truyền thông
xã hội đều đăng tải các chủ đề cá nhân và phi chính trị, dân báo đã xuất hiện
như một nguồn thông tin quan trọng đối với nhiều người Việt, nhất là trong bối
cảnh truyền thông chính thống bị quản lý chặt chẽ như hiện nay. Người dân giờ
đây nhận ra sự tồn tại song song của truyền thông chính thức và đối tác thay thế
họ đang hoạt động chỉ trên mạng mà thôi. Các trang như Anh Ba Sàm, Quê Choa, hoặc
Bauxite Vietnam phản ứng rất nhanh với các sự kiện chính trị xã hội và có nhiều
ảnh hưởng trong việc huy động các cuộc biểu tình tại Hà Nội và Tp HCM phản đối
Trung Quốc xâm chiếm HS và TS năm 2011 [31]. Năm 2012, blog đã đóng một vai trò
quan trọng trong việc tập hợp ý kiến công chúng và cung cấp bằng chứng chính
quyền địa phương thu giữ đất nông nghiệp của nông dân [32]. Năm 2013, các nhà
hoạt động ủng hộ đồng tính đã sử dụng truyền thông xã hội để ủng hộ hôn nhân đồng
tính [33].
CÁC
VI PHẠM QUYỀN LỢI NGƯỜI SỬ DỤNG MẠNG
Trong năm năm qua, Việt Nam đã thẩm vấn, giam giữ,
và hành hung các blogger và các tác giả viết bài trên mạng với một xu hướng đàn
áp đã gia tăng trong 2013 và 2014. Các bản án ngày càng nặng hơn được phán quyết
trong các phiên tòa xử lướt qua thông thường báo chí không được tham dự. Chỉ
trong vòng có hai tháng vào giữa năm 2013, có đến ba bloggers bị bắt giam bởi
Điều 258 BLHS về lạm dụng quyền tự do để đe dọa chính quyền. Các tin tặc đã nhắm
vào các nhà tranh đấu bất đồng chính kiến người Việt kể từ năm 2009. Trong năm
2014, qua phân tích các đợt tấn công gần đây, kết quả cho thấy tin tặc đã đa dạng
hoá các mục tiêu để tấn công cũng như các kỹ thuật tấn công dùng để ngăn chặn
những ý kiến phê bình chính phủ Việt Nam. Họ cũng đã gia tăng việc kết hợp sự
đa dạng này với chiến thuật chính thức công khai thừa nhận họ đã thao túng dư
luận trên mạng và ngăn chặn các trang mạng.
Hiên Pháp đã được sửa đổi năm 2013 khẳng định quyền
tự do ngôn luận, nhưng trong thực tế ĐCSVN đã quản lý các phương tiện truyền
thông rất chặt chẽ. Pháp luật, bao gồm các nghị định liên quan đến Internet,
BLHS, Luật Xuất bản, và Pháp Lệnh Bảo Vệ Bí Mật Quốc Gia, tất cả có thể được sử
dụng để bỏ tù nhà báo và cư dân mạng. Điều luật khét tiếng số 79 và 88 của BLHS
thường xuyên được sử dụng để truy tố và bỏ tù blogger và các nhà tranh đấu trên
mạng về tội âm mưu lật đổ và tuyên truyền chống chính quyền [34]. Điều 258 dùng
để xử phạt những ai “lạm dụng quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của các tổ
chức và công dân khác” cũng đã được gia tăng sử dụng để bắt giữ các blogger. Cơ
quan tư pháp thì không độc lập, và các phiên tòa xử các vụ án liên quan đến tự
do bày tỏ chính kiến thường diễn ra rất nhanh với các bản án đã định đoạt sẵn
trước. Công an hay xem thường thủ tục tố tụng công bằng, thường bắt giữ blogger
và các nhà hoạt động trên mạng mà không cần trát lệnh của tòa án hoặc bắt giữ
người quá thời hạn quy định của pháp luật.
Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới đã đếm được 31 cư
dân mạng đã bị bắt giam tại Việt Nam kể từ tháng Tư năm 2014, so với con số 17
của năm 2011 [35]. Sự gia tăng đáng kể này đã được tăng tốc bởi kết quả phán
xét của phiên tòa tháng Giêng 2013 xử 14 sinh viên, blogger, và nhà tranh đấu
nhân quyền về tội âm mưu lật đổ chính quyền theo Điều 79 [36][37]. Các bản án
dao động từ 3 năm tù giam kèm theo 2 năm quản thúc tại gia cho đến 3 năm quản
thúc tại gia [38].
Các bản án khác tiếp tục được phán quyết trong thời
gian thuộc bản báo cáo này. Vào tháng Năm 2013, hai sinh viên Nguyễn Phương
Uyên, 21t, và Đinh Nguyên Kha, 25t - đã bị bắt từ tháng Mười 2012 vì tội phổ biến
các tài liệu chống chính quyền trên mạng và ở nơi công cộng - bị kết án tù từ 6
đến 8 năm. Trích dẫn bản cáo trạng, tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới nói rằng
hai sinh viên này đã bị cáo buộc liên lạc với một nhà hoạt động đối kháng ở nước
ngoài qua Facebook [39]. Tòa phúc thẩm sau đó đã giảm án xuống còn 3 năm quản
thúc tại gia cho Uyên và 4 năm tù giam cho Kha [40]. Luật gia kiêm blogger Lê
Quốc Quân, người đã bị bắt giữ từ tháng Mười Hai 2012 ngay sau khi trang BBC Tiếng
Việt đăng tải một bài viết của ông, cũng đã bị kết án 30 tháng tù giam vào
tháng Mười 2013 kèm theo số tiền phạt 1.2 billion vnd ($57,000usd) về hành vi
trốn thuế, một tội danh thường được chính phủ giả lập để bịt miệng các nhà bất
đồng chính kiến [41].
Việc bắt giữ hiện nay cũng còn đang diễn ra, đặt biệt
là theo Điều 258. Công an đã bắt giữ blogger Trương Duy Nhất vào tháng Năm 2013
[42]. Hai vụ bắt giữ khác theo cùng tội danh sau đó đã diễn ra vào tháng Sáu nhắm
vào nhà văn nổi bật 61 tuổi Phạm Viết Đào, người đã viết rất nhiều về các vấn đề
nhạy cảm chẳng hạn như việc tranh chấp lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc
[43], và blogger Đinh Nhật Uy, anh của Đinh Nguyên Kha [44]. Vào tháng Mười,
sau một phiên tòa kéo dài 4 giờ đồng hồ, Uy đã bị kêu án một năm quản chế [45].
Vào tháng Ba 2014, Phạm Viết Đào đã bị xử 15 tháng tù [46]; Trương Duy Nhất bị
kêu án 2 năm tù giam [47]. Ngày 5 tháng Năm 2014, blogger Nguyễn Hữu Vinh, còn
được biết đến với tên gọi Anh Ba Sàm, đã bị bắt giữ cũng với Điều 258 [48].
Hai trong số các blogger bị kêu án tù lâu nhất đã
tuyệt thực riêng biệt trong tù vào khoảng thời gian nằm trong bản báo cáo này để
phản đối điều kiện của trại giam. Nguyễn Văn Hải, biệt danh Điếu Cày, đã tiếp tục
bị giam cầm sau khi đã thi hành xong bản án 2.5 năm tù giam với tội danh trốn
thuể năm 2010. Điếu Cày sau đó vào năm 2012 đã bị xử thêm 12 năm tù giam và 5
năm quản chế về tội “hoạt động chống chính quyền” [49]. Qua trang blog của ông,
Điếu Cày đã trở thành một tiếng nói tấm cỡ chỉ trích thành tích nhân quyền của
chính phủ và ủng hộ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa. Ông đã từ
chối ăn thức ăn hơn một tháng kể từ tháng Bảy 2013 cho đến khi nhà chức trách đồng
ý chấp nhận xem xét kiến nghị phản đối chế độ đối đãi tù nhân của ông [50]. Ủy
Ban Bảo Vệ Nhà Báo (CPJ) ở New York qua buổi lễ khiếm diện đã vinh danh ông với
giải thưởng Tự Do Báo Chí vào tháng Mười 2013 [51]. Nhà đối kháng trực tuyến Cù
Huy Hà Vũ cũng đã tuyệt thực đến 3 tuần trong tháng Sáu. Ông Cù Huy Hà Vũ đang
thụ án 7 năm tù giam và 3 năm quản chế, bản án được phán quyết trong phiên tòa
xử kín 2011 công chúng không được tham dự [52.] Ông Vũ được trả tự do vào tháng
Tư 2014 [53].
Ngoài hình phạt tù, các blogger và nhà hoạt động
trên mạng cũng phải chịu những cuộc tấn công hành hung, mất việc làm, đường
truyền mạng bị cắt, hạn chế đi lại, và bị tước đoạt các quyền tự do khác. Trong
thời gian của bản báo cáo này, có một số blogger đã bị sách nhiễu vì đã tổ chức
và tham gia các sự kiện công cộng, bao gồm hàng loạt các sự kiện xảy ra trong
tháng Năm 2013. Công an và an ninh ở Hà Nội, Nha Trang, và Tp HCM đã đánh đập
các blogger tham gia các buổi dã ngoại nhân quyền khắp mọi miền được an bài qua
Facebook cho những ai quan tâm đến quyền con người [54]. Tại Sài Gòn, blogger
Nguyễn Hoàng Vi đã ghi nhận các vết trầy xước trên mặt em và mẹ của cô sau khi
Công an tấn công buổi dã ngoại [55]. Trong tháng Năm, có ít nhất một cư dân mạng
báo cáo trên Facebook là anh đã bị đánh vào ngực khi tham dự phiên tòa xử một
nhà bất đồng chính kiến [56]. Cùng tháng đó, blogger Huỳnh Ngọc Chênh, người đã
từng nhận giải thưởng Netizen 2013 của tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới, đã bị
ngăn chặn không được xuất cảnh [57]. Đánh đập và quấy rối tiếp tục diễn ra ở Tp
HCM vào tháng Mười Hai 2013 trong một buổi lễ ăn mừng ngày Quốc tế Nhân quyền
[58].
Đăng ký tên thật là điều không cần thiết đối với việc
viết blog hay viết bài bình luận trực tuyến, và nhiều người Việt đã làm như vậy.
Tuy nhiên, chính quyền Việt Nam đã giám sát các hoạt động và trao đổi bất đồng
chính kiến trên mạng. Chủ các quán càfé Internet đã được chỉ thị phải cài phần
mềm giám sát và lưu trữ thông tin vào máy tính trong quán để thu thập thông tin
và hoạt động của người sử dụng. Công dân cũng phải cung cấp cho các công ty dịch
vụ mạng các giấy tờ do chính quyền cấp khi đặt mua dịch vụ mạng cho gia cư
[59]. Vào cuối năm 2009, Bộ TTTT yêu cầu tất cả các khách hàng sử dụng ĐTDĐ trả
trước thuê bao ĐT phải đăng ký căn cước của họ với các nhà điều hành và giới hạn
3 số ĐT cho mỗi người, mỗi Cty cung cấp dịch vụ [60]. Tuy nhiên, kể từ năm
2014, quá trình đăng ký này không nối kết vào cơ sở dữ liệu trung tâm nào cả
nên có thể tránh được bằng cách sử dụng căn cước giả [61].
Nghị định 72 yêu cầu tất cả các nhà cung cấp dịch vụ
mạng – đặc biệt là các trang mạng xã hội – phải cung cấp thông tin người sử dụng
cho các “cơ quan có thẩm quyền” theo yêu cầu. Nhưng nghị định này là không có thủ
tục thi hành hoặc giám sát để thu thập thông tin hay ngăn chặn việc sử dụng giấy
tờ giả [62]. Nghị định này cho người sử dụng mạng một quyền tự do mơ hồ rằng
“thông tin cá nhân của hô sẽ được giữ bí mật theo đúng quy định của pháp luật”.
Việc thực hiện các đòi hỏi của nghị định này hoàn toàn tùy thuộc vào các bộ trưởng,
thủ trưởng cơ quan, và các “cơ quan chính phủ”, các “ủy ban nhân dân”, và “các
tổ chức, cá nhân có liên quan”; khiến cho người sử dụng mạng nặc danh và các
trao đổi cá nhân có thể bị xâm phạm bất kỳ cơ quan thẩm quyền nào ở Việt Nam
trong những năm tới.
Năm 2013, một nhóm nghiên cứu có trụ sở tại Canada
có tên gọi Citizen Lab đã xác định phần mềm FinFisher trong các máy chủ tại 25
quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam [63]. Phần mềm này được quảng
bá và phân phối bởi Anh quốc thông qua Gamma International. FinFisher là một phần
mềm dùng để xâm nhập và giám sát một cách bất hợp pháp, nó có khả năng giám sát
thông tin liên lạc, trích xuất thông tin như danh bạ, giám sát tin nhắn và
email không cần sự cho phép của các máy tính khác. Citizen Lab cũng cho biết rằng
sự hiện hữu của một máy chủ với FinFisher như thế không chứng minh được ai đang
quản lý nó, mặc dù nó được thiết lập cho các chính phủ sử dụng.
Các nhà hoạt động tranh đấu tại Việt Nam và ở hải
ngoại đã trở thành các mục tiêu trong các cuộc tấn công mạng có hệ thống kể từ
năm 2009. [64]. Khi các hoạt động tấn công này được ghi nhận lần đầu tiên, những
kẻ tấn công đã sử dụng một phần mềm đánh tiếng Việt để lây nhiễm các máy tính với
mã độc nhằm mục đích sử dụng các máy này để phát động các cuộc tấn công từ-chối-dịch-vụ
(DDoS) vào các trang blog và trang mạng được xem là công kích chính phủ. Google
đã ước tính rằng “có khả năng hàng chục nghìn máy tính” đã bị ảnh hưởng [65] nhưng
chính quyền Việt Nam đã không có động thái gì để tìm và trừng phạt những kẻ tấn
công [66].
Kể từ đó, các phương pháp tấn công của tin tặc đã
phát triển thêm dù rằng các mục tiêu họ nhắm vào vẫn không thay đổi. Các nhà hoạt
động hiện nay có nguy cơ tài khoản bị chiếm giữ qua những email spear-phishing
giả tạo cải trang như thật nhưng có chứa mã độc dùng để xâm nhập qua hàng rào
phòng bị kỹ thuật số của người nhận để tiếp cận các thông tin về tài khoản cá
nhân. Năm 2013, những kẻ tấn công đã chiếm quyền kiểm soát một số các trang
blog quan trọng bao gồm trang Anh Ba Sàm, Que Choa, và những trang blog cá nhân
được viết bởi các nhà hoạt động như Nguyễn Xuân Diện, Huỳnh Ngọc Chênh, và những
người khác [67]. Việc đăng tải một danh sách các địa chỉ khác nhau cho một
trang blog hay trang tin tức, phòng ngừa trường hợp một trong các địa chỉ đó bị
chiếm quyền kiểm soát, là điều rất phổ biến. Vào tháng Giêng 2014, các nhà
nghiên cứu đã tiết lộ rằng đường dây tin tức của hãng Thông tấn AP và Tổ chức
Quản lý Điện tử (EFF) của Hoa Kỳ cũng nằm trong các mục tiêu bị đánh phá bởi
tin tặc vì đã đăng tải tin tức về tình hình Việt Nam. Các tin tặc này đã sử dụng
ngân sách lên đến “hàng chục nghìn Mỹ kim” để phát động các cuộc tấn công từ
các máy chủ trên khắp thế giới [68]. Qua phân tích các email bị tình nghi, Tổ
chứ Quản lý Điện Tử EFF có trụ sở ở Cali, Hoa Kỳ cho biết nhóm chịu trách nhiệm
trong việc đánh phá này dường như đã hoạt động từ năm 2009. Tuy nhiên, mã độc của
họ giờ đã được nâng cấp, chỉ có phần mêm của 1 trong số gần 50 nhà cung cấp phần
mềm dò soát virút có thể tìm ra mà thôi [69].
Các cuộc tấn công đôi khi trùng hợp với các góp ý
không tốt để bôi xấu nội dung của một trang mạng, dấu hiệu của việc thao túng
dư luận, tuy không thể truy tìm ra gốc rễ là các diễn viên của chính quyền.
Trong năm qua, sự hiện diện của những góp ý loại này phù hợp với các biện pháp
kiểm soát chính thức chẳng hạn như các vụ bắt người và ngăn chặn trang mạng. Một
trang blog có nguồn gốc ở Cali đã bị hack trong 2013. Khi Ngọc Thu, chủ nhân của
trang blog này lấy lại được quyền kiểm soát và chuyển nó sang một địa chỉ khác,
nó lại bị các công ty cung cấp dịch vụ mạng ngăn chặn [70]. Trang mạng của
blogger Trương Duy Nhất trong một thời gian ngắn sau khi ông bị bắt vào tháng
Năm 2013 đã không thể truy cập được. Khi nó tái xuất hiện, trang blog này tự động
cài mã độc vào máy tính của những người truy cập vào đó, nhắm vào độc giả ủng hộ
ông để theo dõi và tấn công sau này [71].
PHỤ
LỤC
[1] “‘Taking-off Strategy,’ Does it Stepping Up the
Development of the ICT Industry in Vietnam?” Business in Asia, accessed June,
2012, http://www.business-in-asia.com/vietnam/vietnam_ict.html.
[2] Reporters Without Borders, “2013: Netizens
Imprisoned,” http://bit.ly/Wsi72Y.
[3] International Telecommunication Union,
“Percentage of Individuals Using the Internet, 2000-2013,” http://bit.ly/14IIykM. We Are Social, “Social,
Digital and Mobile in APAC 2014, http://wearesocial.net/blog/2014/01/social-digital-mobile-apac-2014/.
[4] International Telecommunication Union,
“Measuring the Information Society,” 2013, http://www.itu.int/en/ITU-D/Statistics/Documents/publications/mis2013/MIS2013-exec-sum_E.pdf.
[5] UNICEF, “At a Glance: Vietnam,” accessed July
2013, http://www.unicef.org/infobycountry/vietnam_statistics.html.
[6] “Tình hình sử dụng Internet tại Việt Nam 2011”
[The Situation of Internet Use in Vietnam in 2011], VNVIC, August 3, 2011, http://vnvic.com/tin-tuc-cong-nghe/140-tinh-hinh-su-dung-internet-tai-viet-nam-2011.html.
[7] “Việt Nam: 20% không tin tưởng thông tin trên
Internet” [Vietnam: 20% Do Not Trust Information on the Internet], PA News,
April 15, 2010, http://news.pavietnam.vn/archives/1547.
[8] We Are Social, “Social, Digital and Mobile in
Vietnam,” October 30, 2012, http://bit.ly/Stwb8z.
[9] “Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm
1/4/2012” [Survey of population changes and family planning, at 1 Apr 2012],
General Statistics Office, December 2012.
[10] See FPT price list, consulted April 2014: http://internetfpt.org/lap-dat-internet-fpt.html.
[11] International Telecommunication Union,
“Mobile-cellular Telephone Subscriptions, 2000-2013.”
[12] Thankiu, “Cimigo Net Citizens Report 2012,” http://bit.ly/164vsBv.
[13] “Tăng trưởng thuê bao di động giảm mạnh” [Growth
of mobile subscription slows down], Saigon Times, July 22, 2013, http://www.thesaigontimes.vn/home/congnghe/toancanh/99727/.
[14] “Three Vietnam Telcos hike 3G fees – again,”
Thanh Nien News, October 17, 2013, http://www.thanhniennews.com/2010/pages/20131017-three-telcos-hike-3g-fees-again.aspx.
[15] “Thị trường Internet cũng sẽ có những vụ sát nhập?”
[Will the Internet Market see Mergers?], ICTNews, September 21, 2012, http://ictnews.vn/home/Internet/77/Thi-truong%C2%A0Internet-cung-se-co-nhung-vu-sap-nhap/105064/index.ict.
[16] GSMA Intelligence, “3G growth stalls in
Vietnam.”
[17] The four are: VNPT, Viettel, Hanoi Telecom, and
VTC.
[18] Geoffrey Cain, “Bloggers the New Rebels in
Vietnam,” SFGate, December 14, 2008, http://bit.ly/1bhBy1W.
[19] OpenNet Initiative, “Update on Threats to
Freedom of Expression Online in Vietnam,” September 10, 2012, http://opennet.net/blog/2012/09/update-threats-freedom-expression-online-vietnam.
[20] OpenNet Initiative, “Update on Threats to
Freedom of Expression Online in Vietnam.”
[21] OpenNet Initiative, “Update on Threats to
Freedom of Expression Online in Vietnam.”
[22] OpenNet Initiative, “Vietnam,” August 7, 2012, https://opennet.net/research/profiles/vietnam;
The Government, “Decree No 97/2008/ND-CP of August 28, 2008,” Official Gazette
11-12, August 2008, http://english.mic.gov.vn/vbqppl/Lists/Vn%20bn%20QPPL/Attachments/6159/31236373.PDF;
Ministry of Information and Communications, “Circular No. 07/2008/TT-BTTTT of
December 18, 2008,” Official Gazette 6-7, January 2009, http://english.mic.gov.vn/vbqppl/Lists/Vn%20bn%20QPPL/Attachments/6145/23434370.pdf.
[23] Karin Deutsch Karlekar, ed., “Vietnam,” Freedom
of the Press 2009 (New York: Freedom House, 2009).
[24] Article 19, “Comment on the Decree No. 02 of
2011 on Administrative Responsibility for Press and Publication Activities of
the Prime Minister of the Socialist Republic of Vietnam,” June 2011, http://www.article19.org/data/files/pdfs/analysis/comment-on-the-decree-no.-02-of-2011-on-administrative-responsibility-for-pr.pdf;
“Decree 02/2011/ND-CP” [in Vietnamese], January 6, 2011, available at Committee
to Protect Journalists, http://cpj.org/Vietnam%20media%20decree.pdf.
[25] “Decree No. 72/2013/ND-CP, dated July 15, 2013
of the Government on Management, Provision and Use of Internet Services and
Online Information,” Luật Minh Khuê, http://luatminhkhue.vn/copyright/decree-no-72-2013-nd-cp.aspx.
[26] OpenNet Initiative, “Update on Threats to
Freedom of Expression Online in Vietnam.”
[27] Decree 174/2013/NĐ-CP, Central database of
Ministry of Justice, November 13, 2013, http://vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-van-ban-goc.aspx?ItemID=32615.
[28] Anh-Minh Do, “Vietnam Introduces Two New
Internet Fines: A $5,000 Fine for Social Media and $5,000 Fine for E-commerce,”
Tech in Asia, November 28, 2013, http://www.techinasia.com/internet-fines-vietnam/.
[29] “Vietnam Admits Deploying Bloggers to Support
the Government”, BBC, January 11, 2013, http://www.bbc.co.uk/news/world-asia-20982985.
[30] “71.4% người dùng Internet tại Việt Nam sử dụng
Facebook” [71.4% Internet users in Vietnam use Facebook], ICT News, September
23, 2013, http://ictnews.vn/internet/71-4-nguoi-dung-internet-tai-viet-nam-su-dung-facebook-111922.ict.
[31] “Người biểu tinh Thu Hằng bị đưa vào trại”
[Demonstrator Thu Hang Sent to Camp], BBC Vietnamese, December 9, 2011, http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/12/111209_bui_hang_arrested.shtml.
[32] Stuart Grudgings, “Web Snares Vietnam as
Bloggers Spread Protests Over Land,” Reuters, August 19, 2013, http://www.reuters.com/article/2012/08/19/us-vietnam-bloggers-idUSBRE87I09I20120819.
[33] “Hàng nghìn bạn trẻ ủng hộ LGBT nói tôi đồng
ý”, [Thousands young people support LGBT], Vietnam Plus, October 27, 2013, http://www.vietnamplus.vn/hang-nghin-ban-tre-ung-ho-lgbt-noi-toi-dong-y/227215.vnp.
[34] Reporters Without Borders, “Internet Enemies:
Vietnam.”
[35] Reporters Without Borders, http://en.rsf.org/report-vietnam,85.html.
[36] Committee to Protect Journalists, “Bloggers
imprisoned in mass sentencing in Vietnam,” news alert, January 9, 2013, http://www.cpj.org/2013/01/bloggers-imprisoned-in-mass-sentencing-in-vietnam.php.
[37] Seth Mydans, “Activists Convicted in Vietnam
Crackdown on Dissent,” New York Times, January 9, 2013, http://www.nytimes.com/2013/01/10/world/asia/activists-convicted-in-vietnam-crackdown-on-dissent.html?_r=0.
[38] “Long Prison Terms For “Dissident” Vietnam
Bloggers,” Global Voices Online, January 12, 2013, http://globalvoicesonline.org/2013/01/12/long-prison-terms-for-dissident-vietnam-bloggers/.
[39] Reporters Without Borders, “Appeal Court
Upholds Jail Time For Five Bloggers,” May 23, 2013, http://en.rsf.org/vietnam-appeal-court-upholds-jail-time-for-23-05-2013,44666.html?utm_source.
[40] “Sinh viên Phương Uyên hưởng án treo” [Student
Phuong Uyen get probation], BBC, August 16, 2013, http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/08/130816_uyen_kha_appeal.shtml.
[41] Committee to Protect Journalists, “Vietnamese
Blogger Jailed on Tax Evasion Charges,” October 4, 2013, https://cpj.org/2013/10/vietnamese-blogger-jailed-on-tax-evasion-charges.php.
[42] Committee to Protect Journalists, “Vietnamese
Blogger Detained on Anti-State Charges,” news alert, May 30, 2013, http://cpj.org/2013/05/vietnamese-blogger-detained-on-anti-state-charges.php.
[43] Committee to Protect Journalists, “Prominent
Vietnam blogger arrested in Hanoi,” news alert, June 14, 2013, http://cpj.org/2013/06/prominent-vietnam-blogger-arrested-in-hanoi.php.
[44] “Confidence Tricks,” Economist, June 22, 2013, http://www.economist.com/news/asia/21579883-repression-fierce-self-criticism-mild-confidence-tricks.
[45] “Vietnam: Drop Charges Against Internet
Activist”, Human Right Watch, October 28, 2013, http://www.hrw.org/news/2013/10/28/vietnam-drop-charges-against-internet-activist.
[46] “Vietnam Jails Blogger for Critical Posts”, Al
Jazeera, March 19, 2014, http://www.aljazeera.com/news/asia-pacific/2014/03/vietnam-jails-blogger-critical-posts-20143197839471148.html.
[47] “Vietnam Jails Ex-journalist Over
Anti-government Blog,” Reuters, March 4, 2104, http://in.reuters.com/article/2014/03/04/vietnam-court-idINL3N0M13KF20140304.
[48] "Reason to arrest Anh Ba Sam", Tuoi
Tre, May 9, 2014, http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Phap-luat/606530/ly-do-bat-anh-ba-sam.html.
[49] “Y án với Điếu Cày và Tạ Phong Tần” [Sentences
uphold for Dieu Cay and Ta Phong Tan], BBC Vietnamese, December 28, 2012, www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/12/121228_xu_khang_an_dieu_cay.shtml+&cd=10&hl=vi&ct=clnk&gl=vn.
[50] Reuters, “Jailed Vietnam Blogger Ends Hunger
Strike After 5 Weeks,” via Voice of America, August 3, 2013, http://www.voanews.com/content/reu-jailed-vietnam-blogger-ends-hunger-strike-after-5-weeks/1722847.html.
[51] Sumit Galhotra, “A Daughter's Plea for her
Father's Freedom in Vietnam,” CPJ Blog, November 21, 2013, http://www.cpj.org/blog/2013/11/a-daughters-plea-for-her-fathers-freedom-in-vietna.php.
[52] Reporters Without Borders, “Prime Minister
Urged to Free All Imprisoned Bloggers and Journalists,” September 1, 2011, http://en.rsf.org/vietnam-prime-minister-urged-to-free-all-01-09-2011,40879.html.
[53] “Vietnamese Dissident Arrives in US after Early
Release from Prison,” Voice of America, April 8, 2014, http://www.voanews.com/content/vietnamese-dissident-arrives-in-us-after-early-release-from-prison/1888486.html.
[54] “Dã ngoại nhân quyền tại Việt Nam” [Human
rights picnic in Vietnam], BBC, May 5, 2013, http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/05/130505_human_right_display_vn.shtml.
[55] “Human Rights Picnic Follow Up Report: Bloggers
in Saigon Violently Beaten,” Dan Lam Bao, May 8, 2013,
[56] Reporters Without Borders, “Appeal Court
Upholds Jail Time For Five Bloggers.”
[57] “Blogger Huynh Ngoc Chenh bị cấm đi Mỹ”
[Blogger Huynh Ngoc Chenh was denied travel to the US], BBC, May 10, 2013, http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/05/130510_blogger_huynh_ngoc_chenh_bi_cam_xuat_canh.shtml.
[58] “Bloggers bị đánh đập dã man tại Saigòn: một
cái tát vào Hội đồng Nhân quyền LHQ”, [Bloggers were beaten up brutally in
Saigon], Radio Free Asia, December 10, 2013, http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/poli-secur-beat-blogg-12102013084007.html;
Reporters Without Borders, “Vietnam - Police use violence against bloggers at
human rights picnics,” Trust, May 10, 2013, http://www.trust.org/item/20130508094839.0000-puhmi.
[59] “Internet Censorship Tightening in Vietnam,”
Asia News, June 22, 2010, http://www.asianews.it/news-en/Internet-censorship-tightening-in-Vietnam-18746.html.
[60] Phong Quan, “Sim Card Registration Now Required
in Vietnam,” Vietnam Talking Points, January 16, 2010, http://talk.onevietnam.org/sim-card-registration-now-required-in-vietnam/
[61] “Quản lý thuê bao di động trả trước: Chuyện
không dễ,” [Managing Prepaid Mobile Subscribers Isn’t Easy], Vinhphuc, January
14, 2013, http://www.vinhphuc.vn/ct/cms/Convert/thihanhpl/Lists/tintuc/View_Detail.aspx?ItemID=10.
[62] “Decree No. 72/2013/ND-CP.”
[63] Morgan Marquis-Boire et al., “You Only Click
Twice: FinFisher’s Global Proliferation,” Citizen Lab, March 13, 2013,
[64] Human Rights Watch, “Vietnam: Stop Cyber
Attacks Against Online Critics,” news release, May 26, 2010, http://www.hrw.org/news/2010/05/26/vietnam-stop-cyber-attacks-against-online-critics.
[65] George Kurtz, “Vietnamese Speakers Targeted in
Cyberattack,” CTO (Blog), March 30, 2010, http://siblog.mcafee.com/cto/vietnamese-speakers-targeted-in-cyberattack/;
Neel Mehta, “The Chilling Effect of Malware,” Google Online Security Blog,
March 30, 2010, http://googleonlinesecurity.blogspot.com/2010/03/chilling-effects-of-malware.html.
[66] Human Rights Watch, “Vietnam: Stop Cyber
Attacks Against Online Critics.”
[67] David Brown, “Mysterious Attack on a Vietnamese
Blog,” Asia Sentinel, March 18, 2013, http://www.asiasentinel.com/politics/mysterious-attack-on-a-vietnamese-blog/
“Que Choa bị hack?” [Que Choa has been hacked?], February 14, 2014, http://hieuminh.org/2014/02/13/breaking-news-que-choa-bi-hack/.
[68] Chris Brummit, “Vietnam’s ‘Cyber Troops’ Take
Fight to US, France,” Associated Press, via Irrawaddy, January 21, 2013, http://www.irrawaddy.org/asia/vietnams-cyber-troops-take-fight-us-france.html.
[69] Eva Galperin and Morgan Marquis-Boire,
“Vietnamese Malware Gets Very Personal,” Electronic Frontier Foundation,
January 19, 2013, https://www.eff.org/deeplinks/2014/01/vietnamese-malware-gets-personal.
[70] Chris Brummit, “Vietnam’s ‘Cyber Troops’ Take
Fight to US, France.”
[71] Article 19, “Vietnam: ARTICLE 19's submission
to the UN Universal Periodic Review,” June 19, 2013, http://www.article19.org/resources.php/resource/37111/en/vietnam:-article-19's-submission-to-the-un-universal-periodic-review.
No comments:
Post a Comment