Sunday, June 12, 2011

TRUNG QUỐC CẮT CÁP: MỘT LẦN LÀ SỰ CỐ, HAI LẦN LÀ HÀNH ĐỘNG CÓ HỆ THỐNG (Carl Thayer)


GS Carle Thayer:
GS Carle Thayer trả lời phỏng vấn của Scribd, Ngọc Thu dịch.

Hỏi: Phản ứng của ông về việc sách nhiễu liên tục của Trung Quốc trong vấn đề này là gì, đặc biệt chỉ vài ngày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Lương Quang Liệt, cam kết sẽ duy trì hòa bình trên Biển Đông tại đối thoại Shangri-La?
Đáp: Sự cố lần thứ hai này rõ ràng là xuất hiện sự lặp đi lặp lại, nhờ đó có thể thấy rõ ràng rằng Trung Quốc quyết tâm khẳng định chủ quyền của họ một cách mạnh mẽ trên biển Đông. Đây là một hành động cố ý khiêu khích, được thiết kế để tách Việt Nam ra, đe doạ và chia rẽ giữa Việt Nam và các thành viên ASEAN khác. Nếu Việt Nam phản ứng quá mạnh, sẽ được xem như là kẻ gây sự, không phải là nạn nhân.

Hỏi: Các nhà quan sát cho rằng sự hiếu chiến ngày càng tăng của Trung Quốc trên biển Đông, là do ý định của họ đòi thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế trong toàn bộ khu vực bên trong cái gọi là hình chữ U, hoặc đường chín đoạn, xuất hiện trên hầu hết các bản đồ của Trung Quốc. Ông có nghĩ rằng chiến thuật của Trung Quốc sẽ có tác dụng hay là phản tác dụng trong vấn đề này? Vì sao nó có tác dụng hay vì sao phản tác dụng?
Đáp: Trung Quốc không có cơ sở luật pháp quốc tế để đòi thềm lục địa và hoặc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ). Những khu vực này chỉ có thể được đòi từ đất liền. Trung Quốc chiếm những bãi đá ở biển Đông và không có cơ sở theo Công ước LHQ về Luật biển để đòi vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa.
Thật ra, Trung Quốc đòi chủ quyền trên tất cả các bãi đá ở biển Hoa Nam (biển Đông) và vùng biển lân cận. Hơn nữa, Trung Quốc tuyên bố rằng luật pháp quốc gia của họ cho họ thẩm quyền trên biển Hoa Nam (biển Đông). Chiến thuật của Trung Quốc sẽ có phản ứng ngược bởi vì các tuyên bố của họ, nếu không bị phản đối, sẽ cho Trung Quốc quyền bá chủ trên biển Hoa Nam và kiểm soát các tuyến đường vận chuyển thương mại hoặc giao thông trên biển.
Nhưng khi Trung Quốc hành động một cách cương quyết, như họ đã làm trước hội nghị các lãnh đạo Mỹ-ASEAN lần thứ hai tại New York hồi năm ngoái, một số nước thành viên ASEAN đã lập luận rằng không đề cập đến việc thực hiện bản tuyên bố chung về biển Hoa Nam (biển Đông) vì điều này sẽ cô lập Trung Quốc. Trung Quốc đang tính đến sự chia rẽ ASEAN để thúc đẩy yêu sách của họ. Các hành động của Trung Quốc sẽ bảo đảm rằng vấn đề biển Hoa Nam sẽ được đưa ra tại Hội nghị Bộ trưởng ASEAN và Diễn đàn khu vực ASEAN vào tháng 7.

Hỏi: Sự nhấn mạnh về chính sách ngoại giao hòa bình sẽ có hiệu lực như thế nào đối với Việt Nam với nguyên trạng này?
Đáp: Hiện Trung Quốc đang sử dụng các tàu dân sự, không phải tàu quân sự, để khẳng định chủ quyền của họ. Điều này khó cho Việt Nam để ứng phó trong việc bảo vệ tàu dân sự thăm dò dầu khí. Việt Nam phải tiếp tục dựa vào chính sách ngoại giao để giữ đoàn kết trong ASEAN. Trung Quốc đang tính đến thực tế là nhiều thành viên ASEAN sẽ phản đối trực tiếp với Trung Quốc.
Việt Nam phải dùng tất cả các con đường hòa bình, nếu không Trung Quốc sẽ lập luận rằng Việt Nam là nguyên nhân của vấn đề (kẻ gây sự). Mục đích của ngoại giao là kiểm tra xem các lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc đã chấp thuận này làn sóng mới của hành động quyết đoán hung hăng của Trung Quốc hay là các hành động của Trung Quốc là sản phẩm cụ thể nào đó của cơ quan Quản lý Đại dương của Trung Quốc và / hoặc của chính quyền địa phương.
Mục đích ngoại giao là cho các lãnh đạo Trung Quốc thời gian để ngẫm nghĩ đến hậu quả hành động của họ. Nhưng ngoại giao phải đi kèm với quyết tâm của Việt Nam trong việc phòng thủ và bảo vệ chủ quyền của mình. Đây là một trò chơi tinh vi. Bây giờ Việt Nam phải hộ tống tàu thăm dò dầu khí để bảo đảm sự an toàn.

Hỏi: Vì sao ông nghĩ rằng Trung Quốc tiếp tục cắt cáp tàu thăm dò của Việt Nam? Có cách nào ngăn chặn hành động này của Trung Quốc?
Đáp: Sự cố xảy ra lần thứ hai, rõ ràng Trung Quốc đã quyết định khẳng định chủ quyền trên biển Đông một cách mạnh mẽ, bằng cách nhắm vào Việt Nam. Trung Quốc nhắm tới việc thử khí phách của lãnh đạo Việt Nam và sự thống nhất của ASEAN. Nếu Việt Nam thoái lui, sẽ không thể có một mặt trận ngoại giao thống nhất trong ASEAN mạnh mẽ chống lại Trung Quốc. Ngay cả khi Việt Nam kháng cự, một số thành viên ASEAN có thể thoái lui trong việc bày tỏ sự đe doạ của Trung Quốc và để cho họ được thuận lợi (tức để cho Trung Quốc có những gì họ muốn).
Lúc này là vấn đề song phương giữa Trung Quốc và Việt Nam. Hai sự cố cắt cáp liên quan đến các tàu giám sát dân sự của Trung Quốc, không phải tàu chiến hải quân. Hành động của Trung Quốc sẽ làm cho các công ty thăm do dầu khí nước ngoài suy nghĩ hai lần khi làm ăn với Việt Nam. Và hành động của Trung Quốc đưa Việt Nam vào một tình thế khó xử về cách nào để phản ứng tốt nhất.
Việt Nam phải huy động dư luận quốc tế cả trong trong khu vực Đông Nam Á lẫn các nước lớn. Việt Nam cũng phải tiếp tục thúc giục Trung Quốc về một giải pháp ngoại giao. Nhưng trước hết Việt Nam phải ra quyết định khó khăn để bảo vệ chủ quyền của mình bằng cách cung cấp sự hộ tống thích hợp cho tàu thăm dò dầu khí của mình. Chính những con tàu này có thể ở giữa tàu Trung Quốc và tàu thăm dò. Nếu không có sự hộ tống, Trung Quốc sẽ kéo băng đảng đến một tàu thăm dò dầu khí và cắt cáp.


© Ngọc Thu
© Đàn Chim Việt
.
.
.

No comments: