Tú Anh - RFI
Thứ bảy 04 Tháng Sáu 2011
Cách nay đúng 22 năm, vào đêm mùng 3 rạng sáng ngày 4/06/1989, phong trào Mùa Xuân Bắc Kinh bị đàn áp trong biển máu. Nhiều sư đoàn Trung Quốc từ Nội Mông bôn tập về Bắc Kinh cùng với xe tăng đàn áp cuộc biểu tình của sinh viên Trung Quốc. Hàng trăm sinh viên bị xem là « phản động » đã bị thảm sát. Hơn hai thập kỷ sau, chính quyền Trung Quốc vẫn tiếp tục trấn áp các tiếng nói bất đồng, một dấu hiệu chứng tỏ đảng Cộng sản cảm thấy bị đe dọa thường trực.
Thắp nến tưởng niệm 22 năm vụ thảm sát Thiên An Môn tại công viên Victoria, Hong Kong ngày 4/6/11. Reuters
Theo AFP, hôm nay tại quảng trường Thiên An Môn, một lực lượng công an hùng hậu trà trộn theo dõi hàng ngàn du khách Trung Quốc và ngoại quốc.
Tưởng niệm lần thứ 22 vụ thảm sát Thiên An Môn rơi đúng vào những ngày nghỉ cuối tuần và trong bối cảnh chế độ mở ra một chiến dịch trấn áp giới phản kháng. Từ giữa tháng Hai, khi phong trào dân chúng nổi dậy lan rộng tại Ả Rập, tại Trung Quốc , hàng loạt nhà ly khai, luật sư, nghệ sĩ bị bắt nhốt vào nhà giam.
Vào ngày hôm nay, hàng ngàn du khách du ngoạn tại quảng trường Thiên An Môn phải đi qua nhiều « lớp rào » cảnh sát. Từng nhóm mật vụ mặc thường phục đeo máy liên lạc cá nhân theo dõi canh chừng mọi cử chỉ « khả nghi ». Nhiều du khách người Hoa từ chối trả lời phỏng vấn báo chí. AFP cho biết vừa đặt câu hỏi với một phụ nữ lớn tuổi thì ngay tức khắc bị một toán công an chận lại.
Trả lời phỏng vấn của RFI, một thanh niên nói rằng chính quyền trấn áp tiếng nói của dân vì « sợ dân » .
Phân tích về sự kiện này, sử gia Marie Holzman, chuyên gia về Trung Quốc, giải thích như sau :
« Hai mươi hai năm sau cuộc thảm sát tàn bạo, tôi rất buồn khi nhận thấy rằng tình hình Trung Quốc thay đổi rất ít. Khi tôi nói rất ít, tôi không ám chỉ nước Trung Quốc. Phải công nhận rằng từ kinh tế đến xã hội tại Trung Quốc đã có phát triển quan trọng. Trong lãnh vực vật chất lẫn trí tuệ cũng có nhiều cải tiến có thể tạo điều kiện cho một xã hội có hiểu biết, thông cảm lẫn nhau để trở thành độc lập với quyền lực chính trị.
Ngược lại thì trong chính quyền thì gần như « vẫn như cũ » tức là vẫn không tôn trọng quyền tự do phát biểu, tự do ngôn luận của người dân.
Sự kiện giải Nobel hòa bình duy nhất trên thế giới bị ở tù là người Trung Quốc là một minh chứng. Ông Lưu Hiểu Ba bị kêu án 11 năm tù chỉ vì viết vài văn kiện kêu gọi cải cách chính trị.
Trong những tháng gần đây, chúng ta còn thấy hàng loạt bản án, hàng loạt vụ truy bắt, dọa nạt . Điều này chứng tỏ bộ máy quyền lực lúc nào cũng nơm nớp lo sợ nhân dân của mình.
Trung Quốc đang ở trong một tình trạng đáng ngại. Khi mà chính quyền sợ dân đến mức không dám cho dân phát biểu ý kiến và tống vào nhà giam những công dân có trí tuệ thì điều này chứng tỏ chính quyền này tự biết là chế độ đã rệu rã".
Tại Hong Kong, hôm nay hàng ngàn người tham gia buổi lễ thắp nến tưởng niệm nạn nhân Thiên An Môn.
Từ Washington, chính quyền Obama kêu gọi Bắc Kinh hãy tôn trọng nhân quyền, trả tự do tất cả các nhà đối lập « những người bị phân biệt đối xử, bị giam cầm, bị đưa đi cải tạo lao động hay bị quản thúc ».
.
.
.
VOA
Thứ Bảy, 04 tháng 6 2011
Hôm nay, thành phố Bắc Kinh và Hong Kong là quang cảnh nơi diễn ra các cuộc biểu tình đánh dấu 22 năm từ ngày xảy ra vụ đàn áp đẫm máu tại quảng trường Thiên An Môn, nơi mà hàng trăm, có lẽ hàng ngàn người, đã thiệt mạng.
Biến cố này xảy ra vào ngày 4 tháng 6 năm 1989, khi nhà nước Trung Quốc điều động xe tăng và binh sĩ tới quảng trường Thiên An Môn ở trung tâm thủ đô Bắc Kinh, để dẹp tan các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ kéo dài nhiều tuần lễ của giới sinh viên và công nhân.
Biến cố này xảy ra vào ngày 4 tháng 6 năm 1989, khi nhà nước Trung Quốc điều động xe tăng và binh sĩ tới quảng trường Thiên An Môn ở trung tâm thủ đô Bắc Kinh, để dẹp tan các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ kéo dài nhiều tuần lễ của giới sinh viên và công nhân.
Kỷ niệm ngày xảy ra vụ thảm sát năm nay đến giữa lúc nhà nước Trung Quốc đang tiến hành một chiến dịch đàn áp khác, lần này chống giới hoạt động tích cực, các luật sư và blogger.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã góp tiếng với chính quyền Đài Loan, kêu gọi Trung Quốc hãy trả tự do cho những người bất đồng chính kiến đang bị cầm tù, đồng thời xác định rõ trường hợp những người bị giết, bị bắt giữ hoặc đã mất tích trong chiến dịch đàn áp biểu tình tại quảng trường Thiên An Môn.
Tổng Thống Đài Loan, ông Mã Anh Cửu, nói Trung Quốc nên noi theo gương của Đài Loan, mà cải cách chính trị.
Tuy nhiên, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Hồng Lỗi, khẳng định Trung Quốc đã đóng lại hồ sơ Thiên An Môn.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã góp tiếng với chính quyền Đài Loan, kêu gọi Trung Quốc hãy trả tự do cho những người bất đồng chính kiến đang bị cầm tù, đồng thời xác định rõ trường hợp những người bị giết, bị bắt giữ hoặc đã mất tích trong chiến dịch đàn áp biểu tình tại quảng trường Thiên An Môn.
Tổng Thống Đài Loan, ông Mã Anh Cửu, nói Trung Quốc nên noi theo gương của Đài Loan, mà cải cách chính trị.
Tuy nhiên, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Hồng Lỗi, khẳng định Trung Quốc đã đóng lại hồ sơ Thiên An Môn.
Tin liên hệ
.
.
.
No comments:
Post a Comment