Tuesday, June 14, 2011

VIỆT NAM BẮT ĐẦU QUAN TÂM ĐẾN SỰ GIÚP ĐỠ CỦA CÁC NƯỚC KHÁC (Jason Miks, The Diplomat)


Jason Miks
The Diplomate   -   Ngày 12 tháng 6 năm 2011

Người dịch: Hiền Ba
Đăng bởi anhbasam on 14.06.2011

Việt Nam đã nhận ra rõ hơn một chút cái mối nguy hiểm nằm trong vụ cãi nhau đang diễn ra khi nước này đang kêu gọi Mỹ và các nước khác can thiệp nhằm giúp tìm ra một cách giải quyết nào đó.

Đề nghị này xuất hiện sau khi một số hành động đối đầu thù địch xảy ra trong vài tuần qua ở Biển Hoa Nam [Biển Đông], một khu vực mà hai nước cũng như một vài nước Đông Nam Á khác đang tranh giành nhau kịch liệt. Brunei, Cam-pu-chia, Indonesia, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Thái Lan cũng tuyên bố khẳng định chủ quyền đối với một phần của khu vực này, song những tuyên bố của Việt Nam về sự quấy nhiễu của tàu Trung Quốc mới khiến báo chí đưa tin tức rầm rộ.

Hôm Thứ Năm tuần trước, Việt Nam tuyên bố rằng tàu của Trung Quốc lại một lần nữa xâm phạm lãnh thổ của nước này và cáo buộc Trung Quốc cố tình định cắt đứt cáp của tàu do PetroVietnam thuê. Lần cãi cọ nhau này khác hẳn với lần thứ nhất – như tôi đã nhận xét, Việt Nam hồi năm ngoái đã tức giận vì Trung Quốc nhiều lần bắt giữ ngư dân đang đánh bắt cá ở gần Quần đảo Hoàng Sa có tranh chấp mà Việt Nam tuyên bố là họ có chủ quyền.
Hãng tin Reuters đã có một viết rất rõ về thứ tự thời gian những sự kiện căng thẳng xảy ra gần đây và bây giờ Reuter nên bổ sung sự kiện mới mẻ ấy là Việt Nam đang kêu gọi sự can thiệp của cộng đồng quốc tế. Tờ Bloomberg hôm nay đã dẫn lời phát ngôn viên Nguyễn Phương Nga của bộ ngoại giao nói rằng:
“Duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải là mối quan tâm chung của các nước trong và ngoài khu vực …Mọi nỗ lực của cộng đồng quốc tế nhằm duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông đều được hoan nghênh.”
Dĩ nhiên là Bắc Kinh sẽ ghét cay ghét đắng điều này, trước nay Bắc Kinh đều ra sức ngăn cản sự tham gia của các nước ở bên ngoài trong những tranh chấp lãnh thổ [giữa Trung Quốc với một nước khác]. Trung Quốc quả thực đã tức giận khi ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton hồi tháng Bảy năm ngoái đã đề nghị rằng Mỹ có thể là một bên trung gian.

Việt Nam vừa khẳng định họ sẽ tiến hành tập trận hải quân vào ngày mai và trong lúc đó thì họ đã tỏ ra khoan dung đối với những cuộc biểu tình hiếm hoi của hàng trăm người đang phẫn nộ khi thấy Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ của Việt Nam. Huy Dương [Dương Danh Huy] ở Việt Nam trong một bài viết trong tuần này đã nêu ý kiến rằng cách tốt nhất để Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác đối phó với điều họ đang nhận ra như là một nước Trung Quốc hống hách đó là họ phải hợp tác với nhau.

Liệu Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác có làm được như vậy hay không? Minxin Pei có một bài viết đáng lưu ý về vấn đề tranh chấp chủ quyền cho tới nay – và Trung Quốc nên làm gì để xoa dịu căng thẳng. Nhưng tôi cũng đã hỏi nhà quan sát Trần Hữu Dũng, một giáo sư kinh tế học tại Đại học Wrigh ở Dayton thuộc bang Ohio, về quan điểm của ông.
“Hầu hết những ai chú ý tới cán cân sức mạnh ở Đông Nam Á đều đồng ý rằng cách duy nhất cho Việt Nam hoặc bất cứ một quốc gia riêng biệt nào trong khu vực để đẩy lùi Trung Quốc là tập hợp lại thành một nhóm”, ông nói với tôi như vậy. “Nhưng điều đó sẽ có nghĩa là Việt Nam buộc phải thừa nhận rằng họ mặt khác sẽ phải công nhận lợi ích của các nước khác trong khu vực. Lợi ích của các nước khác có khi lại khác với lợi ích của Việt Nam. Cho tới nay thì Việt Nam chưa hề đưa ra một chính sách khu vực rõ ràng, dài hạn trong đó bao gồm những cân nhắc nói trên.”

Tôi cũng hỏi ông về quan điểm của ông về những căng thẳng gần đây giữa Trung Quốc và Việt Nam và ông lạc quan ra sao về việc những vụ cãi nhau om xòm trong tương lai có thể được giải quyết một cách ôn hòa.
“ Căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc có nguyên nhân sâu xa từ cách đây hàng ngàn năm và không có lý do nào để kỳ vọng rằng nó sẽ chấm dứt vĩnh viễn. Song điều này không có nghĩa là hai nước không thể chung sống hòa bình trong một thời gian dài,” ông nói. “Sự chung sống hòa bình này không chỉ tùy thuộc vào cách ứng xử của chính phủ Trung Quốc mà còn tùy thuộc vào họ nhận thức ra sao về sự nhu nhược của lãnh đạo Việt Nam. Sự cố gần đây nhất có thể được coi là một phép thử vai trò lãnh đạo nói trên.

Người dịch: Hiền Ba
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011

.
.
.

No comments: