Sunday, February 26, 2012

ÚC CHÂU : ĐIỀU TRẦN VỀ NHÂN QUYỀN TẠI TIỂU BANG VICTORIA




Buổi điều trần về Nhân Quyền đã kéo dài suốt ngày Thứ Sáu 24/02/2012 tại trụ Sở Quốc Hội tiểu bang Victoria (Úc Châu). Tiểu Ban Nhân Quyền Quốc Hội Liên Bang Úc (The federal parliament’s Human Rights Sub-Committee) gồm có các vị Nghị Sĩ Laurie Ferguson (chair),Thượng Nghị Sĩ Phillip Ruddock (deputy chair), Nghị Sĩ Michael Danby. Về phía trình bày vấn đề nhân quyền tại VN thi có các hội đoàn/đoàn thể/cá nhân sau đây:

- Quỹ Tù Nhân Lương Tâm
- Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động
- Khối 8406
- CĐNVTD
- Dân Biểu Luke Donellan
- Cô Đào Quỳnh

(Tại sao lại có mặt của vi Dân Biểu Luke Donellan trong buổi điều trần này? Chính những nhận định về tình trạng nhân quyền tại VN của Dân Biểu Donellan trong thời gian ông viếng thăm VN (2006) là tiếng nói độc lập, khách quan và có giá trị đáng kể.)

Hoàn toàn không quan liêu, ngược lại các vị trong Tiểu Ban (Sub-Committee) đã tỏ ra rất dễ gần gũi (approachable) và thực sự quan tâm đến vấn đề nhân quyền tại VN. Các vị ấy đã tìm hiểu, đón nhận ý kiến đóng góp, nguyện vọng cùng sự trình bày về các trường hợp nổi bật và đáng chú ý nhất đang diễn ra tại VN. Nhưng các vị này là ai (who are they?) Xét cho cùng họ là những người không có cùng tiếng nói, cùng màu da, cùng giòng máu VN nhưng lại luôn luôn sẳn sàng lắng nghe sự bày tỏ nguyện vọng của Người Việt chúng ta, trong khí đó tại quê nhà sự đối xử tàn bạo, hèn hạ giữa người Việt với người Việt đã làm chính người dân trong nước phải thốt lên rằng (bằng những lời lẽ lịch sự mặc dầu bị đối xử vô cùng tàn tệ): "Anh là ai?" (who are you?) ... Xin hỏi anh là ai? Sao đánh tôi, chẳng một chút nương tay ... Xin hỏi anh là ai? Không cho tôi xuống đường để tỏ bày tinh yêu quê hương này dân tộc này đã quá nhiều đắng cay !!!..."

Nghĩ về VN rồi nhìn lại sự đối xử bình đẵng cũng như cái phong thái bình dần (down to earth), vui vẽ, thân thiện, ... của giới chức công quyền Úc đối với người dân đã nói lên được thế nào là Nhân Quyền, và cái giá trị Dân Chủ trên một đất nước Tự Do.

Trước mặt Tiểu Ban các hội đoàn/đoàn thể/cá nhân đã trình bày tình trạng tồi tệ, việc chà đạp nhân quyền một cách vô nhân tính của nhà cầm quyền CSVN qua các trường hợp điển hình như việc bắt bớ, đánh đập, sát hại các nhóm người thiểu số, việc "đem con bỏ chợ" các thành phần lao động bị xuất cảng ra nước ngoài, việc đàn áp thô bạo các tôn giáo, việc hăm doạ, bịt miệng người dân khi họ lên tiếng về các vụ dâng đất, dâng đảo, dâng biển cho TC, việc cướp nhà, cướp đất, phá hoại tài sản, việc hạch sách, quấy phá, bắt bớ, giam cầm người dân vô cớ (không có án), vô thời hạn, việc kiểm soát internet ... cùng với các trường hợp của HT Thích Quảng Độ, LM Nguyễn văn Lý, LS Nguyễn văn Đài, LS Cù Huy Hà Vũ, Đỗ Nam Hải, Blogger Điếu Cày (Nguyễn văn Hải), Đỗ Thị Minh Hạnh, Bùi Thị Minh Hằng, Đoàn văn Vươn, ... và mới đây nhất là Ca/Nhạc Sĩ Việt Khang.

Trường hợp của Việt Khang đã làm cho Tiểu Ban quá đỗi ngạc nhiên và họ đã xin phía cộng đồng cung cấp ngay bản dịch bằng tiếng Anh của bài nhạc "Anh là ai?" như là một chứng cớ không thể phủ nhận về tình trạng nhân quyền đang càng ngày càng trở nên tồi tệ tại VN.

Riêng trong phần điều trần của cô Đào Quỳnh, cô không chỉ đưa ra những trường hợp mới mẻ, nóng bỏng mà còn đào sâu dưới cái núi tội ác của CSVN lôi ra các vụ Cải Cách Ruộng Đất, Tết Mậu Thân 1968 để cho Ủy Ban thấy rằng không phải chỉ mới đây thôi mà là từ khi CSVN thành hình thì máu người dân Việt đã phải chảy thành sông, xương chất thành núi. Đối với trường hợp của Blogger Điếu Cày (Nguyễn văn Hải), vì quá hiểu bản chất hiểm ác của CSVN cho nên cô Đào Quỳnh đã khẩn xin Tiểu Ban cần phải đặc biệt quan tâm đến số phận của anh Nguyễn văn Hải như sau:

"In this aspect, may I respectfully call on Mr Ferguson to make a follow-up inquiry with the Vietnamese Ambassador about the fate of blogger Nguyen Van Hai. For sixteen months now since Mr Hai’s wife was told he had lost an arm (or a hand) in prison, his family had not received a shred of information about him from the authority. They now live with the fear that he is already dead. His wife had said that Colonel Hoang Van Dung of Ho Chi Minh City Security Police had threatened Mr Hai ‘I will bash you until you are so disfigured that even your doctor can’t recognise you and your lawyer can’t find you. I will drive you to the ground so you will die of exhaustion. I will strip you of your manly ability’. We can only guess whether Colonel Hoang Van Dung had already carried out his threats."

Điều quan trọng là Tiểu Ban đã hỏi và lắng nghe những ý kiến đóng góp để làm thế nào giúp cho việc đối thoại (Dialogues) về Nhân Quyền với VN có hiệu quả hơn. Tất cả những ý kiến đóng góp đều nhấn mạnh rằng Úc cần phải cứng rắn hơn và phải đặt Nhân Quyền là điều kiện tiên quyết trong tất cả mọi vấn đề, mọi trao đổi, liên hệ với VN - ngoai giao, thương mại, quân sự, văn hoá, ... như trong trường hợp ông John McCain đã thẳng thừng nói rằng Hoa Kỳ sẽ không bán vũ khí cho Việt Nam cho tới khi nào Việt Nam đảo ngược “thái độ tụt hậu” về nhân quyền.

Ngoài cộng đồng Người Việt Tự Do còn có Hội/Ban (đấu tranh cho) Dân Chủ Trung Hoa (Federation for Democratic of China) cũng được mời đến trình bày về vấn đề nhân quyền tại TC. Thật không có gì đáng ngạc nhiên khi nghe họ đưa ra những vấn đề nghe rất quen: nào là việc TC xâm nhập, cài người vào tổ chức của họ, nào là việc dùng thế lực để đưa người TC vào nắm giử toàn bộ Ban Hoa Ngữ trong đài SBS, rồi đến việc dùng tiền và áp lực để mua chuộc, điều động dân TC đang có mặt tại Úc dưới dạng du học sinh hoặc di dân thương mại, việc hối lộ các viên chức trong chính quyền cũng như trong tất cả các lãnh vực khác như thương mại, văn hoá, khoa học, ... Và cuối cùng Hội/Ban Dân Chủ Trung Hoa đã cay đắng nói ra những điều mà ai ai cũng biết đó là ở TC có những thứ tự do rất hiếm thấy ở các nước dân chủ ví dụ như - tự do hối lộ, ăn chận, tự do ăn cướp tài sản của dân, tự do đánh đập, bắt giam, sát hại người dân, ...

Đó là những thứ tự do của một nước "lạ" nhưng nghe sao thật quá quen, chẳng qua CS nào cũng như nhau.

Melbourne
24/02/2012

Một số hình ảnh của buổi điều trần về tình trạng Nhân Quyền tại Việt Nam

.
.
.

No comments: