Friday, February 3, 2012

SỰ TỈNH THỨC CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM VÔ HIỆU HÓA CHẾ ĐỘ KIỂM DUYỆT (Mike Ives)



Mike Ives

Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
Fri, 02/03/2012 - 04:11

HÀ NỘI, Việt Nam- Khi bạn học sinh Nguyễn Hồng Nhung nhìn thấy "Sát thủ Đầu Mưng mủ" trên điện thoại thông minh của ai, cô cũng muốn có cuốn sách truyện tranh ấy. Mặc dù chính sách kiểm duyệt của Việt Nam đã lọi tuột cuốn sách khỏi các cửa hàng, nhưng thật không khó lắm để có thể tìm được một bản sao kỹ thuật số của cuốn sách này.

Nhung chỉ cần google cái tựa đề, và với một vài cú nhấp chuột là có thể tải về một bản sao lậu cuốn sách - một bộ sưu tập những hình vẽ minh họa các câu từ tiếng lóng vần điệu phổ biến, đôi khi vô nghĩa của giới trẻ Việt Nam.
Chính sách kiểm duyệt Chính phủ đã coi một số hình ảnh ấy là bạo lực hoặc nhạy cảm về chính trị.

"Chính phủ càng muốn cấm cái gì, bọn trẻ lại càng cố gắng tìm hiểu tại sao", cô gái 20 tuổi ở thủ đô Hà Nội cho biết.

Đảng Cộng sản già nua của Việt Nam muốn kiểm soát tất cả : họ kiểm duyệt tất cả các phương tiện truyền thông, đàn áp các cuộc biểu tình và giam cầm những người dám lên tiếng chống lại hệ thống độc đảng của mình. Nhưng ngày nay, khi các cửa hàng bán iPhone chen vai thích cánh với các chùa chiền, những cơ quan văn hóa đang thấy ngày càng khó khăn hơn để quảng bá ý thức và bản sắc thống nhất của văn hóa Việt Nam - đặc biệt là trong giới trẻ của đất nước.

Thaveeporn Vasavakul, một học giả Đông Nam Á tư vấn về cải cách trong lãnh vực công cộng tại Việt Nam cho biết: "Đây là một bước ngoặt quan trọng cho thế hệ trẻ".
"Mặc dù dưói một nền cai trị độc đảng, bạn vẫn thấy tính đa nguyên trong tư duy văn hóa và chính trị. Thế hệ trẻ đang đứng ở bước ngoặt đó, nhìn quanh và thấy rất nhiều điều để có thể lựa chọn".

Những áp phích tuyên truyền và các chiến dịch yêu nước tiếp tục đôn đốc cả già lẫn trẻ noi theo lối sống khổ hạnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Kiểm duyệt vẫn còn rà soát các nội dung nhạy cảm từ sách in, phim ảnh và báo chí nước ngoài trong khi các quan chức cố gắng để hạn chế - với các thành công nhất định - tất cả mọi thứ từ chơi việc chơi game trực tuyến đến đua xe máy.

Giới trẻ Việt Nam ngày nay chủ yếu là phi chính trị và bất kỳ cơ hội quần chúng nổi dậy nào hiện vẫn còn xa xôi lắm, ông Đặng Hoàng Giang, một nhà nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Hỗ trợ cộng đồng, một tổ chức phi lợi nhuận cho biết.

Tuy nhiên, giới trẻ của đất nước này có một lịch sử phong phú của khả năng tổ chức và nổi dậy, đầu tiên là đã giúp lật đổ thực dân Pháp và sau đó là để lật đổ người Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Chất thêm vào nỗi lo sợ của Hà Nội là các phong trào dân chủ mùa xuân Ả Rập hồi năm ngoái từng tràn qua Bắc Phi và Trung Đông, cũng như các cuộc biểu tình ngày càng tăng trong giới người nghèo ở nước láng giềng Trung Quốc.

Sự khác biệt ngày càng tăng giữa các thế hệ Việt Nam khiến các quan chức văn hóa lo ngại bởi vì "họ thường tưởng rằng chúng sẽ ngồi yên trong sự kiểm soát", Giang nói.

Mặc dù các loại cấm đoán về văn hóa đã giảm xuống trong những năm gần đây, Phản ứng kiểu phản xạ của chính phủ vẫn còn hạn chế các hành vi của thanh thiếu niên mà họ cảm nhận như một mối đe dọa tiềm năng đến thẩm quyền của nhà nước - ngay cả khi những động thái ấy không đưa đến kết quả gì.

Tuy nhiên, một lệnh cấm chơi game trực tuyến vào ban đêm hồi cuối năm 2009 đã không ngăn được các thiếu niên Việt Nam khỏi lui đến các quán Internet, nơi họ có thể chơi trong bóng đêm để tránh không bị phát hiện. Các khoản phạt tiền vào việc đua xe gắn máy cũng không ngăn được hành vi vi phạm của giới trẻ, đã khiến công an tỉnh Thanh Hóa ở phía bắc phải ngăn những người chạy quá tốc độ bằng lưới đánh cá. Hạn chế Facebook cũng không ngăn được người xử dụng đăng nhập vào trang mạng xã hội phổ biến của Mỹ.

Lệnh cấm cuốn "Sát Thủ Đầu Mưng mủ" vào tháng Mười là một loại nỗ lực kiểm duyệt lỗi thời khác đã bị thất bại.
Mặc dù nhà xuất bản nhà nước thu hồi cuốn sách hai tuần sau khi phát hành, cho rằng cuốn sách đã đề cập đế các chủ đề nhạy cảm, người Việt vẫn có thể đọc trực tuyến hoặc mua các bản sao lậu trên đường phố. Một phiên bản kỹ thuật số được bán với giá 7,99 USD trên trang web Amazon.com Mỹ.

Cuốn sách khổ nhỏ bỏ túi - "Sát Thủ Đầu Mưng Mủ" bằng Việt ngữ - giới thiệu 120 trang minh họa châm biếm cuộc sống và các vấn đề xã hội đương đại của Việt Nam. Tác giả Nguyễn Thanh Phong nhắm đến các chủ đề nóng sốt như việc buôn bán động vật hoang dã và bạo lực gia đình bằng cách sử dụng sự hài hước nhưng linh hoạt và sắc nét.

Lối bắt chưóc gieo vần của ông theo loại tiếng lóng trên hè phố khiến môt số người Việt lớn tuổi không thích bởi vì họ xem việc ấy như làm giảm giá trị ngôn ngữ và văn hóa của Việt Nam.

Phong, 25 tuổi, người năm ngoái từng giành một giải thưởng của hội đồng giám khảo Hiệp Hội hoạt hình và Tranh hài châu Á-Thái Bình Dương, cho biết ông đã sáng tạo ra cuốn sách truyện tranh này để cho thấy rằng "người nghệ sĩ có thể làm bất cứ điều gì mình muốn" và để giúp người Việt "cảm thấy gần gũi hơn được với các vấn đề đương đại".

Ông nhún vai bác bỏ những lời khiếu nại rằng cuốn sách này làm giảm giá trị ngôn ngữ và cho các quyết định thu hồi cuốn sách là cực đoan.

Một trong những điều cản trở sự sáng tạo của các nghệ sĩ trẻ là nỗi sợ hãi vô hình của họ", Phong nói trong khi nhấm nháp cà phê tại Hà Nội gần đây. "Họ không biết những gì có thể làm cho nhà chức trách không hài lòng, vì vậy họ phải tự hình thành các giới hạn của riêng mình về những gì họ sáng tạo".

Trong một minh hoạ bị kiểm duyệt cho là quá tàn bạo, một người đàn ông sợ hãi đang hiến máu mà ông định bán để lấy tiền trả học phí cho con mình. "Xong chưa hả anh?" người đàn ông hỏi. "Từ từ , mới được có hơn 3 lít, cứ ngồi yên nhé". Những câu trao đổi có thể được đọc như một lời phê phán về sự bất bình đẳng đang gia tăng ở Việt Nam, mô tả mặt trái cuộc bùng nổ kinh tế gần đây của đất nước.

Một trang khác xoáy một cú táo bạo vào quân đội, vẽ hai người lính đá quả lựu đạn, theo kiểu bóng đá, dưới ghi chú thích "Bộ đội phải chơi trội". Giới quân sự là cao quý trong xã hội Việt Nam và thường không được phép chỉ trích.

Đặng Thị Bích Ngân, quyền giám đốc Nhà xuất bản Mỹ thuật Bộ Văn hoá, bênh vực quyết định thu hồi cuốn sách sau khi 4.000 đến 5.000 bản in đầu tiên đã được bán. Tuy nhiên, bà thừa nhận rằng những tranh cãi chỉ làm tăng doanh số bán hàng lén lút.

Những người điều hành nhà xuất bản Nhã Nam của cuốn sách này đã từ chối không bình luận gì.

Sinh viên đại học Đỗ Quỳnh Trang, 19 tuổi, nói rằng chính phủ nên kiểm duyệt những nội dung bạo lực, tình dục và cuốn "Sát Thủ đầu mưng mủ" - mà cô đọc được trên một trang web của tuổi teen Việt Nam - không nên cho độc giả dưới 18 tuổi đọc.

Tuy nhiên, cô có kế hoạch mua một bản in và sẽ trân trọng nó như một lưu niệm của tuổi trẻ mình.
"Các câu nói rất tếu", Trang nói về cuốn sách. "Có lẽ khi già đi, chúng tôi sẽ không nói những câu như thế nữa".

Vietnam's awakening youth circumvent censorship
By Mike Ives
Associated Press / February 2, 2012

.
.
.

No comments: