Yao Yang
BS Hồ Hải dịch
Thứ hai, ngày 06 tháng sáu năm 2011
Bài viết của Yao Yang, ông là Giám đốc Trung tâm cải cách kinh tế Trung Quốc tại Đại học Bắc Kinh.
BẮC KINH – Liệu Trung Quốc đã sẵn sàng vượt qua Hoa Kỳ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới? Quỹ tiền tệ quốc tế gần đây đã dự đoán rằng tầm vóc của nền kinh tế của Trung Quốc sẽ vượt qua của Mỹ về sức mua tương đương (PPP: purchasing power parity) vào năm 2016.
Tuy nhiên, một đồng tác giả nghiên cứu gần đây của Robert Feenstra, một nhà kinh tế tại University of California, Davis, cho thấy lãnh đạo kinh tế toàn cầu chuyển qua Trung Quốc vào năm 2014. Và, thậm chí nhiều hơn thế, Arvind Subramanian của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson lập luận rằng Trung Quốc thực sự đã vượt qua Mỹ về sức mua tương đương (1) vào năm 2010.
Những phép đo sức mua ngang bằng của thu nhập một nước bằng cách sử dụng một tập hợp các giá quốc tế áp dụng cho tất cả các nền kinh tế. Giá ở các nước đang phát triển thường thấp hơn ở các nước đã phát triển. Vì vậy, thu nhập của họ có thể bị đánh giá thấp nếu chỉ tính theo tỷ giá hối đoái. Thu nhập tính theo sức mua tương đương giúp để tránh vấn đề này.
Nhưng thu nhập sức mua tương đương ước tính tăng tạo ra những vấn đề tự thân. Nó bao gồm trong thực tế là mỗi quốc gia có một giỏ tiêu thụ khác nhau, với sự khác biệt lớn nhất giữa các quốc gia đang phát triển và đã phát triển. Ví dụ, tiêu thụ thực phẩm thường chiếm 40% hoặc nhiều hơn chi tiêu hộ gia đình ở một nước đang phát triển điển hình, trong khi con số này là ít hơn 20% trong hầu hết các nước đã phát triển.
Mục đích so sánh sức mua tương đương là để đo lường chất lượng cuộc sống thực sự của một quốc gia. Trong trường hợp này, nó có thể được dùng như so sánh tổng thể những điều tốt đẹp của mỗi nước, bao gồm hàng hóa trong giỏ hàng tiêu thụ của mỗi nước. Nhưng tổng thể những điều tốt đẹp này không giống nhau ở các quốc gia. Đó là, thực tế việc tính toán sức mua tương đương của quả táo so sánh táo với trái cam.
Lập luận này nghe có vẻ kỹ thuật, nhưng nó có ý nghĩa sâu sắc đối với một đất nước qua các so sánh về chất lượng cuộc sống. Giả sử chúng ta so sánh hai nước. Một trong số đó là dựa trên nông nghiệp, và chỉ với tiêu thụ thực phẩm của dân chúng, trong khi dựa trên công nghiệp khác, thì con người ta không chỉ tiêu thụ thức ăn mà còn mua sắm quần áo. Thị phần của 2 hạng mục thực phẩm và mua sắm tương ứng với 20% và 80%.
Hơn nữa, giả sử mà thu nhập bình quân danh nghĩa đầu người theo tỷ giá thị trường ở quốc gia đã phát triển gấp bốn lần cao hơn so với các nước đang phát triển. Giá lương thực đều giống nhau ở hai nước, thì ở các nước đã phát triển, giá quần áo cao hơn năm lần giá của thực phẩm.
Trong ví dụ này, giá của tổng thể các hàng hóa ở các nước đã phát triển gấp 4,2 lần so với giá của tổng thể hàng hóa ở các nước đang phát triển. Hơn nữa tính toán cho thấy rằng, về sức mua tương đương, một người ở nước đã phát triển 5% nghèo hơn một người ở các nước đang phát triển!
Sức mua tương đương đưa ra một câu trả lời cho câu hỏi sau đây: Một người Trung Quốc cần kiếm được bao nhiêu để duy trì chất lượng cuộc sống của họ ở Trung Quốc khi họ đã di chuyển sang Mỹ?
Nhưng câu hỏi này không phải là trực quan và cũng không thực tế. Khi nói đến việc so sánh sức mua trên thị trường quốc tế, một câu hỏi hợp lý hơn là: Có bao nhiêu hàng hóa của Trung Quốc có thể mua ở Mỹ bằng cách sử dụng thu nhập mà anh kiếm được ở Trung Quốc? Người ta phải dựa vào thu nhập danh nghĩa để cung cấp một câu trả lời cho câu hỏi này. Trong trường hợp này, đồng nhân dân tệ phải tăng giá trị 10% thì sức mua của một người thu nhập ở Trung Quốc dùng tiền để tiêu thụ hàng hóa Trung Quốc ở Mỹ, lúc đó chất lượng cuộc sống của anh ta mới không thay đổi theo thuật ngữ sức mua tương đương.
Nhưng Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ trong một thời gian tương đối ngắn, nếu chúng ta đo được cả hai nền kinh tế theo thuật ngữ danh nghĩa. Giả sử rằng nền kinh tế Trung Quốc và Mỹ phát triển, tương ứng 8% và 3% về giá trị thực, mà tỷ lệ lạm phát của Trung Quốc là 3,6% và Mỹ là 2% (mức trung bình của thập kỷ trước), và rằng đồng nhân dân tệ tăng giá so với đồng USD 3%/năm (trung bình trong sáu năm qua), Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới năm 2021. Vào thời gian đó, hai nước GDP sẽ có khoảng 24 ngàn tỷ đô la, có thể gấp ba lần tầm cỡ của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới lúc bấy giờ là hoặc Nhật Bản hoặc Đức.
Giả sử 8% tăng trưởng cho Trung Quốc có thể có hoặc không có thể là một dự đoán chắc chắn. Nhưng nếu Trung Quốc đã tăng trưởng 9-10% trong năm năm đầu tiên và tăng 6-7% trong năm năm tiếp theo, chỉ tiêu bình quân 8% từ nay đến 2021 là hiện thực.
Thế giới đã bắt đầu yêu cầu rằng Trung Quốc phải chịu trách nhiệm lớn hơn cho sức khỏe của kinh tế toàn cầu. Khi kinh tế Trung Quốc tiếp tục phát triển và cuối cùng bắt kịp GDP của Mỹ, mệnh lệnh này sẽ trở nên mạnh mẽ hơn. Bằng vào tất cả các đánh giá gần đây, Trung Quốc có ít thời gian để chuẩn bị.
Bản quyền: Project Syndicate, 2011.
www.project-syndicate.org
-----------------------------------------
Ghi chú của người dịch:
(1) Sức mua tương đương (PPP: purchasing power parity): là một cách tính tỷ giá hối đoái giữa 2 loại tiền tệ của 2 quốc gia. Các nhà kinh tế học tính xem cùng 1 loại hàng hóa với 1 lượng giống nhau, khi bán ở 2 nước khác nhau bằng đơn vị tiền tệ của mỗi nước thì số tiền phải bỏ ra ở mỗi nước là bao nhiêu? Rồi từ đó so sánh về mặt định lượng của 2 đơn vị tiền tệ. Song trong sức mua tương đương này các nhà kinh tế lại giả định rằng khi các nền kinh tế được mở cửa hoàn toàn để hàng hóa lưu thông từ nước này sang nước khác, mà không tính đến các phí vận chuyển. Cho nên ngay cả khái niệm sức mua tương đương cũng không thể chính xác khi đem ra so sánh trong thực tế của hai nền kinh tế.
www.project-syndicate.org
-----------------------------------------
Ghi chú của người dịch:
(1) Sức mua tương đương (PPP: purchasing power parity): là một cách tính tỷ giá hối đoái giữa 2 loại tiền tệ của 2 quốc gia. Các nhà kinh tế học tính xem cùng 1 loại hàng hóa với 1 lượng giống nhau, khi bán ở 2 nước khác nhau bằng đơn vị tiền tệ của mỗi nước thì số tiền phải bỏ ra ở mỗi nước là bao nhiêu? Rồi từ đó so sánh về mặt định lượng của 2 đơn vị tiền tệ. Song trong sức mua tương đương này các nhà kinh tế lại giả định rằng khi các nền kinh tế được mở cửa hoàn toàn để hàng hóa lưu thông từ nước này sang nước khác, mà không tính đến các phí vận chuyển. Cho nên ngay cả khái niệm sức mua tương đương cũng không thể chính xác khi đem ra so sánh trong thực tế của hai nền kinh tế.
.
.
.
1 comment:
Post a Comment