Wednesday, June 15, 2011

TRUNG QUỐC KHÔNG DỄ BẮT NẠT VIỆT NAM (Nguyễn Hoàng Hà)



Mấy tuần qua báo chí Trung Quốc và Hongkong liên tục đăng tin về vấn đề viển Đông và đều đổ lỗi cho Việt Nam đã là kẻ giám cả gan chống lại một Trung Quốc vĩ đại và không quên nhắn gửi những lời đe dọa như cấm vận kinh tế hay sẽ cho Việt Nam thêm bài học v.v… và v.v… trong khi đó báo chí quốc tế là khu vực lại hoan nghênh những chính sách ngoại giao mền dẻo và mới đây trước sự hung hăng của phía Trung Quốc cho tầu Ngư giám và các tầu quân sự trá hình tầu đánh cá cắt cáp thăm dò của các tầu Việt Nam trong khu vực chủ quyền lãnh hải của mình thì thái độ cứng rắn cần thiết để tỏ rõ ý chí thái độ của mình. Điều đáng nói chính là báo chí Trung Quốc đã giấu giếm không hề công bố về lịch sử những gì đã diễn ra ở khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam mà lại hướng dư luận Trung Quốc vào tinh thần đại Hán, nước lớn cho rằng Việt Nam ngang ngược chiếm đảo biển của họ. Vì thế, cần phải nhắc lại những gì mới xẩy ra hôm qua cho người dân Trung Quốc hiểu đâu là sự thật.

Trung Quốc từ cuộc chiến xâm lược đảo biển đến ý đồ hợp thức hóa chủ quyền không hề có của mình ở khu vực này
Thực ra để thực hiện ý đồ bành trướng và thâu tóm biển Đông của Trung Quốc đã có từ rất lâu, ngay khi Việt Nam đang trong cơn giao tranh quyết liệt giai đoạn cuối những năm 1973-1975 thì họ đã đưa tầu chiến ra xâm lược chiếm các đảo Hoàng sa và Trường sa của Việt Nam lúc đó do Việt Nam cộng hòa cai quản. Cuộc đổ máu để giữ đảo biển của Việt Nam đầu tiên đã xẩy ra là ngày Ngày 19 tháng Giêng 1974 bằng trận Hải chiến với Trung Quốc dù lúc đó thế lực nghiêng về phía Bắc kinh gấp rất nhiều lần. Người lính hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã chọn cuộc tử chiến với Trung Cộng, thể hiện tinh thần người Việt Nam không chịu để một tấc đất của tổ tiên mất vào tay giặc và họ đã hy sinh anh dũng để lại tấm gương bất tử cho đời. Vì thế trận không cân bằng nhưng sự hy sinh anh dũng ấy của những người con Việt đã tạo một bằng cớ lịch sử, pháp lý quốc tế rằng Trung Quốc đã cưỡng chiềm lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam, là tiền đề quan trọng để chánh quyền trong tương lai có chứng lý đòi hỏi lại.
Trong trận chiến ngày 14 tháng 3 năm 1988, Việt Nam bị thiệt hại 3 tàu bị bắn cháy và chìm, 3 người tử trận, 11 người khác bị thương, 70 người bị mất tích. Sau này Trung Quốc đã trao trả cho phía Việt Nam 9 người bị bắt, 61 người vẫn mất tích và được xem là đã tử trận. Việt Nam bảo vệ được chủ quyền tại các đảo Cô Lin và Len Đao. Trung Quốc chiếm đảo Gạc Ma từ ngày 16 tháng 3 năm 1988 và vẫn giữ cho đến nay. Trong năm 1988, Hải quân Việt Nam đưa quân ra đóng giữ tiếp 11 bãi đá ngầm khác. Ngày 17 tháng 10, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh ký văn bản 19/NQ-TƯ về việc bảo vệ khu vực bãi ngầm trong thềm lục địa phía Nam (khu DK1). Ngày 5 tháng 7 năm 1989, Thủ tướng chính phủ ra chỉ thị số 180UT về việc xây dựng cụm dịch vụ kinh tế – khoa học – kỹ thuật thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (DK1), xác định lại chủ quyền Việt Nam đối với khu vực thềm lục địa này. Từ tháng 6 năm 1989, Hải quân Việt Nam bắt đầu đóng giữ các bãi đá ngầm: Tư Chính, Phúc Nguyên, Phúc Tần, Huyền Trân, Quế Dương, Ba Kè. Và nguyên nhân chính là sau khi chiếm được các đảo của Việt Nam Trung Quốc đã nhanh tay vào thăm dò và khai thác dầu khí tại đây với danh nghĩa đưa phái đoàn khoa-học Liên hợp quốc đi khảo sát. Sau này liên Hợp Quốc khẳng định rõ là họ không có công tác khảo sát nào ở Trường Sa. Vào tháng 4 năm 1988, Trung Quốc cũng đã thông qua một nghị quyết thành lập tỉnh Hải Nam, trong đó bao gồm những đảo đã chiếm được qua các trận hải chiến trước đó và cả Hoàng Sa và Trường Sa đang thuộc chủ quyền và canh giữ của Việt Nam. Với sự đòi hỏi không biết đủ của cỗ xe kinh tế Trung Quốc về nguyên liệu dầu hỏa, dầu khí và bằng khoa học hiện đại Trung Quốc đã thấy hầu như nguồn dầu khí lớn đều nằm ở khu vực chủ quyền của Việt Nam nên họ không từ bất kỳ thủ đọa nào nhằm thâu tóm cướp đảo biển của Việt Nam và hy vọng sẽ nhanh chóng hợp thức hóa chủ quyền của họ ở khu vực này.

Thủ đoạn cướp biển đảo bằng gây hấn dùng vũ lực cùng hành động tăng cường lực lượng quốc phòng và đe dọa, la làng
Trung Quốctừ các nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng và nhà nước cho đến các lãnh đạo tham tán đại sứ quán Trung Quốc tại Hà nội mỗi khi nói đến tranh chấp về chủ quyền đảo biển thì đều nói rằng “ với truyền thống hữu nghị giữa hai Đảng hai Nhà nước chúng ta đều có thể vượt qua những khác biệt để giải quyết vấn đề này một cách công bằng có lý có tình ” nhưng trong các cuộc đàm phán thì lại luôn đưa ra những lập luận rất vô lý là “ chúng tôi khẳng định chủ quyền không thể chối cãi của Trung Quốc về lãnh hải đảo biển về Hoàng sa và Trường sa” rồi kéo chây cho đến nay đã hơn 20 năm trôi qua mà không tiến triển được bước nào. Trái lại họ dựng kịch câu giờ để có thời gian vàng cho chuẩn bị sức mạnh quân sự chiếm đóng và hợp thức hóa những gì họ thôn tính được cửa Việt Nam về đảo, biển. Do thái độ ngang ngược đó việc đàm phán song phương tất yếu sẽ phải đổ vỡ và các khẩu hiệu hữu nghị không còn đủ sức du ngủ những nhà đàm phán của Việt Nam, nhất là khi Trung Quốc ngày càng đầu tư tiền của khổng lồ cho việc tân trang quân đội từ tầu ngầm các loại lớn nhỏ tàng hình cho đến các tuần dương hạm khổng lồ, các khu trục hạm được trang bị vũ khí tối tân nhất và đặc biệt là các loại máy bay hiện đại tàng hình v.v…để đạt được mục tiêu thôn tính biển đông theo ý đồ đãvạch sẵn, bất chấp sự lên án của quốc tế và các nước trong khu vực đang có tranh chấp trong đó có Việt Nam. Đặc biệt nguy hiểm là họ đã đưa các tầu chiến cũ tân trang lại dưới bỏ bọc là tầu đánh cá để xâm nhập sâu vào vùng biển 200 hải lý thuộc chủ quyền của Việt Nam và Philipine phá rối sự làm ăn của ngư dân các nước này đang đánh bắt cá trên chính vùng biển của mình và tấn công đe dọa cả các tầu của các quốc gia này đang thăm dò đại dương gây nên tình trạng căng thẳng như báo chí Việt Nam và quốc tế đã đưa tin. Do vậy, cho đến lúc này phía Việt Nam không thể còn đủ sự nhẫn chịu quá mức giới hạn nên từ những đấu tranh trên diễn đàn ngoại giao mà người ta đã thấy Việt Nam đã rất thành công trong việc tổ chức các hội nghị quốc tế về biển tại Hà nội hay trên các diễn đàn khu vực hau quốc tế và ngày càng nhiều các quốc gia đã thấy bản chất của sự việc thấy được thiện chí của Việt Nam và những tham vọng vô lý của Trung Quốc, một quốc gia không có bờ biển mà đòi chủ quyền đến 80 % diện tích biển Đông, và đang là kẻ ngạo mạn dung sức mạnh thôn tính các đảo, biển ngay cả trong khu vực chủ quyền của các nước lân bang mà quốc tế đã công nhận. Đi xa hơn, họ vẽ ra bản đồ đường lưỡi bò tự cho mình cái quyền kiểm soát gần như hết đường hàng hải quốc tế mà xưa nay tầu bè các nước vẫn đi qua. Điều này đã khiến Hoa kỳ và các quốc gia khác như Nhật, Nam triều tiên, Úc, Newdiland, Malaixia, Indonexia, Thái lan và Việt Nam v.v…phải vào cuộc, lên án. Có thể nói trên diễn đàn quốc tế đa phương Trung Quốc đã bị cô lập thảm hại nên ngay Hội nghị biển Đông họp ở Việt Nam ngày 26 – 27/11 năm ngoái, Trung Quốc đã tỏ ra rất cay cú họ đã thực hiện chính sách tách từng nước như tách các cây đũa để bẻ và mũi nhọn họ tập trung vào phản công Việt Nam về mọi mặt. Như tờ China Daily ngay sau đó đã có bài cho rằng Việt Nam là “người đầu sỏ” thì lập tức phía Trung Quốc bắt đầu tập trung chủ yếu vào công kích, cái mà họ gọi là ý đồ muốn quốc tế hóa vấn đề biển Đông của Việt Nam và báo chí trong nước Trung Quốc hiện nay ngày ngày quy tội cho Việt Nam chủ xướng chuyện quốc tế hóa biển Đông. Như ông Dương Danh Dy, một chuyên gia về quan hệ Việt – Trung, người từng nắm giữ chức vụ Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, nói rõ các thông tin trên mạng Hoàn cầu Trung Quốc đều nói rằng: “ Họ dùng một câu như thế này: “muốn bắt giặc thì phải bắt vua, bắt chúa”, tức là trong cái ‘giặc’ Đông Nam Á này, thì anh ‘chúa’, anh ‘vua’ Việt Nam là nguy hiểm nhất. Đánh tan Việt Nam rồi thì các nước khác dễ dẹp hơn.”
Trong khi đó mới đây, một giới chức hải quân hàng đầu của Trung Quốc, Thiếu tướng Doãn Trác, đã bày tỏ quan ngại về việc các quốc gia thành viên thuộc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, đang tăng cường các hạm đội tàu ngầm ở khu vực biển lân cận với Trung Quốc và coi đó là ‘một mối đe dọa’ đối với nước này. Dư luận nay không chỉ có Việt Nam mà các nước đều cho rằng, đó là một cách họ lên tiếng như vậy để cho dư luận thế giới đỡ chú ý tới việc tăng cường của họ và để cho nhân dân trong nước thấy rằng họ phải tăng cường ngân sách quốc phòng, cần tăng cường hải quân, là vì những yếu tố bên ngoài như vậy thôi chứ thực ra 6 cái tàu ngầm Kilo của Việt Nam, mấy cái tàu ngầm của Malaysia… thì làm sao địch nổi (với Trung Quốc)? Hiện nay Trung Quốc đã có hơn 60 tàu ngầm trong đó có cả tàu ngầm nguyên tử.”

Trung Quốc đã sai lầm khi đáng giá sai về khả năng phòng thủ của Việt Nam
Trung Quốc những tưởng với tài chính khổng lồ và với lực lượng hải quân hùng mạnh họ có thể bắt Việt Nam và các nước trong khu vực phải cam chịu sự hợp thức hóa chủ quyền mà họ đã vẽ ra hiện nay. Nhưng họ đã nhầm. Bài học Bạch đằng năm xưa mà lịch sử vẫn vẫn còn ghi đó: “ các đoàn Thuyền chiến khổng lồ của của nhà Nam Hán cho đến của đội quân Thoát Hoan năm nào đã bị chính người Việt Nam chôn vùi phải bỏ thuyền chui vào trống đồng cho quân khuân về đường Lạng sơn, về đến nước vẫn tim đập chân run”. Ngày nay tình thế khác xưa rất nhiều nhưng người Việt Nam biết đánh giặc theo phương sách của chính mình. Thời đại ngày nay, tầu càng lớn càng dễ bị bắn trúng và Trung Quốc ở quá xa với nơi họ đang chiếm đóng sao có thể đi lại dễ dàng ở đây khi mà dải bờ biển chữ S này là cả một tuyến phòng thủ liên hoàn với các pháo bờ biển tầm xa, tầm trung và hỏa tiễn đủ các loại mà chính Việt Nam có thể tự sản xuất hay mua sắm? Một khi đất nước lâm nguy người Việt Nam tự nhiên có phản ứng kỳ lạ kết lại thành một khối để chống kẻ thù. Điều này Trung Quốc không có truyền thống ấy mà thường là trước khó khăn đất nước họ ly tán chia năm xẻ bẩy hùng cứ theo bầy. Tam quốc, ngũ quốc nay lòng dân Trung Quốc đang ly tán, người Ái Nhĩ lan, người Nội mong, người Tây Tạng đã không còn cam chịu khuất phục nữa. Nếu cuộc chiến xẩy ra, kinh tế Trung Quốc lâm vào khủng hoảng thì không thể nói là đất nước này chia năm mà mỗi một tỉnh sẽ thành một quốc gia không ai bảo được ai đó là điều chắc chắn. Thực tế hôm nay nhiều địa phương Trung Quốc không còn nghe theo sự lãnh đạo của chính quyền Trung ương nữa.

Điều gì sẽ phải cần làm trước một Trung Quốc hung hăng và tham lam bành trướng?
Cha ông ta xưa đã dạy bài học thứ nhất vẫn là phải dựa vào sức mạnh của toàn dân mà điều này không thể nói lên bằng khẩu hiệu mà phải bằng từ thực tế. Như Đức Thánh Trần khi đã về nghỉ nơi tuổi già, khi Trung Quốc âm mưu đưa quân sang xâm lấn, vua Trần cho mời Ngài đến hỏi lấy kế gì để giữ giang sơn? Ngài đã ngay tức khắc trả lời dứt khoát: “ Đó là lòng dân, dân là người chở thuyền, dân là người lật thuyền bệ hạ phải chăm lo vun đắp lòng dân an”. Ngày nay người Việt Nam không chỉ là 48 dân tộc anh em chia nhau kẻ lên rừng, người xuống biển mà còn có cả một lượng đàn con lớn nữa đang sinh sống ở nước ngoài. Dòng máu Việt hồng vẫn chảy suốt, lòng yêu nước chẳng hề nguội lạnh. Cái chính đó là có ai đó hun nóng lòng người dân Việt này lên hay không? Làm sao để mọi người con Việt ở khắp nơi tin yêu hiến kế, góp công sức tiền của, trí tuệ đánh giặc giữ nước? Đó là câu hỏi lớn đang được đặt ra và những người có trái tim lớn, có trách nhiệm phải giải đáp. Chiến tranh trên đất nước này đã kéo dài bao năm qua, sự nghi ngại vẫn còn đó dù đã được xóa đi nhiều sau những năm tháng hòa bình thống nhất. Hãy đọc trên các trang báo, nghe những góp ý của bạn đọc già có trẻ có, từ người nông dân đến người trí thức lời nào cũng đều tâm huyết cả dù có khi nặng lời mặn nhạt v.v…nhưng suy cho cùng vẫn là đau đáu lo cho vẫn mạng đất nước. Gạn đục khơi trong tìm trong đó có rất nhiều lời vàng ngọc quý giá. Từ người lính Việt Nam cộng hòa năm xưa chống Tầu xâm chiếm đảo biển đến anh bộ đội năm nào đánh giặc trên biên giới Lạng sơn, Tấn mài, Pò hén, Thán phún …hay các nhà trí thức tóc bạc râu dài và các ông Hai lúa ở tận Cà mau, Năm căn v.v…Hãy lắng nghe và tiếp thu bỏ đi cái gì gai góc thì sẽ tìm thấy ngọc quý chân châu của lòng dân. Mấy ngày qua khi nghe tin Trung Quốc hai lần cho tầu chiến giả dạng tầu đánh cá cùng tầu Hải giám ra đe dọa tầu của ta thăm dò đại dương, cắt cáp lớn miệng đe dọa là ngay lập tức dù chưa được nhà nước cho phép mà hàng ngàn người đã tự nhiên xuống đường phản đối Trung Quốc như một phận nhanh tức thì. Thế đủ biết lòng yêu nước của người dân Việt Nam nồng nàn đến mức nào. Nếu được hun đúc lại, chăm lo săn sóc động viên đoàn kết lại thì thử hỏi con số dân Việt xuống đường cho Trung Quốc biết sẽ là bao nhiêu? Thực không có đủ chỗ cho cờ và người đứng đó là điều chắc chắn.
Sau cùng vẫn phải là trang bị vũ khí để đối phó với kẻ thù. Dân ta dù còn nghèo nhưng một khi đất nước có giặc thì còn ai tiếc gì mà không đóng góp cho đất nước? Nhưng muốn vậy thì phải làm dân tin, dân quý và dân tự nguyện đóng góp vào bằng thuế, bằng chính mồ hôi, sức lực và bằng cả tịnh tài. Không ai bỏ tiền bằng mồ hôi có khi bằng cả máu khi mà dâu đó lãng phí hay tham nhũng hàng trăm tỷ đồng mà vẫn ngang nhiên không hề bị trừng trị thu lại. Người lãnh đạo nhà nước xưa có câu: “ không sợ nghèo chỉ sợ không công bằng”. Đó là câu chí lý cần phải được xem xét và đó cũng là để lấy lòng dân. Không ai sẽ ra chiến đài khi mà nhiều người đi biểu tình ôn hòa chống Trung Quốc gây hấn, xâm chiếm đảo biển lại bị chính nhà nước ta bắt giam giữ? Nếu ai đó vì nghiã vụ phải tham gia quân đội nhưng tâm không yên thì súng kia có cũng như không? Có mà như chẳng có và trước khó khăn gian khổ họ có giám hy sinh vì nghĩa lớn hay không? Cái đó phải cần được xem xét.
Đất nước đang trong cơn thử thách, giặc phương bắc nay không phải chỉ đe dọa trên đường bộ mà là trên biển muôn người con đất Việt đang chờ đợi một thời khắc để kẻ ngọa mạn, tham lam, tàn bạo kia phải biết học lại bài học lịch sử năm nào. Sông Bặch đằng đang cuồn cuộn chảy trong tâm tôi, tâm anh và trong tất cả mọi người.

Ngày 15 tháng 6 năm 2011

.
.
.

No comments: