Huy Phương/Người Việt
Monday, June 06, 2011 3:32:28 PM
Monday, June 06, 2011 3:32:28 PM
Ở Melbourne và Sydney
Nếu chúng ta hình dung bản đồ nước Úc như một cái mặt đồng hồ, thì những thành phố lớn của Úc cũng như đa số người Việt đều tập trung vào khoảng từ 3:00 giờ (Brisbane), 4:00 giờ (Sydney), 5:00 (Melbourne) và 6:00 (Adelaide), và tất cả đều ở gần bờ biển. Riêng Melbourne (Nam Úc) và Sydney (New South Wales) là hai nơi tập trung người Việt đông nhất và những khu phố Footscray của Melbourne, Cabramatta, Bankstown của Sydney nổi tiếng là những khu phố sầm uất đầy đặc tính Việt Nam và lẫn màu sắc Tàu Chợ Lớn.
Trong khi ở Bolsa (Cali-Mỹ) các khu phố người Việt cách nhau một đoạn đường phải đi xe, thì ở Footscray hay Cabramatta, những căn phố tập trung trên một hai đoạn đường dài mà khách bộ hành có thể đi mua sắm hay ăn uống suốt buổi.
Tại đây những văn phòng dịch vụ luật sư, thuế vụ, địa ốc, bảo hiểm, chuyển tiền, phòng mạch bác sĩ, nhà thuốc tây... xen lẫn các cửa hàng tạp hóa, chợ cá thịt, trái cây, vải vóc san sát. Các ngôi chợ tại Úc không riêng rẽ không như các “super market” ở Mỹ mà chỉ là những cửa hàng nhỏ bày bán các món thịt cá, rau quả, trái cây, áo quần, kẹo bánh sát vệ đường. Thịt, cá bày bán ngay trên sạp, trong tầm tay của người mua không cần để trong tủ kính như ở Mỹ.
Trong khi ở Bolsa (Cali-Mỹ) các khu phố người Việt cách nhau một đoạn đường phải đi xe, thì ở Footscray hay Cabramatta, những căn phố tập trung trên một hai đoạn đường dài mà khách bộ hành có thể đi mua sắm hay ăn uống suốt buổi.
Tại đây những văn phòng dịch vụ luật sư, thuế vụ, địa ốc, bảo hiểm, chuyển tiền, phòng mạch bác sĩ, nhà thuốc tây... xen lẫn các cửa hàng tạp hóa, chợ cá thịt, trái cây, vải vóc san sát. Các ngôi chợ tại Úc không riêng rẽ không như các “super market” ở Mỹ mà chỉ là những cửa hàng nhỏ bày bán các món thịt cá, rau quả, trái cây, áo quần, kẹo bánh sát vệ đường. Thịt, cá bày bán ngay trên sạp, trong tầm tay của người mua không cần để trong tủ kính như ở Mỹ.
Một du học sinh từ Việt Nam và quầy quảng cáo bán thẻ điện thoại tại Footscray, Melbourne. (Hình: Huy Phương)
Nước Úc rộng nhưng đường sá tại những khu phố này rất chật hẹp, lại không có phương tiện chuyên chở công cộng nhiều nên xe cộ dày đặc, kiếm một chỗ đậu xe để vào những khu phố Việt Nam này nhiều khi phải chạy quanh mất hơn nửa giờ, đó là chưa nói đến những sáng ngày Thứ Bảy hay Chủ Nhật. Tại hai khu phố buôn bán sầm uất nhất của người Việt tại Úc là Footscray (Melbourne) và Cabramatta (Sydney) thường là chúng tôi phải bỏ xe ở một nơi khá xa để đi bộ đến.
Footscray, thành phố của du học sinh Việt Nam
Rau quả vườn nhà trên lòng lề đường Cabramatta, Sydney. (Hình: Huy Phương)
Trong toàn nước Úc có 25,000 du học sinh Việt Nam, nhưng đã có 40% tập trung tại Melbourne (tiểu bang Victoria) là nơi mà số trường đại học khá nhiều như ở tiểu bang New South Wales. Trên đường phố Footscray, nếu không có những bảng hiệu tiếng Anh xen lẫn, du khách có cảm tưởng như đang đi trên đường phố Chợ Lớn hay Hà Nội.
Chúng tôi đã dừng lại trước một quầy bán thẻ điện thoại với lối quảng cáo kiểu xã hội chủ nghĩa: “Bỗng dưng miễn phí” nhại theo tên cuốn phim “Bỗng Dưng Muốn Khóc” do nữ tài tử Tăng Thanh Hà chiếu ở Việt Nam cách đây đã lâu. Cô du sinh giọng đặc sệt Hà Nội, đang rao mời khách Việt qua đường. Hỏi cô về việc làm cho sinh viên du học ở thành phố này, cô chỉ cho chúng tôi hai người bạn du học khác đang bán hàng trong cửa tiệm tạp hóa ngay đó.
Tương đối việc làm cho sinh viên du học ở đây cũng dễ kiếm, họ có thể xin việc chạy bàn, phụ bếp, bán hàng hay phụ dọn dẹp trong chợ, có nơi chủ nhân còn trả tiền mặt. Có luật cấm sinh viên làm việc trên 20 giờ mỗi tuần, nhưng thực tế không ai quan tâm và kiểm soát việc này. Với số lương từ $12 đến $15 một giờ, một tuần hai ngày, sinh viên có thể kiếm $800 để lo chỗ trọ $400, tiền ăn $300 và tiêu vặt, nhưng không thể lo nổi chi phí tiền học mỗi năm khoảng $10,000.
Chúng tôi đã dừng lại trước một quầy bán thẻ điện thoại với lối quảng cáo kiểu xã hội chủ nghĩa: “Bỗng dưng miễn phí” nhại theo tên cuốn phim “Bỗng Dưng Muốn Khóc” do nữ tài tử Tăng Thanh Hà chiếu ở Việt Nam cách đây đã lâu. Cô du sinh giọng đặc sệt Hà Nội, đang rao mời khách Việt qua đường. Hỏi cô về việc làm cho sinh viên du học ở thành phố này, cô chỉ cho chúng tôi hai người bạn du học khác đang bán hàng trong cửa tiệm tạp hóa ngay đó.
Tương đối việc làm cho sinh viên du học ở đây cũng dễ kiếm, họ có thể xin việc chạy bàn, phụ bếp, bán hàng hay phụ dọn dẹp trong chợ, có nơi chủ nhân còn trả tiền mặt. Có luật cấm sinh viên làm việc trên 20 giờ mỗi tuần, nhưng thực tế không ai quan tâm và kiểm soát việc này. Với số lương từ $12 đến $15 một giờ, một tuần hai ngày, sinh viên có thể kiếm $800 để lo chỗ trọ $400, tiền ăn $300 và tiêu vặt, nhưng không thể lo nổi chi phí tiền học mỗi năm khoảng $10,000.
Ðặc điểm của khu chợ Việt Nam: Gian hàng rau quả sát cửa tiệm vàng. (Hình: Huy Phương)
Ngày nay, du học sinh không phải ai cũng con cán bộ cao cấp hay đại gia mà cũng có con nhà trung lưu, cha mẹ vay mượn để kiếm chút tương lai cho con. Nhiều người gặp khó khăn, nửa chừng phải bỏ học trở về nước, trong khi đó nhiều gia đình có khả năng cho con du học Úc từ bậc tiểu học và bà mẹ cũng được cấp visa vào trông coi con. Ðứa con chưa biết ngày nào mới tốt nghiệp đại học nhưng bà mẹ cũng mong gá nghĩa với một công dân Úc gốc Việt để ở lại Úc, tiền bạc là chuyện nhỏ.
Sinh viên từ Việt Nam ngày nay thích đi Úc, vì tiền học ở Úc rẻ hơn ở Mỹ và khi tốt nghiệp đại học có bằng cấp, không cần phải xuất sắc, cũng dễ có việc làm, và đương nhiên thành thường trú nhân. Những người này sẽ ở lại Úc và tiếp tục bảo lãnh thân nhân đến đây.
Tệ nạn buôn bán ma túy có nẩy sinh trong hàng ngũ du học sinh và những người cầm visa du lịch đến Úc. Vào đầu năm nay, một nam sinh viên 19 tuổi, theo học tại Ðại học Deakin ở Melbourne bị đánh “hội đồng” ngay trên đường phố, và tại Sydney, một sinh viên từ Việt Nam khác say rượu, xông vào phòng bạn gái cùng thuê chung nhà đòi quan hệ tình dục, bị gọi điện thoại cho cảnh sát, sinh viên này cầm dao tấn công cảnh sát và bị bắn chết bằng súng tazer trong tầm gần. Ðiều này cũng gây lo ngại trong hàng ngũ sinh viên vì lối sống và cách hành xử của du học sinh khác hẳn với những sinh viên sinh trưởng hay lớn lên tại Úc.
Cabramatta
Hình ảnh một khu phố Cabramatta, Sydney. (Hình: Huy Phương)
Sydney có hai khu phố Việt nổi tiếng là Bankstown và Cabramatta. Bankstown nổi tiếng về hàng quán và dịch vụ, nhưng Cabramatta lại chủ yếu về chợ búa. Khách mua sắm tấp nập qua lại bên cạnh những quán cà phê khách có thể ngồi bên lề đường, quan sát người qua lại.
Hai bên phố chỉ cách nhau một con đường nhỏ một chiều. Nhiều cửa hàng dọn lấn ra lề đường, với cách rao hàng rất “Hậu Giang”, như chúng ta thường nghe mỗi lần qua bến “bắc”. Cũng như khu Lion Plaza ở Bắc hay Phước Lộc Thọ ở Nam Cali, nhiều vị nhàn rỗi đang trầm ngâm trước bàn cờ tướng, hay ngồi nghỉ chân trên ghế đá bên vệ đường. Cứ cách một đoạn phố lại có năm ba bà “chiếm lòng lề đường” bày rau ớt, mướp, bầu bí, sả, dọc mùng... ra bán. Nhiều bà quay mặt đi khi tôi bấm máy. Mấy năm trước đây tôi đã mục kích các nhân viên thành phố lập biên bản các bà bán rau cải không môn bài, nhưng trở lại khu phố Cabramatta lần này, khu chợ lòng lề đường xem bộ không dẹp nổi mà còn phát triển mạnh.
Hai bên phố chỉ cách nhau một con đường nhỏ một chiều. Nhiều cửa hàng dọn lấn ra lề đường, với cách rao hàng rất “Hậu Giang”, như chúng ta thường nghe mỗi lần qua bến “bắc”. Cũng như khu Lion Plaza ở Bắc hay Phước Lộc Thọ ở Nam Cali, nhiều vị nhàn rỗi đang trầm ngâm trước bàn cờ tướng, hay ngồi nghỉ chân trên ghế đá bên vệ đường. Cứ cách một đoạn phố lại có năm ba bà “chiếm lòng lề đường” bày rau ớt, mướp, bầu bí, sả, dọc mùng... ra bán. Nhiều bà quay mặt đi khi tôi bấm máy. Mấy năm trước đây tôi đã mục kích các nhân viên thành phố lập biên bản các bà bán rau cải không môn bài, nhưng trở lại khu phố Cabramatta lần này, khu chợ lòng lề đường xem bộ không dẹp nổi mà còn phát triển mạnh.
Một bà cụ 82 tuổi, không cho biết tên thật mà chỉ nói pháp danh của bà là Nguyên Thảo, được con gái bảo lãnh sang đây từ năm 1985. Lúc nào nhà có rau dưa, bà lại đẩy xe ra đứng lề đường, mỗi lần cũng kiếm được dăm chục đồng.
Tiền già mỗi tháng $1,000, ở với con cũng dư ăn, dư để. Mỗi năm, cứ thường lệ, từ tháng 7 cho đến tháng 10, bà về Việt Nam trốn lạnh, chơi, thăm bà con, họ hàng. Nên nhớ, ở Úc quý vị cao niên lãnh tiền già có thể đi ra khỏi nước Úc 6 tháng chứ không phải chỉ 29 ngày như ở Mỹ. Bà trở lại Úc vào Mùa Xuân ấm áp, bắt đầu trồng rau dưa, ra đứng đường bán kiếm tiền, để chờ ngày đi Việt Nam. Hỏi vì sao bà không đi Việt Nam vào dịp Tết như phần đông người Việt ở đây, thì bà Thảo cho biết, vé máy bay đi Việt Nam trong dịp này rất đắt, từ $1,500 đến $1,800, mặc dầu chỉ ngồi máy bay có 8 tiếng, mà đôi khi không có vé mua. Về trong dịp Tết lại hao tốn hơn ngày thường vì phải lì xì cho bà con.
Tiền già mỗi tháng $1,000, ở với con cũng dư ăn, dư để. Mỗi năm, cứ thường lệ, từ tháng 7 cho đến tháng 10, bà về Việt Nam trốn lạnh, chơi, thăm bà con, họ hàng. Nên nhớ, ở Úc quý vị cao niên lãnh tiền già có thể đi ra khỏi nước Úc 6 tháng chứ không phải chỉ 29 ngày như ở Mỹ. Bà trở lại Úc vào Mùa Xuân ấm áp, bắt đầu trồng rau dưa, ra đứng đường bán kiếm tiền, để chờ ngày đi Việt Nam. Hỏi vì sao bà không đi Việt Nam vào dịp Tết như phần đông người Việt ở đây, thì bà Thảo cho biết, vé máy bay đi Việt Nam trong dịp này rất đắt, từ $1,500 đến $1,800, mặc dầu chỉ ngồi máy bay có 8 tiếng, mà đôi khi không có vé mua. Về trong dịp Tết lại hao tốn hơn ngày thường vì phải lì xì cho bà con.
Nhưng giới buôn bán ở Sydney lại không nghĩ như bà Nguyên Thảo, trong khi giới làm ăn người Việt ở Mỹ chỉ nghỉ một ngày vào dịp Tết, tranh thủ mở cửa đón khách, thì Cabramatta, Bankstown vào ngày Tết vắng hẳn người qua lại, nhiều tiệm phở, tạp hóa, chợ treo bảng nghỉ luôn ba tuần để “về quê ăn Tết”. Các dịch vụ khác cũng vắng hẳn, vì khách quen bận đi Việt Nam. Tiền Úc lên giá hơn hẳn đồng đô la Mỹ, đương nhiên “Việt kiều Úc” cũng lên giá theo.
Nói chung đời sống của người Việt ở Úc rất thoải mái, không thấy ai đói rách hay ra nằm đường. Cụ thể là đồng bào chúng ta ở Úc đi du lịch Mỹ hay về Việt Nam nhiều hơn bà con ở Mỹ. Nếu có sự so sánh giữa Mỹ và Úc thì theo tôi, nước Úc “cho tiền” còn nước Mỹ cho chúng ta “cơ hội”. Ðối với người nghèo, cao niên, thất nghiệp, cựu quân nhân hay phụ nữ và trẻ em, nước Úc rất ưu đãi, trợ cấp tài chánh, y tế hậu hĩnh. Nước Mỹ thì không! Anh em cựu quân nhân VNCH định cư tại Úc là những người vượt biển và được cấp hưu bổng (từ tuổi 60) một số tiền hằng tháng, nhưng nước Mỹ đã tạo cơ hội cho hằng trăm nghìn cựu tù nhân chính trị và gia đình đến Mỹ bằng máy bay, không phát tiền hằng tháng cho họ, nhưng đưa vào tay họ cơ hội. Với cơ hội này, các gia đình cựu tù nhân đã đến Mỹ và phấn đấu thành công vượt bực.
Bỏ qua những chuyện tiêu cực xấu xa mà cộng đồng người Việt ở nơi nào cũng có, nhận xét của chúng tôi là người Việt ở Úc ít có nỗi lo về cuộc sống như người Việt ở Mỹ.
Những Bài Liên Quan:
Một thoáng Úc Châu (Sunday, May 29, 2011 3:59:45 PM)
Một “thoáng” Úc Châu chứ không phải một “tháng” Úc Châu, nhưng muốn hiểu một đất nước thì một tháng là thời gian quá ít!
Một “thoáng” Úc Châu chứ không phải một “tháng” Úc Châu, nhưng muốn hiểu một đất nước thì một tháng là thời gian quá ít!
.
.
.
No comments:
Post a Comment