Tạp chí Thanh niên PHÍA TRƯỚC số 46
Posted on Tháng Sáu 3, 2011 by phiatruoc
Không biết câu nói “thâm như thằng Tàu” do đâu mà có và có từ bao giờ, nhưng thực tế rằng hầu hết các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ…đều được đúc kết qua thực tiễn cuộc sống. Với câu nói trên, ông cha ta đã ám chỉ điều gì đó, bởi ngày nay “thằng Tàu” không chỉ “thâm” mà còn là mối nguy của cả dân tộc Việt Nam. Câu cửa miệng trên không chỉ đơn thuần mang nghĩa bóng, mà có cả nghĩa đen.
Ngày 12/5/2011, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam một lần nữa khẳng định Việt Nam tiến hành bầu cử Quốc hội Khóa 13 tại quần đảo Trường Sa, bởi trước đó Chính phủ Trung Quốc từng phản đối quyết định trên. Tính đến hôm nay, Chính phủ Việt Nam đã hai lần tổ chức Hội thảo về vấn đề Biển Đông (lần 1, tháng 3/2010; lần 2, tháng 4/2011), điều đáng mừng kể từ hội thảo lần 1 đến lần 2 tuyên bố của các học giả ngày càng quyết liệt hơn. Các nhà nghiên cứu cho rằng, “Việt Nam không chỉ nói cho nhau nghe, mà còn phải nói cho quốc tế nghe” về chủ quyền quốc gia đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Những năm gần đây, số lượng luận án tiến sĩ của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông tăng lên rõ rệt, bởi Chính phủ Trung Quốc tạo điều kiện cho các học giả, nhà nghiên cứu thực hiện việc quảng bá quan điểm, luận điểm của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa- Trường Sa đến các trường đại học, viện nghiên cứu danh tiếng trên thế giới, trong khi đó đây là điểm yếu của Việt Nam.
Theo DailyMail, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã ấn định 2016 là năm kinh tế Trung Quốc sẽ vượt Mỹ, thực sự chấm dứt “Thời đại Mỹ”. Điều này cho thấy, sức mạnh của Trung Quốc đã vươn ra toàn cầu, trật tự thế giới không do Mỹ sắp đặt, mà người Mỹ hay các nước lớn muốn làm gì cũng phải dè chừng người Trung Quốc. Thế giới biết đến Mỹ với chính sách ngoại giao theo kiểu “cây gậy và củ cà rốt”, còn Trung Quốc lại theo kiểu “sức mạnh mềm”. Người Mỹ phân định rõ bạn – thù, dùng sức mạnh quân sự để thị uy; còn người Trung Quốc linh hoạt, uyển chuyển, khó nhận biết.
Thời gian gần đây, ảnh hưởng của Trung Quốc đã lan ra toàn thế giới, là một minh chứng sống động cho sự thành công của kiểu ngoại giao “sức mạnh mềm”. Trung Quốc tập trung đẩy mạnh ảnh hưởng tới các nước thuộc thế giới thứ ba, trong đó châu Phi là châu lục được biết đến như là kho tài nguyên của thế giới. Nhưng bất ổn chính trị, không như người Mỹ viện trợ kinh tế cho châu Phi thường gắn liền với điều kiện chính trị, còn Trung Quốc “đi đêm” với cả phe nhóm nổi dậy và chính phủ các nước, nhằm đạt được lợi ích kinh tế và rất thành công với “độc chiêu” này. Sách lược lợi dụng sự suy yếu của nền kinh tế Mỹ và các nước châu Âu, châu Phi, Đông Nam Á… Trung Quốc đã tung những khoản tiền khổng lồ để đầu tư sâu rộng vào các quốc gia này tạo thế chân vạc, nếu thất thu nơi này thì gặt hái ở nơi kia và khi nền kinh tế chính quốc có bị khủng hoảng họ vẫn trông được vào sự hỗ trợ mà họ đã đầu tư ở nước ngoài. Giờ đây, khắp các châu lục ở đâu cũng thấy dấu chân của người Trung Quốc, những khu vực vốn được biết đến là “sân sau” của Mỹ đã thành “sân nhà” của người Trung Quốc.
Riêng tại Việt Nam, sự ảnh hưởng của Trung Quốc trong việc chính trị, xã hội và kinh tế không phải là nhỏ. Hầu như nền chính trị và mô hình kinh tế Việt Nam ngày ngay có phần rập khuôn mô hình của Trung Quốc, và sức ảnh hưởng này mỗi ngày mỗi mạnh.
Hình ảnh về người láng giềng “hữu nghị” đã từng cai trị đất nước chúng ta qua bao thế hệ (nghìn năm Bắc thuộc), nhắc nhở nước Việt phải luôn cảnh giác. Các bậc tiền nhân đã rất thâm thúy khi để lại lời nhắn nhủ cho các thế hệ con cháu mai sau bằng những công trình có giá trị lịch sử. Trong mỗi chúng ta, rất ít người khi viếng thăm đền chùa các anh hùng, danh nhân…mà để ý một chi tiết nhỏ nhưng mang ý nghĩa lớn. Đó là gần như toàn bộ đền thờ các anh hùng dân tộc của Việt Nam đều quay về hướng Bắc, chẳng hạn như đền thờ nữ tướng Triệu Thị Trinh (Hậu Lộc, Thanh Hóa), đền thờ Thánh Gióng (Sóc Sơn, Hà Nội), lần lượt các đền Hạ, đền Trung, đền Thượng thờ các Vua Hùng (Phú Thọ). Có phải người xưa thâm thúy khi quay hướng đền thờ về phía Bắc để nhắc nhở con cháu khi tới viếng hãy nhớ cảnh giác với giặc phương Bắc. Các đền anh hùng chọn hướng Bắc có phải chứng tỏ các bậc tiền nhân khi chết vẫn luôn đau đáu mối nguy từ giặc phương Bắc và luôn nhắc nhở các thế hệ mai sau về mối nguy này?
Bài học Triệu Đà sai con Trọng Thủy đến lấy cắp nỏ thần của An Dương Vương vẫn còn nguyên giá trị, nó như một bằng chứng sống động về mối quan hệ Việt -Trung.
Sài Gòn, tháng 5/2011.
© 2011 Tạp chí Thanh niên PHÍA TRƯỚC số 46
TCPT46 – Tự do sáng tạo nghệ thuật tại Việt Nam
Download TCPT46 – Bản in (7.6MB)
Download TCPT46 – Bản thường (4MB)
Download TCPT46 – Bản mini (2.7MB)
Download TCPT46 – Bản in (7.6MB)
Download TCPT46 – Bản thường (4MB)
Download TCPT46 – Bản mini (2.7MB)
.
.
.
No comments:
Post a Comment