Ben Bland có mặt tại Đảo Lý Sơn
Người dịch: Hiền Ba
Đăng bởi anhbasam on 22.06.2011
Khi thuyền trưởng Trần Hiền 31 tuổi đang điều khiển một chiếc thuyền đánh cá của Việt Nam chạy ở vùng biển gần Quần đảo Trường Sa đang có tranh chấp bỗng nhìn thấy một chiếc tàu lớn của Trung Quốc thì ông đã biết chắc chuyện gì sắp xảy ra.
Đám nhân viên của cơ quan thủy sản Trung Quốc nhảy sang chiếc thuyền đánh cá dài 15 mét của ông và bất chấp hai bên không hiểu tiếng của nhau, họ cướp số cá và thiết bị trị giá gần 3000 đô la.
“Lúc đó chúng tôi đang ở vùng biển của Việt Nam và chúng tôi hoàn toàn có quyền đi lại ở đó, nhưng thuyền của chúng tôi không cách nào chạy nhanh hơn tàu của họ,” ông Hiền kể lại sự việc xảy ra vào lúc khoảng 9 giờ sáng ngày 14 tháng 6.
Ông Hiền là một trong số rất nhiều ngư dân Việt Nam từ đầu năm đến nay đã bị các tàu tuần tra của Trung Quốc cướp bóc thiết bị, cá hoặc thậm chí cướp cả tàu thuyền giữa lúc căng thẳng giữa hai nước láng giềng này về vùng biển tranh chấp ở Biển Hoa Nam [Biển Đông] đang sôi lên sùng sục.
Hà Nội tuyên bố rằng một số ngư dân của họ đã bị tàu tuần tra của Trung Quốc bắn và việc quấy nhiễu ngư dân của họ là vi phạm luật pháp quốc tế. Bắc Kinh thì vẫn nói đi nói lại rằng họ chỉ bắt giữ những người xâm phạm chủ quyền của họ hoặc không có giấy phép hợp lệ.
Đây là một trong những vấn đề tranh chấp kéo dài đã lâu ở những khu vực đánh bắt cá ở châu Á nơi mà những ngư dân chất phác chỉ vì muốn gỡ lại những khoản tiền đầu tư lớn cho nên họ đâu có bao giờ để ý đến “các vùng đặc quyền kinh tế” được thừa nhận trong luật pháp quốc tế.
Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam cái mối quan hệ được ngầm hiểu là “bạn bè tốt, láng giềng tốt, đồng chí tốt” thì thời gian gần đây nó đã sụt giá xuống tới mức thấp thảm hại sau khi Việt Nam tuyên bố Trung Quốc đã phá hoại các tàu thăm dò dầu khí của họ và làm nổ ra những cuộc biểu tình hiếm thấy xưa nay trên đường phố ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Các cuộc tranh chấp ở Biển Hoa Nam – Brunei, Malaysia, Philippine và Đài Loan đều tuyên bố họ có chủ quyền đối với một phần hoặc toàn bộ biển này – có thể bị cuốn theo rất nhiều yếu tố khác nhau trong đó có sự bất đồng chung về ranh giới trên biển và nhu cầu duy trì quyền sử dụng các tuyến đường hàng hải thương mại. Một số nước còn tin rằng Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa đang tranh chấp có chứa trữ lượng rất lớn dầu mỏ và khí đốt, một lời khẳng định cho đến nay vẫn chưa được chứng minh.
Song một nguyên nhân lớn gây ra sự căng thẳng ấy là vị thế của khu vực này như là một trong những nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên quan trọng thứ hai của thế giới: cá.
Khoảng 10% nguồn cung cấp cá của toàn thế giới là có nguồn gốc từ vùng biển này, theo nguồn tin từ Chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc, trong khi có tới 1,9 triệu tàu thuyền thường xuyên đánh bắt cá tại đây, theo lời của Simon Funge-Smith, quan chức cấp cao về ngành thủy sản làm việc cho Tổ chức Nông lương của Liên Hiệp Quốc tại Băng Cốc.
Trong khi Trung Quốc là nước tiêu thụ và xuất khẩu cá lớn nhất thế giới thì nền kinh tế của Việt Nam vẫn còn đang phụ thuộc vào ngành này như là một nguồn thu nhập. Năm ngoái hải sản là nguồn thu nhập ngoại tệ lớn thứ hai của nước này, chiếm 7% lượng hàng hóa xuất khẩu trị giá 71,6 tỉ đô la.
Bất chấp những mối rủi ro phải chịu đựng do các tàu tuần tra của Trung Quốc gây ra – khoan hãy nói đến sự thách thức của việc đi biển tại vùng biển thường xuyên có bão này – ông Hiền và thuyền phó Lê Tân của ông là người đã bị cướp chiếc thuyền đánh cá trị giá 20 ngàn đô la hồi năm 2006 vẫn có những lý do thích đáng để tiếp tục theo đuổi nghề cá.
Họ có thể kiếm được những khoản tiền lãi kha khá nếu vớ được mẻ lớn những loại cá xuất khẩu nổi tiếng như cá ngừ, cá mú và cá chỉ vàng và họ chẳng có lựa chọn nào khác ở một vùng biển mà nghề thủy sản từ đang hoạt động hết công suất.
Ngoài ra còn có một yếu tố khác có tính quyết định. Chính phủ Việt Nam cũng như các chính phủ khác trong khu vực đang muốn đẩy ngư dân của họ mạo hiểm đánh bắt xa bờ nhằm làm giảm áp lực đặt lên ngư trường gần bờ hiện đã bị khai thác quá mức và đồng thời là để có bằng chứng dự phòng khi cần chứng minh các tuyên bố chủ quyền của họ.
Nếu trước những tuyên bố của Trung Quốc mà Việt Nam cứ mặc nhiên đồng ý thế thì Việt Nam sẽ “bị coi là hoàn toàn công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với vùng biển tranh chấp này [Biển Đông]”, Nguyễn Đăng Thắng, một chuyên gia Việt Nam về luật biển đã viết như vậy trong một bài viết dành cho Khoa Nghiên cứu Quốc tế của Trường S. Rajaratnam ở Singapore.
Việt Nam, cũng như các nước khác, đã từng bao cấp xăng dầu cho các tàu thuyền đánh bắt xa bờ cũng như cho vay vốn lãi suất thấp hoặc hỗ trợ tài chính cho những chủ tàu thuyền nào muốn nâng cấp phương tiện đánh bắt cá. Bộ nông nghiệp của Việt Nam cũng đang tiến hành một chương trình trang bị hệ thống định vị vệ tinh cho 3000 tàu thuyền đánh bắt xa bờ.
Một số nhà phân tích thậm chí còn cho rằng chính phủ Việt Nam có thể đang cung cấp những ưu đãi tài chính trực tiếp cho những ngư dân dám mạo hiểm đánh bắt cá ở những khu vực họ có thể gặp nhiều nguy hiểm nhất bị các tàu tuần tra của Trung Quốc bắt giữ. Ngư dân và các quan chức chính quyền địa phương đã phủ nhận tuyên bố nói trên.
Ông Hiền nói: “Cuộc sống của chúng tôi cực lắm, chúng tôi chỉ ao ước được chính phủ hỗ trợ nhiều hơn nữa.”
“Trung Quốc sẽ vẫn tiếp tục đuổi bắt ngư dân Việt Nam để trấn lột cho tới khi những người ngư dân Việt Nam nhẵn túi, nhưng mà còn lâu nhé.”
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011
—
Vietnam’s fishermen on front line in China clash
By Ben Bland in Ly Son island
Published: June 20 2011 17:01 | Last updated: June 20 2011 17:01
When Tran Hien, the 31-year-old captain of a Vietnamese fishing boat, saw a large Chinese vessel while sailing near the disputed Paracel Islands, he knew exactly what was about to happen.
Officers from China’s fisheries agency boarded his 15m boat and, with neither party able to understand the other’s language, confiscated nearly $3,000 worth of fish and equipment.
“We were in Vietnamese waters and had every right to be there but there was no way we could outrun them,” says Mr Hien of the incident, which took place at about 9am on June 14.
Mr Hien is one of dozens of Vietnamese fishermen who have had their equipment, fish or even boats seized by Chinese patrol vessels this year, as tension between the two neighbours over contested waters in the South China Sea boiled over.
Hanoi claims that some of its fishermen have been shot at by Chinese patrols and that this harassment of its fishermen is in violation of international law. Beijing maintains that it apprehends only those who have violated its sovereignty or lack the correct licence.
This is one of several long-running disputes over fishing grounds in Asia, where freewheeling fishermen with large investments to recoup do not always respect the “exclusive economic zones” laid down in international maritime law.
Relations between China and Vietnam, which purport to be “good friends, good neighbours, good comrades”, have sunk to their lowest level in recent times following allegations by Vietnam that China has been sabotaging its oil exploration vessels, sparking rare anti-China protests on the streets of Hanoi and Ho Chi Minh City.
The disputes in the South China Sea – parts or all of which are also claimed by Brunei, Malaysia, the Philippines and Taiwan – may be driven by a variety of factors, including a general disagreement over boundaries and the need to maintain access to commercial sea lanes. Some also believe that the contested Spratly and Paracel islands sit on vast oil and gas reserves, a claim yet unproven.
But one big source of tension is the area’s status as one of the world’s best sources of another key natural resource: fish.
About 10 per cent of the global supply of fish comes from these waters, according to the UN Environment Programme, while as many as 1.9m boats regularly fish there, according to Simon Funge-Smith, senior fishery officer at the UN’s Food and Agriculture Organisation in Bangkok.
While China is the world’s biggest consumer and exporter of fish, the Vietnamese economy is far more reliant on the industry as a source of revenue. Seafood was the country’s second biggest foreign exchange earner last year, accounting for
7 per cent of its $71.6bn of exports.
7 per cent of its $71.6bn of exports.
Despite the risks posed by Chinese patrols – not to mention the challenge of sailing the often stormy seas – Mr Hien and his fellow captain, Le Tan, who had his $20,000 boat seized in 2006, have good reasons to keep fishing.
They can make decent profits when they bring in good catches of popular export fish such as tuna, grouper and snapper, and they lack options in an area where agriculture is already at full capacity.
There is another crucial factor. The Vietnamese government, like others around the region, has been pushing its fishermen to venture farther offshore, to ease the pressure on heavily overexploited coastal fisheries and to back up their territorial claims.
If Vietnam acquiesces in the face of Chinese claims, it will be “considered as implicitly recognising China’s sovereignty in the disputed areas”, Nguyen Dang Thang, a Vietnamese expert in maritime law, wrote in a recent paper for Singapore’s S. Rajaratnam School of International Studies.
Vietnam, like other countries, has provided fuel subsidies to offshore vessels, as well as soft loans and other financial support to boat owners who upgrade their engines. The agriculture ministry is also working on a programme to equip 3,000 of Vietnam’s offshore fishing boats with a satellite positioning system.
Some analysts have even suggested that the government might be providing direct financial incentives to fishermen who venture into the areas where they are most at risk of being detained by Chinese patrols. Fishermen and local government officials deny that claim.
Mr Hien says: “Our life is very difficult and we wish we had more help from the government.”
“China will keep catching fishermen until it runs out of money, which is never.”
.
.
.
No comments:
Post a Comment