(06/07/2011)
Nhà nước Việt Nam bộc lộ căm thù thấy rõ với kháí niệm tự do sáng tạo. Hiển lộ rõ ràng rằng, tự do là hàng cấm tại Việt Nam, và sáng tạo là những gì không được nhà nước ưa thích.
Bài báo trên tờ Quân Đội Nhân Dân, ký tênngười viết là Nguyễn Hải Thanh, đăng trong cột báo“Làm thất bại Chiến lược "Diễn biến hòabình"...” hôm Chủ Nhật 5-6-2011với nhan đề có vẻ như vô tội vạ: “Cố tình hiểu sai hay “a dua”?”
Tuy nhiên, bài báo đã bộc lộ hẳn một hướng sáng tạo mà nhà nứớc yêu cầu: chỉ nên viết những gì để củng cố quyền lực của Đảng và nhà nước.
Thậm chí, tác giả Nguyễn Hải Thanh cũng tấn công các văn nghệ sĩ không muốn nhận tiền tài trợ của nhà nước... Điều này cho thấy, nhà nước hiện đang bơm tiền ào ạt để mua chuộc văn nghệ sĩ trong nhiều cách tinh vi.
Bài báo trên QĐND trích như sau:
“Gần đây, trên một vài trang blog cá nhân xuất hiện những ý kiến lạc lõng về “tự do sáng tạo” và đòi tách văn nghệ ra khỏi hệ thống chính trị (mà cụ thể là đòi thành lập một “hội nhà văn” riêng, độc lập với Hội Nhà văn Việt Nam hiện nay). Họ kêu gọi văn nghệ sĩ sáng tạo “tự do” không phụ thuộc vào một hệ tư tưởng nào và cũng không cần tiền tài trợ của Nhà nước…
Xem xét một cách nghiêm túc đó là thứ tư tưởng “vô chính phủ”, đi ngược lại quyền lợi của số đông văn nghệ sĩ, quyền lợi của nhân dân lao động, ngược lại tinh thần Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, không phù hợp với bản chất, đặc trưng, chức năng, nhiệm vụ của văn học nghệ thuật...
...Đường lối,quan điểm của Đảng về phát triển văn hóa, văn học, nghệ thuật, về tự do sáng tạo... rất rõ ràng. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng viết: “Xây dựng đội ngũ trí thức lớn mạnh, có chất lượng cao; tôn trọng, phát huy tự do tư tưởng trong hoạt động nghiên cứu sáng tạo…” (tr49); “Khuyến khích tự do sáng tạo trong hoạt động văn hóa, văn học nghệ thuật để tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao, có sức lan tỏa lớn, xứng đáng với tầm vóc của dân tộc” (tr127). Đảng lãnh đạo bằng chủ trương đường lối còn việc cụ thể là sự triển khai của Nhà nước, các đoàn thể nghề nghiệp, xã hội (trong đó có cácvăn nghệsĩ)...” (hết trích)
Bài báo viết tràng giang đaị hải, nhưng không dám nói thẳng tới chuyện là ai đòi tự do sáng tạo, ai không cần tiền tài trợ văn nghệ sĩ, ai đò lập hội nhà văn độc lập...
Tại sao không dám kể tên những người mà tác giả Nguyễn Hải Thanh muốn đánh phá? Bởi vì đơn giản, những người đòi hỏi như thế lại là văn nghệ sĩ thật, là người viết văn hay, làm thơ hay, viết bình luận xuất sắc, và tất cả đều viết với tấm lòng chân thật, yêu đất nước và yêu cuộc đời. Họ không muốn viết để lấy tiền chính phủ tài trợ. Có phải, văn nghệ sĩ không cầm tiền của Đảng CSVN tài trợ là có tội với đồng bào? Hay thực sự là người bênh vực đồng bào?
Họ là ai, nếu không phải là các bạn trẻ trong Tạp Chí Phía Trước , các văn nghệ sĩ quốc nội gửi bài cho các web Tiền Vệ và Da Màu , và các nhà thơ trong nhà xuất bản Giấy Vụn , và nhiều nữa...
Nhưng bài báo của Nguyễn Hải Thanh trên tờ Quân Đội Nhân Dân chỉ xuất hiện sau khi Tạp Chí Phía Trước số 46 ấn hành lên mạng,và lộ vẻ hằn học vì chủ đề TCPT46 là “TỰ DO SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT TẠI VIỆT NAM”
Tại sao Nguyễn Hải Thanh tấn công mà không dám gọi tên Tạp Chí Phía Trước? Có phải vì sợ các bạn trẻ này sẽ được những người quý trọng văn học tìm đọc?
Độc giả muốn đọc Tạp Chí Phía Trước số 46, có thể vào trang này: http://phiatruoc.info/wordpress .
Sau đây, chúng ta sẽ trích đoạn từ TCPT46 một số quan điểm mà có thể đoán là nhà nước không hài lòng.
Như trong bài nhan đề“Dân Trí và Tư Duy Tự Do: Nền Tảng Chất Lượng Cho Nghệ Thuật VN” của tác giả Khuê Đăng, viết:
“...Nền nghệ thuật Việt Nam từ ngàn xưa tới nay được gây dựng bằng việc tiếp thu, học hỏi từ những nền văn hóa ngoại lai lớn như Trung Quốc, Pháp, Nga, Mỹ… Nếu ví giao diện nghệ thuật của chúng ta như một bông cẩm tú cầu nhiều màu sắc thì cái gọi là bản sắc dân tộc Việt tuy mờ nhạt nhưng giữ vai trò bệ đỡ như chiếc đài hoa vậy. Khi đài hoa này khỏe khoắn thì bông hoa nghệ thuật mới nở rộ; ngược lại, nó sẽ èo uột, thiếu sức sống đến mức không thể nhận ra diện mạo.” (hết trích)
Hay như bài nhan đề “NghệThuật Vị Tự Do của Đầu Hai Thế Kỷ” của tác giả Ngọc Cầm, trích:
“...Văn học Nghệ thuật tự do – chặng đường bị đứt quãng
Như đã nhắc đến ở trên, vào đầu thế kỷ 20 – đặc biệt là quãng thời gian 1930-1945,văn học nghệ thụât đua nhau nở rộ. Nghệ thuật trước năm 1945 là sự khẳng định cái tôi cá nhân nên chủ đề thường thấy trong các tác phẩm là tình yêu tự do vượt qua khuôn khổ cũ, những người đàn ông khao khát kiếm tìm sự phiêu lưu hoặc ra đi vì nghĩa lớn. Họ không ngại vạch ra những cái xấu xa trong xã hội, những hủ tục lạc hậu, những quan điểm cũ rích, cổ xúy cho tinh thần yêu nước và những tư tưởng mới. Thế nhưng, dù mạnh mồm đến đâu họ vẫn không bị bao vây, treo bút hay bị tù đày. Những trường hợp tù chính trị thời ấy chủ yếu là những nhà hoạt động cách mạng nhằm mục đích lật đô chính quyền phong kiến và thực dân Pháp. Với một môi trường tự do phát triển như vậy, văn học nghệ thuật những năm đầu thế kỷ 20 đã mở đâu một chặng đường mới.
Nhưng chặng đường này bị gián đoạn trong suốt những năm tháng kháng chiến chống Pháp – Mỹ. Do lo sợ các tổ chức chính trị ở bên ngoài cũng như sợ sự phân chia quyền lực ở nội địa, đảng cầm quyền hiện nay đã thít chặt các vấn đề về ngôn luận. Chắc chắn, sự kiện Nhân văn Giai phẩm sẽ mãi mãi là một sự kiện không thể chối bỏ cũng như không thể lãng quên, được biết như một vụ Văn Tự Ngục lớn nhất trong lịch sử Việt Nam. Chặng dường phát triển nghệ thuật tự do đến đây bị gián đoạn, tuy nhiên vẫn có nững mạch ngầm ẩn mình chờ thời để khi được khai thông, nósẽ tuôn ra như suối… Bởi vậy mà thời này vẫn có những nghệ sĩ sẵn sàng tử chiến như hiệp sĩ, có thể kể đến Trần Dần, Lê Đạt, Văn Cao, Hoàng Hưng…
Để rồi đến ngày nay, chặng đường tưởng như bị đứt đoạn lâu nay giờ đã được tiếp nối. Văn học nghệ thuật ngày nay không chỉ tự do lựa chọn đề tài, không chỉ khai thác phần bản năng sâu kín trước đây chẳng ai dám động đến, mà vẫn tiếp tục chiến đấu vì tự do và lẽ phải. Có những nghệ sĩ sống và sáng tác như nghệ sĩ, nhưng cũng có nhiều nghệ sĩ sống và sáng tác như chiến sĩ. Những tên tuổi như Dương Thu Hương, Bùi Ngọc Tấn, Bùi Chát… sẽ tiếp tục nối tiếp những Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Hưng… Và nếu những nghệ sĩ vị nghệ thuật để tâm hồn bay bổng tự do thì những nghệ sĩ – hiệp sĩ này chiến đấu dưới mặt đất để dành lấy tự do cho số đông dân chúng.”(hếttrích)
Hay như bài nhan đề “Nghệ Thuật Vị Nghệ Thuật hay Nghệ Thuật Vị Nhân Sinh: Đôi Điều Cần Bàn Lại” của Nguyễn Thế Duyên, trích:
“Nếu những dòng tiêu đề này mà viết racách đây năm mươi năm thì có lẽ tôi đã có vinh hạnh đuợc làm quen với Trần Dần, Lê Đạt trong nhà tù rồi. Cũng thật may và thật tiếc cho tôi là hồi ấy tôi còn quá nhỏ nên đã không có đuợc cái vinh hạnh ấy. Thời kì mông muội của tư duy và tri thức đã qua rồi.
Dân trí đã đuợc nâng lên đến cái mức mà những điều ngày xưa chúng ta tin thì bây giờ chẳng còn ai tin nữa. Có những điều ngày xưa chúng ta tôn thờ thì ngày nay aicũng cho đó là một điều ngớ ngẩn...
Tôi có một lần ngồi nói chuyện với giáo sư Hoàng Như Mai, Giáo sư văn học, ông có kể cho tôi nghe một giai thoại có thật nghe mà cười ra nước mắt. Ông Hoàng Như Mai kể khi cụ Nguyễn Tuân còn sống cụ bảo với mọi người là khi cụ chết đi nhớ đốt cho cụ (đốt hình nhân vàng mã) một thằng phê bình văn học. Cụ bảo:
-Xuống dưới ấy mới có thể nói thật với nhau đuợc...”(hết trích)
Và nhiều nữa. Điều thấy rõ rằng, báo Quân Đội Nhân Dân ra sức tấn công văn nghệ sĩ tự do, nhưng không dám chỉ tên một ai, bởi vì các bạn văn nghệ trẻ này chắc chắn sẽ là diện mạo tương lai của văn học VN.
Hãy thấy, không bao giờ có chuyện bóng tối lạidám xua đuổi được ánh sáng. Ngược lạị, ánh sáng tới đâu, bóng tối sẽ biến mất.
Họ là Phía Trước, và không ai có thể chống lại được những giấc mơ tương lai của tuổi trẻ.
----------------------------------
Posted on Tháng Năm 31, 2011 by phiatruoc
Thơ của Nguyễn Việt Chiến
28/05/2011 15:25
Làm thất bại Chiến lược “Diễn biến hòa bình”
QĐND - Chủ Nhật, 05/06/2011, 20:25 (GMT+7)
.
.
.
No comments:
Post a Comment