Nguyễn Hoài Vân
Sunday, June 19, 2011
Trách nhiệm
Trách nhiệm của Trung Quốc được đo lường bởi tầm quan trọng của quốc gia này. Trung Quốc quy tụ trên một phần năm dân số loài người, với một dự trữ tiền tệ cao nhất thế giới và tổng sản lượng quốc gia chỉ đứng sau Hoa Kỳ. Trong vùng Đông Á, Trung Quốc là nước duy nhất có vũ khí hạt nhân, và là hội viên thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Vì thế, có thể hình dung trách nhiệm của Trung Quốc trong việc bảo đảm an ninh cho vùng này.
Trung Quốc có thể chọn lựa gánh vác trách nhiệm ấy một hữu hiệu, xây dựng một tư thế quốc tế được trọng nể, đầu tiên là trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của mình, để có thể, trong tương lai, nhận lãnh những trách nhiệm lớn hơn. Ngược lại, vì một số lý do nào đó, và mặc dù những ưu thế của mình, Trung Quốc có thể vẫn chưa đảm đương được hoàn toàn trách nhiệm bảo an cho vùng Đông Á. Khi ấy, cường quốc khác sẽ phải can thiệp. Và các nhà lãnh đạo cũng như nhân dân Trung Hoa sẽ buộc lòng phải nhìn một quốc gia xa xôi đến giàn xếp những vụ việc xảy ra sát cạnh lãnh thổ của mình...
Một khía cạnh tế nhị của vấn đề là một số bất đồng trong đó Trung Quốc có liên hệ trực tiếp. Trong những tranh chấp ấy Trung Quốc có thể chọn đặt quyền lợi nhất thời lên trên hết, và làm lỡ đi cơ hội chứng minh cho toàn vùng, và toàn thế giới, thấy tầm vóc thực sự của mình. Khi ấy Trung Quốc sẽ chỉ là một nước Đông Á như những nước khác, trong một cuộc tranh cãi với vài cơ hội biến thành xung đột võ trang.
Giả sử một cuộc đụng độ quân sự xảy ra, thì không cần biết thắng thua ra sao, tự nó đã đánh dấu sự thất bại của Trung Quốc trong sứ mạng bảo an cho toàn vùng. Giới lãnh đạo Trung Quốc sẽ phải cắt nghĩa ra sao với các thế hệ tương lai của dân tộc mình khi các quốc gia lân bang nhìn người Trung Hoa như những kẻ thù nghịch, bá quyền? Một chiến thắng, nếu có, sẽ không mang lại được vinh dự nhỏ nhoi nào cho một quốc gia quy tụ một phần năm dân số thế giới. Không cần nói đến rủi ro chiến bại...
Một chọn lựa khác là Trung Quốc đặt quyền lợi chung lên trên, và chọn một thái độ dàn xếp có thể chấp nhận được cho mọi quốc gia liên hệ. Hay ít ra là duy trì tình trạng hiện hữu trong khi chờ đợi sự dàn xếp này. Mọi quốc gia, kể cả Trung Quốc, đều có thể chịu một thiệt thòi hạn chế về lãnh thổ, với điều kiện nó được đổi lại bởi một quyền lợi khác. Nếu tính gộp chung khối lượng tài nguyên và tiềm năng kinh tế của toàn vùng, thì thực sự không khó tìm ra những đền bù và phân phối có thể làm hài lòng mọi thành phần. Vấn đề là một ý chí muốn tiến hành việc ấy. Thay vì phải mong đợi sự can thiệp của một trọng tài từ phương xa.
Quyền lợi
Tổng sản lượng của Trung Quốc có mức tăng trưởng là 17,3 % (so với Hoa Kỳ : 2,58 %). Để có được một mức tăng trưởng cao như thế, Trung Quốc cần nguyên liệu và thị trường. Với trữ lượng tiền tệ của mình Trung Quốc có thể dễ dàng thu mua nguyên liệu từ bất cứ đâu, nhất là với mạng lưới quan hệ hữu nghị đa phương mà Trung Quốc luôn nỗ lực xây dựng từ nhiều năm nay. Chúng ta có thể hình dung là Trung Quốc không bao giờ muốn làm mất đi những mối quan hệ bạn bè quốc tế này.
Vấn đề còn lại là thị trường. Trong khi khối Tây Phương, dẫn đầu bởi Hoa Kỳ, lâm vào khủng hoảng và có nhiều xác suất sẽ phải giảm bớt tiêu thụ, thì thị trường của khối Đông Á trở nên đặc biệt quan trọng đối với Trung Hoa. Dù sao, Trung Quốc không thể để mất một thị trường nào, dù lớn hay nhỏ, giữa lúc phải đảm bảo công ăn việc làm cho hàng chục triệu thanh niên gia nhập hàng ngũ nhân công mỗi năm, cùng với đòi hỏi gia tăng lợi tức và an sinh xã hội ngày một thêm mạnh mẽ trong dân chúng. Sự ổn định của Trung Quốc tùy thuộc vào việc đáp ứng các nhu cầu này.
Người ta không thể quan niệm được rằng những cư xử không công bằng, hay chiến tranh, là những phương tiện tốt để phát triển thị trường cho hàng hóa Trung Hoa. Trong lịch sử, chiến tranh đã quét tiêu nhiều đế quốc vĩ đại, như đế quốc Nhật với đệ nhị thế chiến, đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ, Áo Hung, Đức Phổ, và Nga, với đệ nhất thế chiến... Trong nhiều trường hợp chính nhân dân của các đế quốc này đã đứng lên lật đổ chúng, chứ không phải đối thủ ngoại quốc trên chiến trường. Đương nhiên là không thể so sánh Trung Quốc ngày nay với các đế quốc vừa nói. Nhưng rủi ro khủng hoảng nội bộ và biến động xã hội trong trường hợp trì trệ kinh tế do chiến tranh là một điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Ngược lại, làm mọi cách để nâng đỡ sự phát triển trong toàn vùng ảnh hưởng của Trung Hoa là một thái độ vô cùng lợi ích. Thái độ này khiến cho các khách hàng của Trung Quốc, đặc biệt là trong vùng Đông Á, ngày một giàu lên, với khả năng tiêu thụ hàng hóa Trung Hoa ngày một gia tăng. Một chính sách như thế đòi hỏi một tình trạng an ninh chắc chắn, những trao đổi hàng hóa và đầu tư công bằng, đồng thời với những chuyển giao về kỹ thuật, những yểm trợ và giúp đỡ thích nghi. Đây là phương cách hay nhất để góp phần vào sự vững mạnh của nền kinh tế Trung Quốc, đồng nhịp với sự giàu mạnh của các quốc gia trong toàn vùng.
Một khía cạnh khác của vấn đề là sự rộng lớn của lãnh thổ Trung Quốc, với những địa phương mang tiềm năng phát triển riêng biệt. Trong trường hợp chính sách quốc gia không đem lại được sự phát triển mong muốn, một số địa phương sẽ có khuynh hướng liên kết với các nước lân cận trong khuôn khổ những dự án chung hay những vùng phát triển. Trong bối cảnh tăng cường đòi hỏi xã hội có thể trở thành gay gắt, điều này là một khuynh hướng không thuận lợi cho truyền thống kết hợp của Trung Hoa.
Tóm lại
Không ai có thể phủ nhận vai trò của Trung Hoa trong việc duy trì hòa bình và thịnh vượng trên thế giới. Vùng Đông Á là thí điểm đầu tiên để Trung Quốc thi thố khả năng của mình trong lãnh vực này. Mức độ phát triển vượt bực của Trung Hoa cũng phải được coi như một sự may mắn cho các nước lân bang. Khả năng ấy sẽ chỉ được duy trì nếu các quốc gia liên hệ mật thiết với Trung Quốc cũng vững tiến trên con đường phát triển, xây dựng thành công một khối thịnh vượng đủ để chuyển trọng tâm của thế giới sang vùng Đông Á. Trong điều kiện ấy, có thể khẳng định Nhân dân Trung Quốc hiện nắm trong tay một cơ hội hy hữu để viết lên những trang sử đẹp nhất của mình.
Không một người dân nào muốn chạy theo bạo lực, chiến chinh. Mọi thường dân đều biết rằng những hy sinh vô bờ bến của họ sẽ không bao giờ có được một đền bù cụ thể nào. Bạo lực, chiến tranh, bá quyền, chỉ là ám ảnh của bọn bạo chúa. Tham vọng của những kẻ này như ác quỷ ăn thịt chính nhân dân mình.
Nếu không muốn bị Nhân Dân đứng lên đào thải, một chính quyền Nhân Dân chắc chắn sẽ đứng về phía Nhân Dân, về phía Thái Bình, Thịnh Vượng.
Nguyễn Hoài Vân
18 tháng 6 - 2011
Trách nhiệm của Trung Quốc được đo lường bởi tầm quan trọng của quốc gia này. Trung Quốc quy tụ trên một phần năm dân số loài người, với một dự trữ tiền tệ cao nhất thế giới và tổng sản lượng quốc gia chỉ đứng sau Hoa Kỳ. Trong vùng Đông Á, Trung Quốc là nước duy nhất có vũ khí hạt nhân, và là hội viên thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Vì thế, có thể hình dung trách nhiệm của Trung Quốc trong việc bảo đảm an ninh cho vùng này.
Trung Quốc có thể chọn lựa gánh vác trách nhiệm ấy một hữu hiệu, xây dựng một tư thế quốc tế được trọng nể, đầu tiên là trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của mình, để có thể, trong tương lai, nhận lãnh những trách nhiệm lớn hơn. Ngược lại, vì một số lý do nào đó, và mặc dù những ưu thế của mình, Trung Quốc có thể vẫn chưa đảm đương được hoàn toàn trách nhiệm bảo an cho vùng Đông Á. Khi ấy, cường quốc khác sẽ phải can thiệp. Và các nhà lãnh đạo cũng như nhân dân Trung Hoa sẽ buộc lòng phải nhìn một quốc gia xa xôi đến giàn xếp những vụ việc xảy ra sát cạnh lãnh thổ của mình...
Một khía cạnh tế nhị của vấn đề là một số bất đồng trong đó Trung Quốc có liên hệ trực tiếp. Trong những tranh chấp ấy Trung Quốc có thể chọn đặt quyền lợi nhất thời lên trên hết, và làm lỡ đi cơ hội chứng minh cho toàn vùng, và toàn thế giới, thấy tầm vóc thực sự của mình. Khi ấy Trung Quốc sẽ chỉ là một nước Đông Á như những nước khác, trong một cuộc tranh cãi với vài cơ hội biến thành xung đột võ trang.
Giả sử một cuộc đụng độ quân sự xảy ra, thì không cần biết thắng thua ra sao, tự nó đã đánh dấu sự thất bại của Trung Quốc trong sứ mạng bảo an cho toàn vùng. Giới lãnh đạo Trung Quốc sẽ phải cắt nghĩa ra sao với các thế hệ tương lai của dân tộc mình khi các quốc gia lân bang nhìn người Trung Hoa như những kẻ thù nghịch, bá quyền? Một chiến thắng, nếu có, sẽ không mang lại được vinh dự nhỏ nhoi nào cho một quốc gia quy tụ một phần năm dân số thế giới. Không cần nói đến rủi ro chiến bại...
Một chọn lựa khác là Trung Quốc đặt quyền lợi chung lên trên, và chọn một thái độ dàn xếp có thể chấp nhận được cho mọi quốc gia liên hệ. Hay ít ra là duy trì tình trạng hiện hữu trong khi chờ đợi sự dàn xếp này. Mọi quốc gia, kể cả Trung Quốc, đều có thể chịu một thiệt thòi hạn chế về lãnh thổ, với điều kiện nó được đổi lại bởi một quyền lợi khác. Nếu tính gộp chung khối lượng tài nguyên và tiềm năng kinh tế của toàn vùng, thì thực sự không khó tìm ra những đền bù và phân phối có thể làm hài lòng mọi thành phần. Vấn đề là một ý chí muốn tiến hành việc ấy. Thay vì phải mong đợi sự can thiệp của một trọng tài từ phương xa.
Quyền lợi
Tổng sản lượng của Trung Quốc có mức tăng trưởng là 17,3 % (so với Hoa Kỳ : 2,58 %). Để có được một mức tăng trưởng cao như thế, Trung Quốc cần nguyên liệu và thị trường. Với trữ lượng tiền tệ của mình Trung Quốc có thể dễ dàng thu mua nguyên liệu từ bất cứ đâu, nhất là với mạng lưới quan hệ hữu nghị đa phương mà Trung Quốc luôn nỗ lực xây dựng từ nhiều năm nay. Chúng ta có thể hình dung là Trung Quốc không bao giờ muốn làm mất đi những mối quan hệ bạn bè quốc tế này.
Vấn đề còn lại là thị trường. Trong khi khối Tây Phương, dẫn đầu bởi Hoa Kỳ, lâm vào khủng hoảng và có nhiều xác suất sẽ phải giảm bớt tiêu thụ, thì thị trường của khối Đông Á trở nên đặc biệt quan trọng đối với Trung Hoa. Dù sao, Trung Quốc không thể để mất một thị trường nào, dù lớn hay nhỏ, giữa lúc phải đảm bảo công ăn việc làm cho hàng chục triệu thanh niên gia nhập hàng ngũ nhân công mỗi năm, cùng với đòi hỏi gia tăng lợi tức và an sinh xã hội ngày một thêm mạnh mẽ trong dân chúng. Sự ổn định của Trung Quốc tùy thuộc vào việc đáp ứng các nhu cầu này.
Người ta không thể quan niệm được rằng những cư xử không công bằng, hay chiến tranh, là những phương tiện tốt để phát triển thị trường cho hàng hóa Trung Hoa. Trong lịch sử, chiến tranh đã quét tiêu nhiều đế quốc vĩ đại, như đế quốc Nhật với đệ nhị thế chiến, đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ, Áo Hung, Đức Phổ, và Nga, với đệ nhất thế chiến... Trong nhiều trường hợp chính nhân dân của các đế quốc này đã đứng lên lật đổ chúng, chứ không phải đối thủ ngoại quốc trên chiến trường. Đương nhiên là không thể so sánh Trung Quốc ngày nay với các đế quốc vừa nói. Nhưng rủi ro khủng hoảng nội bộ và biến động xã hội trong trường hợp trì trệ kinh tế do chiến tranh là một điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Ngược lại, làm mọi cách để nâng đỡ sự phát triển trong toàn vùng ảnh hưởng của Trung Hoa là một thái độ vô cùng lợi ích. Thái độ này khiến cho các khách hàng của Trung Quốc, đặc biệt là trong vùng Đông Á, ngày một giàu lên, với khả năng tiêu thụ hàng hóa Trung Hoa ngày một gia tăng. Một chính sách như thế đòi hỏi một tình trạng an ninh chắc chắn, những trao đổi hàng hóa và đầu tư công bằng, đồng thời với những chuyển giao về kỹ thuật, những yểm trợ và giúp đỡ thích nghi. Đây là phương cách hay nhất để góp phần vào sự vững mạnh của nền kinh tế Trung Quốc, đồng nhịp với sự giàu mạnh của các quốc gia trong toàn vùng.
Một khía cạnh khác của vấn đề là sự rộng lớn của lãnh thổ Trung Quốc, với những địa phương mang tiềm năng phát triển riêng biệt. Trong trường hợp chính sách quốc gia không đem lại được sự phát triển mong muốn, một số địa phương sẽ có khuynh hướng liên kết với các nước lân cận trong khuôn khổ những dự án chung hay những vùng phát triển. Trong bối cảnh tăng cường đòi hỏi xã hội có thể trở thành gay gắt, điều này là một khuynh hướng không thuận lợi cho truyền thống kết hợp của Trung Hoa.
Tóm lại
Không ai có thể phủ nhận vai trò của Trung Hoa trong việc duy trì hòa bình và thịnh vượng trên thế giới. Vùng Đông Á là thí điểm đầu tiên để Trung Quốc thi thố khả năng của mình trong lãnh vực này. Mức độ phát triển vượt bực của Trung Hoa cũng phải được coi như một sự may mắn cho các nước lân bang. Khả năng ấy sẽ chỉ được duy trì nếu các quốc gia liên hệ mật thiết với Trung Quốc cũng vững tiến trên con đường phát triển, xây dựng thành công một khối thịnh vượng đủ để chuyển trọng tâm của thế giới sang vùng Đông Á. Trong điều kiện ấy, có thể khẳng định Nhân dân Trung Quốc hiện nắm trong tay một cơ hội hy hữu để viết lên những trang sử đẹp nhất của mình.
Không một người dân nào muốn chạy theo bạo lực, chiến chinh. Mọi thường dân đều biết rằng những hy sinh vô bờ bến của họ sẽ không bao giờ có được một đền bù cụ thể nào. Bạo lực, chiến tranh, bá quyền, chỉ là ám ảnh của bọn bạo chúa. Tham vọng của những kẻ này như ác quỷ ăn thịt chính nhân dân mình.
Nếu không muốn bị Nhân Dân đứng lên đào thải, một chính quyền Nhân Dân chắc chắn sẽ đứng về phía Nhân Dân, về phía Thái Bình, Thịnh Vượng.
Nguyễn Hoài Vân
18 tháng 6 - 2011
.
.
.
No comments:
Post a Comment