Bùi Tín viết riêng cho VOA
Thứ Tư, 22 tháng 6 2011
Nước Việt Nam ta đứng trước một thử thách hiểm nghèo.
Nhóm lãnh đạo của nước láng giềng phương Bắc đang công khai thực hiện chính sách bành trướng theo kiểu lấn lướt ăn hiếp, vừa ăn cướp vừa la làng ở những vùng sâu trong lãnh hải của ta. Chúng cho tàu tuần tiễu và tàu giám sát vào trong vùng biển quốc gia của ta, liên tiếp cắt cáp thăm dò dầu khí của 2 tàu Bình Minh 2 và Viking II, chúng xua đuổi bà con ngư dân ta đang đánh cá trong vùng biển của ta, còn tịch thu số cá bà con ta đánh được. Đã vậy Bắc Kinh còn lu loa là phía Việt Nam vi phạm vùng biển của Trung Quốc, gọi vùng biển ấy là vùng tranh chấp. Chúng tổ chức thao diễn quân sự, diễu võ dương oai trên vùng biển Đông của Việt Nam, trên vùng biển Tây của Philippines, và ngạo mạn dậm dọa trên mạng thông tin của chúng rằng sẽ dạy cho Việt Nam một bài học, rằng sẽ «đánh cho Việt Nam vỡ mặt».
Nhân dân Việt Nam luôn kiên cường chống lại mọi hiểm họa ngoại xâm đến từ phương Bắc.
Lịch sử tồn tại và phát triển của Việt Nam từ xa xưa đến ngày nay đã chứng minh sự thật ấy.
Trước hiểm họa ngoại xâm, dân tộc ta luôn cố kết thành một khối chung lòng chung sức hy sinh chiến đấu bảo vệ nền độc lập của đất nước. Chúng ta bao giờ cũng dựa vào sức mình là chính, dùng nội lực dân tộc làm sức mạnh quốc phòng tất thắng.
Trong lĩnh vực đối nội, nhân dân ta yêu cầu đảng Cộng sản đang giữ trọn quyền lãnh đạo đất nước hãy khẩn thiết đặt quyền lợi dân tộc lên trên hết, mạnh bạo thực hiện cải cách sâu rộng hệ thống cầm quyền, từ độc đoán sang dân chủ, từ hạn chế tự do của công dân sang tôn trọng mọi quyền tự do công dân có ghi trên Hiến pháp, trả tự do cho mọi công dân dân chủ và yêu nước đang bị cầm tù - hầu hết là những người đi tiên phong trong chống bành trướng phương Bắc - ban hành và thực thi rộng rãi quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do phản biện, tự do tôn giáo. Cuộc đổi mới hệ thống theo hướng tự do dân chủ như thế sẽ nhân lên nhiều lần nội lực dân tộc trong cuộc chống trả họa ngoại xâm. Nước Việt Nam ta vươn xa tới phía trước sẽ bỏ hẳn lại phía sau chế độ toàn trị độc đảng, độc đoán của nước Trung Quốc bành trướng và chậm tiến về chế độ chính trị.
Sự ủng hộ quốc tế đối với nước ta trước họa bành trướng phương Bắc là rất cần thiết. Cả thế giới tiến bộ, từ Đông Nam Á, Đông Bắc Á, Ấn Độ, Úc, Liên hiệp Châu Âu, Hoa Kỳ, Canada…đều đứng về phía nhân dân ta chống hành động ngạo mạn phi pháp của phía Trung Quốc.
Thái độ rõ ràng, kịp thời của Hoa Kỳ, cường quốc số một của thế giới, trong cuộc khủng hoảng biển Đông là rất quan trọng. Từ năm ngoái ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã tuyên bố rằng «Hoa Kỳ có lợi ích quốc gia về thông thương trong vùng biển Đông và Thái Bình Dương», làm cho đại diện Trung Quốc Dương Khiết Trì giận dữ bỏ phòng họp.
Mới đây, cuộc đối thoại Việt - Mỹ lần thứ tư về chính trị, an ninh và quốc phòng đã diễn ra ngày 17-6-2011 tại thủ đô Washington với một thông báo chung, cam kết hợp tác nhằm bảo đảm cho một vùng châu Á - Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, phồn vinh và an ninh. Hai bên đã trao đổi ý kiến về tình hình mới đây ở vùng biển Đông, cho rằng việc gìn giữ hòa bình, ổn định, an ninh, và tự do hàng hải trong vùng biển Đông cần được giải quyết qua hợp tác, thương lượng mà không dùng sức mạnh.
Bản thông báo chung chỉ rõ các yêu sách về đảo và lãnh hải phải phù hợp với luật quốc tế hiện hành, trong đó có Luật Biển năm 1982. Hai bên chỉ rõ sự quan trọng của Tuyên bố về quy tắc ứng xử của các bên (Declaration of Conduct) năm 2002 và khẳng định các sự kiện mới xảy ra trong vùng biển Đông không làm ảnh hưởng đến hoà bình, ổn định trong vùng và đặc biệt không gây trở ngại cho việc tự do giao thông hàng hải theo đúng luật quốc tế.
Bản thông báo chung kết luận rằng cuộc đối thoại Việt - Mỹ lần thứ tư đã tăng cường và làm sâu sắc hơn tình hữu nghị và sự hợp tác giữa 2 nước. Cuộc đối thoại thứ 5 sẽ diễn ra ở Hà Nội năm 2012. Trong cuộc đối thoại này đại diện phía Việt Nam là Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh (con của nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch; ông Thạch từng nhận xét sau cuộc họp Việt - Trung ở Thành Đô cuối năm 1991 rằng «một thời kỳ Bắc thuộc mới rất nguy hiểm đã bắt đầu»).
Trong lúc Bắc Kinh bực tức cho rằng Hoa Kỳ ở xa, thuộc lục địa khác, không được can thiệp gì đến vùng biển của Trung Quốc, thì Hoa Kỳ vẫn khẳng định đây là vùng có lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ. Không những thế, Hoa Kỳ còn cho hàng không mẫu hạm George Washington và một số khu trục hạm mang nhiều tên lửa Tomahawk vào vùng Đông và Tây Thái Bình Dương. Cùng lúc Hoa Kỳ báo tin một giàn khoan lớn của Hoa Kỳ mang tên Monarch Ocean đang được chuẩn bị để đưa vào biển Đông.
Cũng không phải ngẫu nhiên mà cuốn sách mới Death by China (Cái chết từ Trung Quốc) của 2 học giả Peter Navarro và Greg Autry được giới thiệu rộng rãi trên toàn nước Mỹ. Cuốn sách phơi bày mặt trái của hiện tượng «Phép lạ Trung Hoa» (Chinese miracle), chỉ rõ Trung Quốc là tai họa cho toàn nhân loại, là tên đế quốc mới thực sự, là tai ương cho chính dân tộc đại Hán, đang nô lệ hóa nhân dân Mông Cổ, Tây Tạng, Tân Cương, đang bóc lột tận xương tủy dân nước mình, đang xuất khẩu hàng xấu, hàng giả, hàng nhái, hàng chứa độc chất ra khắp thế giới, đang bành trướng sang châu Phi, Nam Mỹ, đang nô dịch hóa Đông Nam Á…
Cũng không phải ngẫu nhiên mà tờ báo lớn The Diplomat (Nhà Ngoại giao) số ra ngày 16-6-2011 có bài «The limits to US – Vietnam ties » (Những hạn chế trong quan hệ Mỹ - Việt) của nhà bình luận Richard Pearson từng chuyên theo dõi tình hình biển Đông và mối quan hệ Việt - Trung 20 năm nay. Ông nêu rõ thiện chí của Tổng thống Barack Obama và Ngoại trưởng Hillary Clinton đối với nước Việt Nam và nhân dân Việt Nam, nhưng mắc kẹt ở cái chế độ phi dân chủ ở Hà Nội làm cho mối thiện cảm ấy gặp trắc trở, khó khăn, khó ứng xử thuận lợi.
Theo tôi, chỉ khi nào Việt Nam có một chế độ dân chủ thật sự, tôn trọng thật sự nhân quyền của dân mình, khi ấy sự hòa đồng giữa một nước Việt Nam dân chủ với toàn thế giới dân chủ văn minh mới sâu sắc, trọn vẹn. Và chỉ khi ấy Việt Nam mới thực hiện trôi chảy «phép lạ» của mình, trở thành một nước Việt Nam tự do, tự chắp đôi cánh phát triển tốc độ cao, xã hội hài hòa, không còn bất công tràn đầy, thành quả phát triển cao được phân phối công bằng cho toàn xã hội, Việt Nam thoát khỏi hàng ngũ những nước độc đoán, sẽ có vị trí đáng nể trọng và tin cậy trên thế giới.
Hoa Kỳ và cả thế giới dân chủ đang chìa bàn tay bè bạn giữa lúc nước ta, dân ta lâm đại nạn.
Dân ta sẵn sàng chìa 85 triệu bàn tay bè bạn. Nhưng còn các vị trong Bộ Chính trị nghĩ sao? Các vị đã bàn định xong để mạnh dạn chìa tay ra hay chưa? Các vị hãy suy xét cho sâu cho rộng. Hãy trở về với dân tộc, với nhân dân, để tìm ra cảm hứng chính trị và sức mạnh hành động vì dân vì nước. Hãy lắng nghe tiếng dân mình.
Cơ hội ngàn năm một thuở là đây.
Công hay tội ngàn năm một lượt cũng là đây.
Nhóm lãnh đạo của nước láng giềng phương Bắc đang công khai thực hiện chính sách bành trướng theo kiểu lấn lướt ăn hiếp, vừa ăn cướp vừa la làng ở những vùng sâu trong lãnh hải của ta. Chúng cho tàu tuần tiễu và tàu giám sát vào trong vùng biển quốc gia của ta, liên tiếp cắt cáp thăm dò dầu khí của 2 tàu Bình Minh 2 và Viking II, chúng xua đuổi bà con ngư dân ta đang đánh cá trong vùng biển của ta, còn tịch thu số cá bà con ta đánh được. Đã vậy Bắc Kinh còn lu loa là phía Việt Nam vi phạm vùng biển của Trung Quốc, gọi vùng biển ấy là vùng tranh chấp. Chúng tổ chức thao diễn quân sự, diễu võ dương oai trên vùng biển Đông của Việt Nam, trên vùng biển Tây của Philippines, và ngạo mạn dậm dọa trên mạng thông tin của chúng rằng sẽ dạy cho Việt Nam một bài học, rằng sẽ «đánh cho Việt Nam vỡ mặt».
Nhân dân Việt Nam luôn kiên cường chống lại mọi hiểm họa ngoại xâm đến từ phương Bắc.
Lịch sử tồn tại và phát triển của Việt Nam từ xa xưa đến ngày nay đã chứng minh sự thật ấy.
Trước hiểm họa ngoại xâm, dân tộc ta luôn cố kết thành một khối chung lòng chung sức hy sinh chiến đấu bảo vệ nền độc lập của đất nước. Chúng ta bao giờ cũng dựa vào sức mình là chính, dùng nội lực dân tộc làm sức mạnh quốc phòng tất thắng.
Trong lĩnh vực đối nội, nhân dân ta yêu cầu đảng Cộng sản đang giữ trọn quyền lãnh đạo đất nước hãy khẩn thiết đặt quyền lợi dân tộc lên trên hết, mạnh bạo thực hiện cải cách sâu rộng hệ thống cầm quyền, từ độc đoán sang dân chủ, từ hạn chế tự do của công dân sang tôn trọng mọi quyền tự do công dân có ghi trên Hiến pháp, trả tự do cho mọi công dân dân chủ và yêu nước đang bị cầm tù - hầu hết là những người đi tiên phong trong chống bành trướng phương Bắc - ban hành và thực thi rộng rãi quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do phản biện, tự do tôn giáo. Cuộc đổi mới hệ thống theo hướng tự do dân chủ như thế sẽ nhân lên nhiều lần nội lực dân tộc trong cuộc chống trả họa ngoại xâm. Nước Việt Nam ta vươn xa tới phía trước sẽ bỏ hẳn lại phía sau chế độ toàn trị độc đảng, độc đoán của nước Trung Quốc bành trướng và chậm tiến về chế độ chính trị.
Sự ủng hộ quốc tế đối với nước ta trước họa bành trướng phương Bắc là rất cần thiết. Cả thế giới tiến bộ, từ Đông Nam Á, Đông Bắc Á, Ấn Độ, Úc, Liên hiệp Châu Âu, Hoa Kỳ, Canada…đều đứng về phía nhân dân ta chống hành động ngạo mạn phi pháp của phía Trung Quốc.
Thái độ rõ ràng, kịp thời của Hoa Kỳ, cường quốc số một của thế giới, trong cuộc khủng hoảng biển Đông là rất quan trọng. Từ năm ngoái ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã tuyên bố rằng «Hoa Kỳ có lợi ích quốc gia về thông thương trong vùng biển Đông và Thái Bình Dương», làm cho đại diện Trung Quốc Dương Khiết Trì giận dữ bỏ phòng họp.
Mới đây, cuộc đối thoại Việt - Mỹ lần thứ tư về chính trị, an ninh và quốc phòng đã diễn ra ngày 17-6-2011 tại thủ đô Washington với một thông báo chung, cam kết hợp tác nhằm bảo đảm cho một vùng châu Á - Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, phồn vinh và an ninh. Hai bên đã trao đổi ý kiến về tình hình mới đây ở vùng biển Đông, cho rằng việc gìn giữ hòa bình, ổn định, an ninh, và tự do hàng hải trong vùng biển Đông cần được giải quyết qua hợp tác, thương lượng mà không dùng sức mạnh.
Bản thông báo chung chỉ rõ các yêu sách về đảo và lãnh hải phải phù hợp với luật quốc tế hiện hành, trong đó có Luật Biển năm 1982. Hai bên chỉ rõ sự quan trọng của Tuyên bố về quy tắc ứng xử của các bên (Declaration of Conduct) năm 2002 và khẳng định các sự kiện mới xảy ra trong vùng biển Đông không làm ảnh hưởng đến hoà bình, ổn định trong vùng và đặc biệt không gây trở ngại cho việc tự do giao thông hàng hải theo đúng luật quốc tế.
Bản thông báo chung kết luận rằng cuộc đối thoại Việt - Mỹ lần thứ tư đã tăng cường và làm sâu sắc hơn tình hữu nghị và sự hợp tác giữa 2 nước. Cuộc đối thoại thứ 5 sẽ diễn ra ở Hà Nội năm 2012. Trong cuộc đối thoại này đại diện phía Việt Nam là Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh (con của nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch; ông Thạch từng nhận xét sau cuộc họp Việt - Trung ở Thành Đô cuối năm 1991 rằng «một thời kỳ Bắc thuộc mới rất nguy hiểm đã bắt đầu»).
Trong lúc Bắc Kinh bực tức cho rằng Hoa Kỳ ở xa, thuộc lục địa khác, không được can thiệp gì đến vùng biển của Trung Quốc, thì Hoa Kỳ vẫn khẳng định đây là vùng có lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ. Không những thế, Hoa Kỳ còn cho hàng không mẫu hạm George Washington và một số khu trục hạm mang nhiều tên lửa Tomahawk vào vùng Đông và Tây Thái Bình Dương. Cùng lúc Hoa Kỳ báo tin một giàn khoan lớn của Hoa Kỳ mang tên Monarch Ocean đang được chuẩn bị để đưa vào biển Đông.
Cũng không phải ngẫu nhiên mà cuốn sách mới Death by China (Cái chết từ Trung Quốc) của 2 học giả Peter Navarro và Greg Autry được giới thiệu rộng rãi trên toàn nước Mỹ. Cuốn sách phơi bày mặt trái của hiện tượng «Phép lạ Trung Hoa» (Chinese miracle), chỉ rõ Trung Quốc là tai họa cho toàn nhân loại, là tên đế quốc mới thực sự, là tai ương cho chính dân tộc đại Hán, đang nô lệ hóa nhân dân Mông Cổ, Tây Tạng, Tân Cương, đang bóc lột tận xương tủy dân nước mình, đang xuất khẩu hàng xấu, hàng giả, hàng nhái, hàng chứa độc chất ra khắp thế giới, đang bành trướng sang châu Phi, Nam Mỹ, đang nô dịch hóa Đông Nam Á…
Cũng không phải ngẫu nhiên mà tờ báo lớn The Diplomat (Nhà Ngoại giao) số ra ngày 16-6-2011 có bài «The limits to US – Vietnam ties » (Những hạn chế trong quan hệ Mỹ - Việt) của nhà bình luận Richard Pearson từng chuyên theo dõi tình hình biển Đông và mối quan hệ Việt - Trung 20 năm nay. Ông nêu rõ thiện chí của Tổng thống Barack Obama và Ngoại trưởng Hillary Clinton đối với nước Việt Nam và nhân dân Việt Nam, nhưng mắc kẹt ở cái chế độ phi dân chủ ở Hà Nội làm cho mối thiện cảm ấy gặp trắc trở, khó khăn, khó ứng xử thuận lợi.
Theo tôi, chỉ khi nào Việt Nam có một chế độ dân chủ thật sự, tôn trọng thật sự nhân quyền của dân mình, khi ấy sự hòa đồng giữa một nước Việt Nam dân chủ với toàn thế giới dân chủ văn minh mới sâu sắc, trọn vẹn. Và chỉ khi ấy Việt Nam mới thực hiện trôi chảy «phép lạ» của mình, trở thành một nước Việt Nam tự do, tự chắp đôi cánh phát triển tốc độ cao, xã hội hài hòa, không còn bất công tràn đầy, thành quả phát triển cao được phân phối công bằng cho toàn xã hội, Việt Nam thoát khỏi hàng ngũ những nước độc đoán, sẽ có vị trí đáng nể trọng và tin cậy trên thế giới.
Hoa Kỳ và cả thế giới dân chủ đang chìa bàn tay bè bạn giữa lúc nước ta, dân ta lâm đại nạn.
Dân ta sẵn sàng chìa 85 triệu bàn tay bè bạn. Nhưng còn các vị trong Bộ Chính trị nghĩ sao? Các vị đã bàn định xong để mạnh dạn chìa tay ra hay chưa? Các vị hãy suy xét cho sâu cho rộng. Hãy trở về với dân tộc, với nhân dân, để tìm ra cảm hứng chính trị và sức mạnh hành động vì dân vì nước. Hãy lắng nghe tiếng dân mình.
Cơ hội ngàn năm một thuở là đây.
Công hay tội ngàn năm một lượt cũng là đây.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
.
.
.
No comments:
Post a Comment