Tuesday, June 7, 2011

HẠN HÁN THẾ KỶ TẠI TRUNG QUỐC, NÊN THÁO DỞ ĐẬP TAM HIỆP (Đại Kỷ Nguyên)


Tác giả: Cheng Jing Epoch Times Staff C
Thứ tư, 01 Tháng 6 2011 02:50
Đập Tam-hiệp là một sự thất bại lớn lao và nên bị phá bỏ, càng sớm càng tốt, một chuyên gia tuyên bố.
Dự án to lớn kéo dài 17 năm trên sông Trường-giang (Yangtze, còn gọi là sông Dương Tử) mà đã nhận chìm nhiều cộng đồng và đã di tản 1,4 triệu người dân, là để điều khiển và dùng sức nước của con sông mạnh mẽ nhất Trung quốc làm thủy điện lực, đồng thời tượng trưng cho sức mạnh và quyền lực của Trung Cộng đối với thiên nhiên.
Nhưng kể từ khi sự xây cất đập hoàn thành năm 2006, thiên nhiên không chịu hợp tác. Hạn hán và “đủ loại tai họa,” trích dẫn lời một viên chức địa phương, đã giáng xuống vùng này.
Dự án xây đập cũng trở thành một lỗ hổng thâm thụt về tài chính, đòi hỏi hàng trăm tỉ đồng yuan (nhân dân tệ) đổ vào để chống đỡ các thiệt hại vẫn còn đang tiếp diễn.

Hạn hán
Khí hậu cực kỳ bất thường là chuyện thường tình xẩy ra dọc theo sông Trường-giang kể từ khi dự án đập Tam-hiệp hoàn thành và bắt đầu thu nước năm 2006. Hạn hán tệ hại chưa từng thấy đã xẩy ra trong miền Tây-nam Trung quốc và vùng hạ lưu sông Trường giang năm này sang năm khác kể từ đó.
Năm 2006, mực nước xuống thấp nhất trong vòng 130 năm đã được ghi nhận tại tỉnh Trùng Khánh. Năm 2007 thậm chí còn tệ hơn. Năm 2008, mùa khô ráo bắt đầu một tháng sớm hơn. Và trong năm 2009 hạn hán đã kéo dài tới năm 2010.
Năm nay, 2011, một trận hạn hán chưa từng thấy trong 50 năm đang giáng xuống các tỉnh dọc theo vùng hạ lưu sông Trường-giang. Con sông đang khô cạn. Và đồng thời, để sản xuất điện, cái đập phải giữ nước lại, khiến cho rất ít nước còn lại chảy xuống các nhánh sông hạ lưu. Nước uống cho hàng chục triệu người dân và súc vật đang bị đe dọa thiếu hụt. Lúa gạo gặt được đang bị giảm thiểu. Một số địa phương cũng bị thiếu điện.
Trước khi đập Tam hiệp xây lên, tuyết chảy ra ở nguồn sông Trường-giang đã tạo ra nước lũ hàng năm cho các nhánh sông vùng thượng lưu con sông này. Bây giờ nước lũ không còn nhiều như xưa, và cho dù có nhiều nước ở thượng lưu, cái đập cũng cắt dòng nước chảy xuống các nhánh hạ lưu, một viên chức họ Zhang làm ở phòng Đường nước của sông Trường-giang, đã bảo với báo Đại Kỷ Nguyên.
Dự án xây đập, được Trung Cộng ca tụng là có thể bảo đảm các nhu cầu chủ yếu của vùng này—phát điện lực, chuyên chở hàng hóa trong quốc nội, chống đỡ lụt lội và dẫn nước vào ruộng—đã thất bại.
Vào ngày 18 tháng 5, 2011, chế độ Trung Cộng ban hành một “Kế-hoạch Hậu Xây-cất đập Tam-hiệp,” lần đầu tiên thừa nhận có hiện hữu các vấn đề, nói rằng có nhu cầu khẩn cấp để ngăn ngừa tai họa địa chất và môi trường, và các vấn đề liên quan đến việc định cư của dân chúng di tản, giữa các vấn đề khác.
Các chức trách trông coi về nước đã tăng lượng nước đổ ra từ đập Tam-hiệp từ ngày 20 tháng 5 để làm gánh nặng hạn hán được nhẹ bớt phần nào trong các tỉnh hạ lưu của con sông.
Nhưng ông Vương Hải, một viên chức của công ty Tam-hiệp Trung-quốc, đã tuyên bố với các cơ quan truyền thông nhà nước ngày 26 tháng 5 rằng 4 phần 5 lưu lượng vận hành của bể chứa nước bây giờ đã bị tiêu thụ. Nếu không có thêm nước chảy xuống từ vùng thượng du sông Trường giang đến ngày 10 tháng 6 này, đập Tam-hiệp có lẽ sẽ phải ngưng tháo nước chảy ra, cho dù không mưa xuống trong vùng này từ bây giờ đến ngày đó, ông Vương nói.

Lý do không còn nước thải ra cho các vùng bị hạn hán giáng xuống, là bởi vì nó sẽ thâm lạm tiền lời của công ty quản lý việc phát điện thuỷ lực từ cái đập.
Một viên chức thuộc cục Thuỷ Khố đã bảo thời báo Đại Kỷ Nguyên-Hoa ngữ rằng tháo nước từ đập Tam-hiệp ảnh hưởng đến việc sản xuất điện của Công ty Tam-hiệp Trung quốc. Mục đích chủ yếu của dự án đập Tam-hiệp là phát điện thủy lực. Bởi vậy, nước chảy vào đập Tam-hiệp là tiền bạc, ông ta nói.

Các tai họa địa chất
Những gì mà chỉ trích khi xưa tiên đoán và báo động về dự án xây đập bây giờ đang tới dần dần. Nhiều tai họa địa chất đã giáng xuống các tỉnh dọc theo vùng hạ lưu sông Trường giang.
Trong suốt mùa mưa năm ngoái, vùng Trường giang đã bị một trận lũ lụt. Nhà chức trách nói rằng, cái đập bị nguy hiểm, nên thải thêm nước ra để cứu đập. Vì vậy cơn lụt vùng hạ lưu trở nên tệ hơn và gần như trở thành một thảm họa quốc gia.
Mở cửa nước lụt của cái đập trong mùa lũ lụt và giữ nước lại trong mùa khô ráo đã trở thành kiểu quản lý trường hợp nguy cấp mà được mệnh danh là “điều tiết ngược.” Các chuyên gia về nước thuộc tỉnh Hồ-Nam cực lực phản đối cách sử dụng sự điều tiết ngược của nhà chức trách đập Tam-hiệp bởi nó làm cho các thiên tai còn tệ hơn.
“Trước khi giải quyết hoàn toàn một số vấn đề cũ còn lại, các tai họa địa chất mới lại đi theo sau,” một viên chức thuộc ủy ban Trùng Khánh của Hội nghị Cố-vấn Chính-trị Nhân-dân đã bảo tuần báo Thời-đại.
Các viên chức tỉnh Giang Tây than phiền với chính quyền trung ương, nói rằng việc cạn nước dần trong năm 2010 của hồ Bà Dương, hồ nước ngọt lớn nhất Trung quốc, là liên hệ trực tiếp đến việc điều tiết ngược của đập Tam-hiệp.
Kể từ năm 2008, 243 tai họa địa chất đã xẩy ra chỉ trong khu vực Trùng Khánh của cái đập này, gây ra đất lở với thể tích tổng cộng khoảng 165 triệu mét khối.
“Chúng tôi trở thành viện bảo tàng sống về các tai họa địa chất,” ông Trình Công Huân, cục phó cục Di Dân huyện Phụng-tiết đã nói với tuần báo Thời-Đại
“Đủ loại tai họa địa chất mà người ta có thể tưởng tượng ra, bao gồm bùn và đá đổ xuống, đất lở, ven bờ sông xụp, đã được nhìn thấy tại huyện Phụng-tiết,” ông Trình nói.

-------------------------

Tác giả: Sophia Fang Epoch Times Staff
Thứ bảy, 04 Tháng 6 2011 22:43
Một trận hạn hán chưa từng thấy trong 50 hoặc 100 năm đang tiếp diễn tại miền Trung và miền Đông của Trung quốc đã làm cạn khô nhiều sông hồ. Các tỉnh ở hạ lưu đập Tam-hiệp đã phải chịu thiệt hại, sông Trường-giang (Yangtze, còn gọi là sông Dương Tử) đang cạn dần, và hồ nước ngọt lớn nhất của Trung quốc gần cạn khô, đẩy cả hệ thống sinh thái trong một vùng rộng lớn tới bờ thảm họa.
Các sinh hoạt dân chúng cũng bị ảnh hưởng trầm trọng. Nước uống và nước tưới trồng trọt cũng thiếu hụt, ruộng lúa đang chết dần, và tàu chở hàng cũng bị mắc cạn, nằm chờ ở một chỗ.
Và mối đe dọa tuyệt chủng của một giống cá heo không vây (Baiji) đã làm nổi bật tất cả thảm họa kể trên.

Cá heo không vây
Khu Bảo-trì Thiên nhiên Tian-e-Zhou Oxbow, một vùng đất ẩm trong khu vực sông Trường giang gần thành phố Thạch Thủ thuộc trung tâm tỉnh Hồ Bắc của Trung quốc, là nơi trú ngụ duy nhất cho giống cá heo không vây đang bị đe dọa tuyệt giống.
Trong mùa sinh sản năm nay, kể từ tháng 4 đến tháng 6, trận hạn hán tệ hại nhất trong vòng 50 năm nay đã khiến cho mực nước trong phần lớn khu Bảo trì tụt xuống mức dưới 10 feet (khoảng 25,4cm), thậm chí có vài chỗ còn xuống tới 6 feet (khoảng 15cm), đe dọa trầm trọng sự sinh tồn của giống cá heo không vây này, theo tường trình của nhật báo Trường-giang đăng ngày 21 tháng 5.
Con người cũng góp phần làm cho mực nước xuống thấp trong khu Bảo trì. Dù rằng có lệnh cấm lấy nước chảy từ sông Trường-giang vào khu Bảo trì, dân cư từ các khu làng lân cận vẫn bơm nước 24 giờ một ngày để đáp ứng nhu cầu nước dùng của chính bản thân họ trong mùa hạn hán.
Mực nước thấp không những hạn chế sự sinh hoạt của giống cá heo không vây, mà còn làm cho chúng khá buồn bã, theo các tường trình của truyền thông Trung quốc. Một tường trình kể lại rằng, khi nhân viên làm trong khu Bảo-trì theo dõi sức khỏe của một trong những loài động vật này, một ký giả đã chụp được hình ảnh một con cá heo đang nhỏ một giọt nước mắt.

Hồ Bà-Dương
Hồ Bà-Dương (Poyang), hồ nước ngọt lớn nhất Trung quốc, được biết là đang trải qua một trận hạn hán tệ hại nhất trong vòng 100 năm, chỉ giữ được 1/10 mực nước năm ngoái. Một vài chỗ của hồ này đã hoàn toàn khô cạn, với những đường nứt rộng khoảng 4 phân Anh (bằng khoảng 10cm). Xe hơi có thể chạy ngang đáy hồ, theo báo cáo của đài truyền thanh Quốc-gia Trung quốc (CNR) ngày 21 tháng 5.
Ông Wang Qiaolong, người làm việc trong khu Bảo-trì Thiên-nhiên của hồ Bà-Dương 28 năm qua, đã nói với đài truyền thanh CNR rằng trận hạn hán đã giết chết một số lớn các loại cây mọc dưới nước, cá, tôm, và sò, rồi sẽ đe dọa tới các loại chim di cư.
Mùa gặt lúa gạo trong vùng cũng bị nguy hiểm.
Một viên chức của chính quyền huyện Bà-Dương đã cho báo Đại Kỷ Nguyên biết tai họa này rất trầm trọng và tất cả bể chứa nước và hồ của vùng này hầu như cạn khô.
Sông Trường giang đang cạn dần và hồ Bà-Dương đã khô từ lâu. Nếu ‘ông Trời già’ không cho mưa xuống, thì mùa gặt lúa cũng không có nữa. Tỉnh Giang-tây là nơi quan trọng sản xuất ngũ cốc cho quốc gia, nhưng năm nay chúng tôi bị mất mùa khủng khiếp,” ông ta nói.
131 trạm cỡ lớn và trung bình để bơm nước vào ruộng trong các thành phố như Nanchang, Jiujiang, và Shangrao, của tỉnh Giang-tây, không bơm nước như thường lệ bởi vì mực nước thấp tại hồ Bà-Dương.
Khoảng 5.33 triệu mẫu (bằng 878.000 mẫu Anh) lúa gạo đầu mùa trong tỉnh Giang-tây bị ảnh hưởng. Đối với lúa gạo giữa mùa, khoảng 1.4 triệu mẫu (bằng231.000 mẫu Anh) là không thể trồng được bởi vì không có nước tưới các ruộng lúa, theo lời của truyền thông nhà nước ngày 21 tháng 5.
Trong tỉnh Hồ-Nam, một vùng lớn khác sản xuất gạo, có 28 quận huyện bị hạn hán “khủng khiếp”, và 12 quận khác bị hạn hán “trầm trọng”, theo một bản báo cáo khác.
Bị nặng nhất là quận Tân-hoa, có 90 % ruộng lúa không thể trồng trọt được.
Tại vùng hồ Động-đình—nổi tiếng là đất đai phì nhiêu, mầu mỡ—phần lớn lúa gạo đầu mùa đã chết năm nay bởi vì trận hạn hán.

Hàng hóa của sông
Một viên chức làm việc tại văn phòng quản lý về Sông Trường-giang đã nói với báo Telegraph của Anh quốc rằng trận hạn hán ảnh hưởng đến sông Trường-giang là chuyện đầu tiên chưa từng thấy trong vòng nửa thế kỷ. Mực nước của con sông xuống thấp nhất từ năm 2003 khi đập Tam-hiệp bắt đầu hoạt động, ông nói. Mặc dù mưa bão sắp sửa đến, ông sợ rằng ngay cả trận mưa thật to cũng không thể làm cho mực nước dâng lên được mấy.
Buôn bán cũng bị ảnh hưởng bởi trận hạn hán, và việc chuyên chở hàng hóa trên sông Trường giang đã trở thành một vấn đề.
Tại tỉnh Sơn-Đông, khi mực nước hạ xuống, hơn 1.300 tàu chở hàng và vượt kênh đã bị kẹt lại ở đoạn Zaozhuang thuộc kênh Grand, nối Bắc-Kinh tới Hàng-Châu, theo tường trình của đài truyền hình Tân Đường Nhân ngày 24 tháng 5. Chỉ có 300 con tàu được phép đi qua mỗi ngày, còn tàu nào trọng tải quá 1.500 tấn thì không được vượt qua.
Tường trình đó cũng trích dẫn một nghiên cứu của cục Canh-Nông thuộc tỉnh Hồ-bắc nói rằng 5 tháng hạn hán khiến cho 300.000 người dân và gần 100.000 súc vật trong tỉnh bị thiếu nước uống.

Chế độ đáp ứng
Vào ngày 19 tháng 5, Bộ Nội-vụ của Trung quốc ban hành một “Kế-hoạch Hậu Xây-cất đập Tam-hiệp,” thừa nhận rằng đập nước đã gây ảnh hưởng xấu tới vùng trung lưu và hạ lưu sông Trường-giang. Ngày 20 tháng 5, chế độ Trung cộng quyết định tăng lượng nước thoát ra từ cái đập đến 10.000 mét khối chảy mỗi giây để làm giảm bớt tình trạng hạn hán.
Sự công nhận có một số vấn đề do đập Tam-hiệp gây ra chứng tỏ rằng các vấn đề này nghiêm trọng đến nỗi nhà chức trách không thể nào che dấu được nữa. Nhận thức sự kiện này bây giờ sẽ giúp một số quan chức tránh khỏi bị phạt, chuyên gia Thủy-lợi, ông Wang Weilu, đã nói với báo Đại-Kỷ-Nguyên.
Kế-hoạch Hậu Xây-cất thực sự là bản tuyên bố công chúng của Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo để tách họ xa khỏi thời đại Đặng Tiểu Bình và Lý Bằng, khi quyết định xây đập Tam-hiệp được ban hành, theo lời của bà Đại Qing, cựu ký giả lão thành của hãng Tân-hoa Xã, trong một cuộc phỏng vấn bởi nhật báo Bình-quả (Apple daily) của Hồng-kông. Trong những năm trước, bà Đại Qing đã làm một cuộc nghiên cứu kỹ lưỡng và đã viết một cuốn sách về đập Tam-hiệp.
Bà Đại xem đập Tam-hiệp như là một gánh nặng, một kiếp nạn quốc gia, và là nguồn gốc của “các tai họa không kể xiết” cho người dân Trung quốc.

Chú thích:
-Cập nhật ngày 25 tháng 5 năm 2011
.
.
.

No comments: