6-2-3012
Tính nghiêm trọng và quy mô của vụ Tiên Lãng, Hải Phòng, hẳn là chưa đạt mức của vụ Thái Bình 1997, nên tròn một tháng sau khi xảy ra sự việc, tất cả vẫn còn chờ cuộc họp chỉ đạo của Thủ tướng, đồng thời là đại biểu Quốc hội của Hải Phòng, dự kiến vào tuần tới.
Trong khi chờ chỉ đạo, mặc cho dư luận bùng nổ, báo Nhân dân và trang Thông tấn xã Việt Nam vẫn hoàn toàn im lặng về Tiên Lãng, dành chỗ cho tin về các hoạt động “Mừng Đảng, mừng Xuân”, chúc Tết, trồng cây, đi cày, tán chuyện cá Rồng, chính khách tiếp thi nhân, dâng hương, thắp hương, mừng sinh nhật, úy lạo cán bộ hưu trí… Những tờ báo hạt nhân cứng của hệ thống: Công an Nhân dân, Hà Nội Mới, Sài Gòn Giải phóng đều đồng thanh im lặng về Tiên Lãng. Quân đội Nhân dân cũng thế, nhưng chỉ vì phải tập trung chống diễn biến và tự diễn biến hòa bình.
Thế nên tôi mới giật mình khi đọc giữa rừng tin vui và tin vui vui trên trang Thông tấn xã hàng tít “Thái Nguyên cần đẩy mạnh việc xây dựng Đảng”. Xây dựng Đảng là chiến lược toàn quốc gia, chỗ nào mà chẳng đẩy mạnh và đẩy mạnh hơn nữa, hà cớ gì chỉ riêng Thái Nguyên được chiếu cố? Ngôn ngữ chính trị phổ biến tại Việt Nam gần ba phần tư thế kỉ nay rèn cho người đọc một số kĩ năng rất hữu ích để sống còn trong một số tình huống đặc biệt, trong đó có kĩ năng đo nhiệt độ, dò mìn và tìm mộ giữa những con chữ. Giữa mùa chỉnh đốn, sau cái mệnh lệnh thức “cần đẩy mạnh” nói trên là đồng chí Thái Nguyên nào đây?
Đọc vào bài, tôi mới thấy mình lo thừa. Tuy ông Nguyễn Sinh Hùng, chủ tịch Quốc hội – cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước chứ không phải của Đảng – có “lưu ý tỉnh (Thái Nguyên) đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng”, nhưng ông cũng làm điều đó tại Hà Tĩnh chẳng hạn, chỉ có điều cái tít “Hà Tĩnh nâng cao hơn chất lượng xây dựng Đảng” không gợi nên tiếng rụng của đầu ai. Phương Nam vẫn yên tĩnh.
Cuối năm ngoái, một bản tin ngắn trên trang Thông tấn xã cho biết, Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa đề nghị Ban Bí thư “tăng hình thức kỉ luật từ cách hết các chức vụ trong Đảng lên khai trừ ra khỏi Đảng một trường hợp, giữ nguyên hình thức kỉ luật cảnh cáo hai trường hợp, giữ nguyên hình thức khai trừ ra khỏi Đảng một trường hợp“. Ủy ban Kiểm tra Trung ương chỉ vào cuộc ở những trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban bí thư. Bốn đảng viên bị đề nghị kỉ luật nêu trên phải là những người từng nắm các cương vị cao trong chính quyền. Họ là ai? Đã sai phạm gì? Công luận không được biết và không đặt câu hỏi. Họ không có tên tuổi. Họ có hình thù của những “trường hợp”. Chỉnh đốn trong Đảng có hình thù của những chiến dịch sương mù.
Gần hai năm trước, trong một sự kiện chấn động dư luận không kém vụ Tiên Lãng hôm nay, vụ án Sầm Đức Xương, ông Chủ tịch Hà Giang Nguyễn Trường Tô bị cách chức và xử lí kỉ luật Đảng vì “gây bất bình trong Đảng và xã hội do nếp sống buông thả, không lành mạnh”. Từ đó mọi nghi vấn và cáo buộc nghiêm trọng hơn câu chuyện nếp sống nằm im trong hồ sơ đã khép lại. Phương Nam vẫn yên tĩnh, như sau PMU 18 và Vinashin.
Ở vụ Thái Bình 1997, hơn hai tháng sau, khi mọi chuyện đã êm ắng, báo Nhân dân ra loạt phóng sự khép hồ sơ và định hướng dư luận. Một số quan chức cấp xã, huyện ở Thái Bình bị cách chức hoặc xử lí kỉ luật Đảng, tức khiển trách, cảnh cáo, cách chức nếu có chức vụ, hay cao nhất là khai trừ. Những người tổ chức vụ nông dân nổi dậy quy mô lớn nhất trong lịch sử của chế độ do công nông làm chủ ấy bị tuyên án lên đến 11 năm tù. Theo lời nhà văn Dương Thu Hương, chính quyền Việt Nam đã thực hiện một vụ Thiên An Môn trong bóng tối với những người tham gia. Kịch bản nào do Giáo sư Tương Lai đưa ra trong “Báo cáo sơ bộ về cuộc khảo sát xã hội học tại Thái Bình“, thực hiện theo chỉ thị của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt chỉ ba ngày sau khi nổ ra sự kiện, đã xảy ra?
Vài tuần nữa, khi một số quan chức cấp xã, huyện ở Hải Phòng có thể đã bị cách chức hay xử lí kỉ luật Đảng, ông Đoàn Văn Vươn và gia đình đã bị tuyên án đúng người đúng tội giết người, báo Nhân dân sẽ có phóng sự khép hồ sơ và định hướng dư luận. Một vài blogger nào đó sẽ tiếp tục dự báo Cách mạng Hoa cải từ tiếng súng Tiên Lãng, nhưng phương Nam sẽ lại hoàn toàn yên tĩnh.
Đừng lo cho Thái Nguyên.
© 2012 pro&contra
------------------------------
Dương Thu Hương trả lời phỏng vấn Việt Tide
Ngày: 10-04-2006
Ngày: 10-04-2006
http://www.dcvonline.org/modules.php?name=News&file=article&sid=1523
Nhà văn Dương Thu Hương: “Vụ tàn sát đẫm máu các cựu chiến binh nổi dậy tại Thái Bình là lý do khiến tôi gọi lũ cầm quyền là dòi bọ”.
Nhà văn Dương Thu Hương: “Vụ tàn sát đẫm máu các cựu chiến binh nổi dậy tại Thái Bình là lý do khiến tôi gọi lũ cầm quyền là dòi bọ”.
--------------------------
LTS: Bắt nguồn từ những cuộc phỏng vấn thời còn làm cho Ðài Á Châu Tự Do năm 1997 và do cảm phục thái độ can cường và tấm lòng của Dương Thu Hương đối với con người và đất nước Việt Nam, Ðinh Quang Anh Thái đã xem nhà văn nữ này như một người chị tinh thần. Trung tuần tháng Hai vừa qua, do lời mời của nhà xuất bản Sabine Wespieser Editeur, bà Dương Thu Hương đến Paris để ra mắt tác phẩm đã được in bằng Anh ngữ, cuốn “No man’s land”, nay được dịch sang Pháp ngữ là “Terre Des Oublis”. Khi được tin này, Ðinh Quang Anh Thái đã lập tức sang Paris thăm bà Dương Thu Hương và được bà dành cho một loạt cuộc phỏng vấn liên quan đến nhiều vấn đề tại quê nhà chúng ta. Năm bài đã được đăng trên Việt Tide và sau đây là bài thứ bẩy. Những bài kế tiếp sẽ được tiếp tục đăng trên Việt Tide vào những tuần sắp tới, mời quý độc giả đón đọc.
Việt Tide: Trong thời gian vài tháng qua, nhiều cuộc đình công của công nhân đã bùng nổ ở một số tỉnh miền Nam Việt Nam nhằm chống lại chính sách đối xử bất công của giới chủ nhân người ngoại quốc. Bà nhận định như thế nào về phong trào đình công này?
Dương Thu Hương: Tôi nghĩ rằng đó là dấu hiệu tốt của dân tộc. Cái nhà nước này nó luôn luôn nói rằng chủ nghĩa Mác dựa trên giai cấp công nhân, nhưng đó là lối lừa bịp rẻ tiền nhất, ngu xuẩn nhất. Bởi vì Việt Nam làm gì có đội ngũ công nhân đủ để trở thành một giai cấp như Mác nói. Hơn thế nữa, chủ nghĩa Mác là một thứ ảo tưởng lớn nhất và một nửa nhân loại đã phải trả giá cho nó. Cho nên cái đảng cộng sản Việt Nam thực chất cũng chỉ là đảng của đám chánh tổng cường hào ác bá.
Bây giờ, những công nhân nổi lên như vậy có nghĩa là dân tộc Việt Nam đang phát triển nên công nhân bắt đầu ý thức được quyền lợi của mình. Ðó là những mầm mống, những bài tập để hướng tới một nền dân chủ. Công nhân bây giờ không còn tin đảng cộng sản và họ ý thức được rằng, đảng cộng sản chỉ là đảng của một bọn lừa bịp và bóc lột liên kết chặt chẽ với các nhà đầu tư nước ngoài để làm tiền trên xương máu của công nhân.
Tôi nghĩ rằng các cuộc đình công là dấu hiệu đáng mừng. Vì xưa nay đất nước chúng ta là của những người nông dân chân đất mắt toét cúi rạp lưng xuống và khi nào đói khổ quá thì chỉ có thể làm giặc được thôi, chứ họ chưa biết đấu tranh, chưa biết những quyền lợi đáng nhẽ họ được hưởng, chưa biết đến một cuộc sống xứng đáng. Người Việt Nam xưa nay mới chỉ tồn tại thôi chứ chưa bao giờ có được cuộc sống xứng đáng. Tôi cho rằng những cuộc đình công là những bài tập đầu tiên của nền dân chủ; những bài tập đầu tiên của một dân tộc bắt đầu biết đấu tranh cho quyền sống của mình; và thế hệ bây giờ nhìn rõ hơn về quyền lợi của mình so với lớp cha ông của họ.
Việt Tide: Lý do nào các cuộc đình công chỉ giới hạn ở miền Nam mà chưa thấy xẩy ra ở miền Bắc, thưa bà?
Việt Tide: Trong thời gian vài tháng qua, nhiều cuộc đình công của công nhân đã bùng nổ ở một số tỉnh miền Nam Việt Nam nhằm chống lại chính sách đối xử bất công của giới chủ nhân người ngoại quốc. Bà nhận định như thế nào về phong trào đình công này?
Dương Thu Hương: Tôi nghĩ rằng đó là dấu hiệu tốt của dân tộc. Cái nhà nước này nó luôn luôn nói rằng chủ nghĩa Mác dựa trên giai cấp công nhân, nhưng đó là lối lừa bịp rẻ tiền nhất, ngu xuẩn nhất. Bởi vì Việt Nam làm gì có đội ngũ công nhân đủ để trở thành một giai cấp như Mác nói. Hơn thế nữa, chủ nghĩa Mác là một thứ ảo tưởng lớn nhất và một nửa nhân loại đã phải trả giá cho nó. Cho nên cái đảng cộng sản Việt Nam thực chất cũng chỉ là đảng của đám chánh tổng cường hào ác bá.
Bây giờ, những công nhân nổi lên như vậy có nghĩa là dân tộc Việt Nam đang phát triển nên công nhân bắt đầu ý thức được quyền lợi của mình. Ðó là những mầm mống, những bài tập để hướng tới một nền dân chủ. Công nhân bây giờ không còn tin đảng cộng sản và họ ý thức được rằng, đảng cộng sản chỉ là đảng của một bọn lừa bịp và bóc lột liên kết chặt chẽ với các nhà đầu tư nước ngoài để làm tiền trên xương máu của công nhân.
Tôi nghĩ rằng các cuộc đình công là dấu hiệu đáng mừng. Vì xưa nay đất nước chúng ta là của những người nông dân chân đất mắt toét cúi rạp lưng xuống và khi nào đói khổ quá thì chỉ có thể làm giặc được thôi, chứ họ chưa biết đấu tranh, chưa biết những quyền lợi đáng nhẽ họ được hưởng, chưa biết đến một cuộc sống xứng đáng. Người Việt Nam xưa nay mới chỉ tồn tại thôi chứ chưa bao giờ có được cuộc sống xứng đáng. Tôi cho rằng những cuộc đình công là những bài tập đầu tiên của nền dân chủ; những bài tập đầu tiên của một dân tộc bắt đầu biết đấu tranh cho quyền sống của mình; và thế hệ bây giờ nhìn rõ hơn về quyền lợi của mình so với lớp cha ông của họ.
Việt Tide: Lý do nào các cuộc đình công chỉ giới hạn ở miền Nam mà chưa thấy xẩy ra ở miền Bắc, thưa bà?
Dương Thu Hương: Ngoài Bắc cũng có đấy, nhưng không nhiều lắm. Tôi có thể nêu thí dụ là những vụ tự thiêu ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng; những vụ biểu tình ở Quảng Ninh; những vụ biểu tình ở Hưng Yên. Nhưng tôi xin nói với ông là cuộc biểu tình lớn nhất là cuộc biểu tình của nông dân Thái Bình và sau đó, nhà nước Việt Nam đã tiến hành một vụ Thiên An Môn trong bóng tối ở trong các trại giam, bằng cách dùng bàn tay bọn tù hình sự tiêu diệt những cựu chiến binh cầm đầu phong trào chống đối đó. Sự việc này tôi đã từng viết, từng tố cáo không phải một lần mà là nhiều lần.
Sở dĩ phong trào đình công bùng phát ở miền Nam, vì miền Nam có nhiều nhà máy hơn miền Bắc, cho nên lực lượng công nhân ở đó lớn mạnh hơn miền Bắc. Ngoài ra, một yếu tố nữa, là những bài tập về dân chủ thì dân chúng miền Nam đã từng làm ngay dưới thời chính quyền cũ, cho nên họ thành thục hơn, so với dân miền Bắc. Cuộc sống là một sự tập dượt, và người miền Nam đã từng diễn tập sinh hoạt dân chủ, nên bây giờ họ thực hành bài học đó một cách dễ hơn người miền Bắc. Những người miền Bắc, trong lãnh vực diễn tập dân chủ, họ như những người thợ mới tập việc, mới chỉ là phu trộn hồ thôi, chứ chưa bao giờ làm thợ nề. Cần phải có quá trình thì mới từ thợ phụ lên thợ chánh được. Người miền Nam thì đã quen với cơ chế dân chủ; tất cả khái niệm sống dân chủ họ đã mơ hồ hiểu dù chưa thật rõ ràng. Nền dân chủ trong Nam thời trước, dù chập chững, nhưng ít nhất đã tạo cho dân chúng biết khái niệm về dân chủ và những quyền sống của người dân.
Việt Tide: Bà vừa đề cập đến một vụ tàn sát Thiên An Môn tại Việt Nam khi xẩy ra các cuộc chống đối của nông dân ở Thái Bình vào khoảng cuối năm 1997. Những tin tức về cuộc nổi dậy đó, đồng bào chúng ta tại hải ngoại có biết đến, nhưng những vụ tiêu diệt trong bóng tối những người cầm đầu cuộc nổi dậy thì ngoài này không rõ lắm. Bà có thể thuật lại được không ạ?
Dương Thu Hương: Cuộc đấu tranh của nông dân Thái Bình chống tham nhũng, chống quan lại trong tỉnh xẩy ra cuối năm 1997. Lúc xẩy ra cuộc nổi dậy đó, anh Trần Ðộ và tôi đều bị công an giám sát một cách chặt chẽ, vì chúng tôi quê quán ở Thái Bình nên bị nghi là có liên hệ với những nhóm cựu chiến binh ở Thái Bình. Nhưng thật ra anh Trần Ðộ và tôi không hề biết tý gì về cuộc nổi dậy. Mãi sau này chúng tôi mới biết. Vì có một số người lên Hà Nội đi tìm con cái của họ và họ gặp chúng tôi .
Qua lời kể lại của những người này, chúng tôi biết được rằng, khi xẩy ra sự việc hàng chục ngàn nông dân Thái Bình đứng lên đòi lại những khoản tiền bị bọn quan lại địa phương chấn lột, thì lúc đó các nhà báo ngoại quốc từ Hà Nội đổ về Thái Bình. Công an đã làm đủ mọi biện pháp để ngăn chặn các nhà báo này. Biện pháp của công an là tiếp đón các nhà báo rất tử tế; mời các nhà báo nghỉ lại khách sạn, mời ăn uống rồi đưa các cô gái xinh đẹp ra để chiêu dụ những anh chàng nào thích của lạ, v.v... và đó là kế hoãn binh của công an. Kế hoãn binh nhằm mục đích mua thời gian, một tuần hai tuần ba tuần, các nhà báo ngoại quốc bắt đầu nản, họ bỏ sang Hongkong, sang Bangkok để chờ săn tin tức ở những điểm nóng khác trên thế giới.
Các nhà báo rời khỏi Việt Nam, đó là bước thắng lợi đầu tiên của nhà cầm quyền Việt Nam. Khi các nhà báo đi rồi, dư luận thế giới, những ôáng kính của giới truyền thông đã chĩa sang các góc khác của thế giới, Bosnia chẳng hạn, hay Afghanistan (A Phú Hãn) v.v., thì lúc đó, nhà nước ra lệnh bắt tất cả những người cầm đầu cuộc nổi dậy. Bởi vì mỗi một xã có một vài người cầm đầu. Những vụ bắt giữ đó được tiến hành trong bóng tối, không có lệnh lạc gì cả, chỉ có lệnh miệng thôi. Lực lượng bắt giữ người được điều từ các tỉnh khác về và số người bị bắt lên đến nhiều ngàn.
Những người bị bắt bị đưa đến những trại giam nào thì chính gia đình họ cũng không biết đích xác. Gia đình nộp đơn kiện thì công an chỉ những trại tù rất khác nhau; thí dụ họ giam con người ta Quảng Ninh thì họ chỉ cho thân nhân vào Nghệ An tìm; họ giam con người ta ở Thanh Hóa thì họ chỉ thân nhân lên Vĩnh Phú tìm; họ giam con người ta ở Vĩnh Phú thì họ nói là giam ở tận Ðắc Lắc v.v. Như thế có nghĩa là để cho những nông dân nghèo khó, ngu ngơ không biết đường biết xá, đi tìm thân nhân vài lần là hết tiền nên đành phải bỏ cuộc.
Trong các nhà tù, thì chúng nó ra lệnh cho những thằng tù muốn lập công với công an, là bọn tù hình sự, những thằng tàn ác nhất, tìm cách gây sự với những nông dân và cựu chiến binh cầm đầu cuộc nổi dậy; rồi bọn hình sự này thủ tiêu những nạn nhân bằng cách dùng đũa nhọn đóng vào tai lúc người ta đang ngủ. Nạn nhân chết ngay tức khắc, không thể kêu một tiếng nào cả. Chính thân nhân những người chết kể lại cho tôi nghe chuyện đó.
Ðó là cuộc tàn sát trong bóng tối một cách hèn hạ, cực kỳ khôn khéo, cực kỳ hèn hạ, cực kỳ đểu cáng và chúng nó là những đao phủ số một nên mới nghĩ ra hình thức thủ tiêu dã man như thế.
Một vài năm sau vụ thảm sát này, cha mẹ các nạn nhân từ Thái Bình lên Hà Nội tập trung tại số 15 Trần Bình Trọng (trụ sở Bộ Nội Vụ cũ) để khiếu kiện, nhưng không có người nào tiếp họ cả. Chúng nó không đàn áp, không làm gì cả. Chúng nó cứ để họ đói lả ra, và chỉ cho mỗi người một ổ bánh mì giá 1 nghìn Việt Nam (khoảng chưa tới 10 cent Mỹ kim), sau đó xúc họ lên xe quân đội, chở họ đến những cánh đồng rồi thả họ ở đấy. Người dân phải đi bộ hoặc tìm cách thuê những chiếc xe ở dọc đường để về nhà.
Chúng nó làm như thế khiến người nông dân cạn hết tiền, mỏi mệt kiệt sức và rốt cuộc khiếu kiện của họ không hề được giải quyết. Cuối cùng, dân chúng chỉ còn biết giữ nỗi căm hờn trong lòng thôi.
Tôi cho rằng, đó là vụ Thiên An Môn kinh tởm nhất và đó là một trong những lý do khiến tôi gọi cái lũ cầm quyền là giòi bọ. Chúng nó giòi bọ về mặt nhân cách, chúng nó là rắn độc, cực kỳ độc ác xảo quyệt. Khi chúng nó làm như thế, chúng nó đã đẩy người khác vào cái thế bất dung đối với chúng nó. Sau vụ đàn áp đó, tôi nói với anh Trần Ðộ rằng, nếu trước vụ đó, tôi còn chút gì nghĩ chúng nó là người, thì sau vụ này, tôi nghĩ chúng nó hoàn toàn là dòi bọ, hoàn toàn là một lũ đao phủ kinh tởm nhất và không thể nào tôi nhân nhượng với chúng nó được”.
Việt Tide: Ðồng bào mình tại Việt Nam có nhiều người biết về vụ tàn sát mà bà vừa thuật lại không ạ?
Dương Thu Hương: Ðồng bào trong nước tất nhiên biết rõ vụ tàn sát này hơn là người Việt ở hải ngoại. Nhưng mà họ sợ và nói chung họ chỉ có thể quan tâm đến người khác được một vài ngày vì người ta phải kiếm sống nữa chứ. Họ phải nghĩ đến nồi cơm, đến con cái gia đình họ nên họ đành phải im lặng.
Việt Tide: Nhiều tổ chức đấu tranh cho nhân quyền trên thế giới hằng quan tâm đến tình trạng nhân phẩm của người Việt Nam bị chà đạp, thành ra nếu có được những bằng chứng và hình ảnh cụ thể của vụ tàn sát, thì chắc chắn các tổ chức này sẽ lên tiếng kết án nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Có cách nào chúng ta thu thập được những bằng chứng tội ác của chế độ trong vụ tàn sát đó?
Sở dĩ phong trào đình công bùng phát ở miền Nam, vì miền Nam có nhiều nhà máy hơn miền Bắc, cho nên lực lượng công nhân ở đó lớn mạnh hơn miền Bắc. Ngoài ra, một yếu tố nữa, là những bài tập về dân chủ thì dân chúng miền Nam đã từng làm ngay dưới thời chính quyền cũ, cho nên họ thành thục hơn, so với dân miền Bắc. Cuộc sống là một sự tập dượt, và người miền Nam đã từng diễn tập sinh hoạt dân chủ, nên bây giờ họ thực hành bài học đó một cách dễ hơn người miền Bắc. Những người miền Bắc, trong lãnh vực diễn tập dân chủ, họ như những người thợ mới tập việc, mới chỉ là phu trộn hồ thôi, chứ chưa bao giờ làm thợ nề. Cần phải có quá trình thì mới từ thợ phụ lên thợ chánh được. Người miền Nam thì đã quen với cơ chế dân chủ; tất cả khái niệm sống dân chủ họ đã mơ hồ hiểu dù chưa thật rõ ràng. Nền dân chủ trong Nam thời trước, dù chập chững, nhưng ít nhất đã tạo cho dân chúng biết khái niệm về dân chủ và những quyền sống của người dân.
Việt Tide: Bà vừa đề cập đến một vụ tàn sát Thiên An Môn tại Việt Nam khi xẩy ra các cuộc chống đối của nông dân ở Thái Bình vào khoảng cuối năm 1997. Những tin tức về cuộc nổi dậy đó, đồng bào chúng ta tại hải ngoại có biết đến, nhưng những vụ tiêu diệt trong bóng tối những người cầm đầu cuộc nổi dậy thì ngoài này không rõ lắm. Bà có thể thuật lại được không ạ?
Dương Thu Hương: Cuộc đấu tranh của nông dân Thái Bình chống tham nhũng, chống quan lại trong tỉnh xẩy ra cuối năm 1997. Lúc xẩy ra cuộc nổi dậy đó, anh Trần Ðộ và tôi đều bị công an giám sát một cách chặt chẽ, vì chúng tôi quê quán ở Thái Bình nên bị nghi là có liên hệ với những nhóm cựu chiến binh ở Thái Bình. Nhưng thật ra anh Trần Ðộ và tôi không hề biết tý gì về cuộc nổi dậy. Mãi sau này chúng tôi mới biết. Vì có một số người lên Hà Nội đi tìm con cái của họ và họ gặp chúng tôi .
Qua lời kể lại của những người này, chúng tôi biết được rằng, khi xẩy ra sự việc hàng chục ngàn nông dân Thái Bình đứng lên đòi lại những khoản tiền bị bọn quan lại địa phương chấn lột, thì lúc đó các nhà báo ngoại quốc từ Hà Nội đổ về Thái Bình. Công an đã làm đủ mọi biện pháp để ngăn chặn các nhà báo này. Biện pháp của công an là tiếp đón các nhà báo rất tử tế; mời các nhà báo nghỉ lại khách sạn, mời ăn uống rồi đưa các cô gái xinh đẹp ra để chiêu dụ những anh chàng nào thích của lạ, v.v... và đó là kế hoãn binh của công an. Kế hoãn binh nhằm mục đích mua thời gian, một tuần hai tuần ba tuần, các nhà báo ngoại quốc bắt đầu nản, họ bỏ sang Hongkong, sang Bangkok để chờ săn tin tức ở những điểm nóng khác trên thế giới.
Các nhà báo rời khỏi Việt Nam, đó là bước thắng lợi đầu tiên của nhà cầm quyền Việt Nam. Khi các nhà báo đi rồi, dư luận thế giới, những ôáng kính của giới truyền thông đã chĩa sang các góc khác của thế giới, Bosnia chẳng hạn, hay Afghanistan (A Phú Hãn) v.v., thì lúc đó, nhà nước ra lệnh bắt tất cả những người cầm đầu cuộc nổi dậy. Bởi vì mỗi một xã có một vài người cầm đầu. Những vụ bắt giữ đó được tiến hành trong bóng tối, không có lệnh lạc gì cả, chỉ có lệnh miệng thôi. Lực lượng bắt giữ người được điều từ các tỉnh khác về và số người bị bắt lên đến nhiều ngàn.
Những người bị bắt bị đưa đến những trại giam nào thì chính gia đình họ cũng không biết đích xác. Gia đình nộp đơn kiện thì công an chỉ những trại tù rất khác nhau; thí dụ họ giam con người ta Quảng Ninh thì họ chỉ cho thân nhân vào Nghệ An tìm; họ giam con người ta ở Thanh Hóa thì họ chỉ thân nhân lên Vĩnh Phú tìm; họ giam con người ta ở Vĩnh Phú thì họ nói là giam ở tận Ðắc Lắc v.v. Như thế có nghĩa là để cho những nông dân nghèo khó, ngu ngơ không biết đường biết xá, đi tìm thân nhân vài lần là hết tiền nên đành phải bỏ cuộc.
Trong các nhà tù, thì chúng nó ra lệnh cho những thằng tù muốn lập công với công an, là bọn tù hình sự, những thằng tàn ác nhất, tìm cách gây sự với những nông dân và cựu chiến binh cầm đầu cuộc nổi dậy; rồi bọn hình sự này thủ tiêu những nạn nhân bằng cách dùng đũa nhọn đóng vào tai lúc người ta đang ngủ. Nạn nhân chết ngay tức khắc, không thể kêu một tiếng nào cả. Chính thân nhân những người chết kể lại cho tôi nghe chuyện đó.
Ðó là cuộc tàn sát trong bóng tối một cách hèn hạ, cực kỳ khôn khéo, cực kỳ hèn hạ, cực kỳ đểu cáng và chúng nó là những đao phủ số một nên mới nghĩ ra hình thức thủ tiêu dã man như thế.
Một vài năm sau vụ thảm sát này, cha mẹ các nạn nhân từ Thái Bình lên Hà Nội tập trung tại số 15 Trần Bình Trọng (trụ sở Bộ Nội Vụ cũ) để khiếu kiện, nhưng không có người nào tiếp họ cả. Chúng nó không đàn áp, không làm gì cả. Chúng nó cứ để họ đói lả ra, và chỉ cho mỗi người một ổ bánh mì giá 1 nghìn Việt Nam (khoảng chưa tới 10 cent Mỹ kim), sau đó xúc họ lên xe quân đội, chở họ đến những cánh đồng rồi thả họ ở đấy. Người dân phải đi bộ hoặc tìm cách thuê những chiếc xe ở dọc đường để về nhà.
Chúng nó làm như thế khiến người nông dân cạn hết tiền, mỏi mệt kiệt sức và rốt cuộc khiếu kiện của họ không hề được giải quyết. Cuối cùng, dân chúng chỉ còn biết giữ nỗi căm hờn trong lòng thôi.
Tôi cho rằng, đó là vụ Thiên An Môn kinh tởm nhất và đó là một trong những lý do khiến tôi gọi cái lũ cầm quyền là giòi bọ. Chúng nó giòi bọ về mặt nhân cách, chúng nó là rắn độc, cực kỳ độc ác xảo quyệt. Khi chúng nó làm như thế, chúng nó đã đẩy người khác vào cái thế bất dung đối với chúng nó. Sau vụ đàn áp đó, tôi nói với anh Trần Ðộ rằng, nếu trước vụ đó, tôi còn chút gì nghĩ chúng nó là người, thì sau vụ này, tôi nghĩ chúng nó hoàn toàn là dòi bọ, hoàn toàn là một lũ đao phủ kinh tởm nhất và không thể nào tôi nhân nhượng với chúng nó được”.
Việt Tide: Ðồng bào mình tại Việt Nam có nhiều người biết về vụ tàn sát mà bà vừa thuật lại không ạ?
Dương Thu Hương: Ðồng bào trong nước tất nhiên biết rõ vụ tàn sát này hơn là người Việt ở hải ngoại. Nhưng mà họ sợ và nói chung họ chỉ có thể quan tâm đến người khác được một vài ngày vì người ta phải kiếm sống nữa chứ. Họ phải nghĩ đến nồi cơm, đến con cái gia đình họ nên họ đành phải im lặng.
Việt Tide: Nhiều tổ chức đấu tranh cho nhân quyền trên thế giới hằng quan tâm đến tình trạng nhân phẩm của người Việt Nam bị chà đạp, thành ra nếu có được những bằng chứng và hình ảnh cụ thể của vụ tàn sát, thì chắc chắn các tổ chức này sẽ lên tiếng kết án nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Có cách nào chúng ta thu thập được những bằng chứng tội ác của chế độ trong vụ tàn sát đó?
Dương Thu Hương: Ðiều đó là một chuyện ảo tưởng. Chúng ta nên nhớ rằng, chính quyền Hà Nội là chính quyền cực kỳ thông minh trong tất cả những cuộc giết người trong bóng tối. Ông nên nhớ rằng tất cả những người trong chính quyền Hà Nội đã từng thú nhận rằng, nếu nhà tù Pháp ngày xưa mà giống nhà tù cộng sản bây giờ thì không một chiến sĩ cách mạng nào có thể sống sót được; không người nào có thể thoát được để làm cuộc Cách mạng Tháng Tám. Ðấy là một thực tế.
Không cứ gì hình ảnh vụ tàn sát Thái Bình, mà chỉ riêng hình ảnh nông dân đốt đồng mía ở Ðà Nẵng, hình ảnh nông dân chống đối hợp tác hóa ở lục tỉnh miền Nam, hình ảnh của những bộ đội sau cuộc chiến tranh bị nhốt tại trại giam Tân Kỳ; tất cả những hình ảnh ấy đều bị chế độ ra lệnh tiêu hủy.
Riêng hình ảnh trại giam Tân Kỳ, khi tôi làm cuốn phim Thánh Ðường Của Những Nỗi Tuyệt Vọng, tôi đến Tân Kỳ lần thứ nhì là họ đã dọa cho người giết hoặc hãm hiếp tôi trong rừng. Lúc đó, Nguyễn Văn Linh đã ra lệnh tiêu hủy những hình ảnh của trại Tân Kỳ, thì làm sao bây giờ họ không tiêu hủy những hình ảnh của những cựu chiến binh trong vụ nổi dậy ở Thái Bình năm 1997.
Ai quay phim, chụp ảnh? Ai dám?
Khi tôi làm cuốn phim Thánh Ðường Của Những Nỗi Tuyệt Vọng, tôi phải bỏ tiền túi của tôi ra mua những hình ảnh đó (chỉ có duy nhất một cuốn phim thôi). Người dân quay trộm và họ hy vọng bán cho người nước ngoài thì tôi đã mua lại. Nhưng sau đó Nguyễn Văn Linh ra lệnh tịch thu và tiêu hủy tất cả các thước phim đó.
Cho nên, những hình ảnh vụ tàn sát nông dân và các cựu chiến binh ở Thái Bình thì chỉ có Giời mới quay được thôi. Tôi vẫn hy vọng có Giời-Phật chứng thì một ngày nào đó những thằng đao phủ Việt Nam ấy sẽ phải trả cái hậu quả mà chúng đã gây ra.
Mời quý độc giả theo dõi bài phỏng vấn thứ tám nhà văn Dương Thu Hương đăng trên Việt Tide số 248 phát hành vào tuần tới
.
Không cứ gì hình ảnh vụ tàn sát Thái Bình, mà chỉ riêng hình ảnh nông dân đốt đồng mía ở Ðà Nẵng, hình ảnh nông dân chống đối hợp tác hóa ở lục tỉnh miền Nam, hình ảnh của những bộ đội sau cuộc chiến tranh bị nhốt tại trại giam Tân Kỳ; tất cả những hình ảnh ấy đều bị chế độ ra lệnh tiêu hủy.
Riêng hình ảnh trại giam Tân Kỳ, khi tôi làm cuốn phim Thánh Ðường Của Những Nỗi Tuyệt Vọng, tôi đến Tân Kỳ lần thứ nhì là họ đã dọa cho người giết hoặc hãm hiếp tôi trong rừng. Lúc đó, Nguyễn Văn Linh đã ra lệnh tiêu hủy những hình ảnh của trại Tân Kỳ, thì làm sao bây giờ họ không tiêu hủy những hình ảnh của những cựu chiến binh trong vụ nổi dậy ở Thái Bình năm 1997.
Ai quay phim, chụp ảnh? Ai dám?
Khi tôi làm cuốn phim Thánh Ðường Của Những Nỗi Tuyệt Vọng, tôi phải bỏ tiền túi của tôi ra mua những hình ảnh đó (chỉ có duy nhất một cuốn phim thôi). Người dân quay trộm và họ hy vọng bán cho người nước ngoài thì tôi đã mua lại. Nhưng sau đó Nguyễn Văn Linh ra lệnh tịch thu và tiêu hủy tất cả các thước phim đó.
Cho nên, những hình ảnh vụ tàn sát nông dân và các cựu chiến binh ở Thái Bình thì chỉ có Giời mới quay được thôi. Tôi vẫn hy vọng có Giời-Phật chứng thì một ngày nào đó những thằng đao phủ Việt Nam ấy sẽ phải trả cái hậu quả mà chúng đã gây ra.
Mời quý độc giả theo dõi bài phỏng vấn thứ tám nhà văn Dương Thu Hương đăng trên Việt Tide số 248 phát hành vào tuần tới
.
.
.
No comments:
Post a Comment