Vũ Quí Hạo Nhiên/Người Việt (tổng hợp)
Sunday, June 5, 2011
* Chính quyền không ngăn chặn, trừ một số nhân vật
* Báo chí trong nước hoàn toàn im lặng
* Báo chí trong nước hoàn toàn im lặng
SÀI GÒN & HÀ NỘI (NV) - Hàng ngàn người ở cả Hà Nội và Sài Gòn hôm Chủ Nhật tham gia một cuộc biểu tình tuần hành rầm rộ để phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam tại biển Ðông, và gần đây nhất cắt dây cáp một tàu thăm dò dầu mỏ. Cuộc biểu tình diễn ra ôn hòa, đầy khí thế, và giải tán cũng trong ôn hòa trước buổi trưa.
Tuy nhiên, trước đó, chính quyền cũng tung nhiều biện pháp ngăn chặn một số người không được tham dự biểu tình. Hai blogger Mẹ Nấm và Người Buôn Gió bị bắt sau khi vào Sài Gòn. Nhà thơ Bùi Chát bị ngăn chặn. Nhạc sĩ Tuấn Khanh, một nhân vật nổi bật trong kỳ biểu tình năm 2007 bị công an nhắc nhở không được đi biểu tình.
Sài Gòn: Công lý và Hòa bình trên Biển Ðông
Tại Sài Gòn, phía trước tòa Tổng Lãnh Sự Trung Quốc, đường xe bị chặn lại chỉ cho người đi bộ vào. Tòa Tổng Lãnh Sự nằm ở góc Nguyễn Thị Minh Khai và Phạm Ngọc Thạch, tức Hồng Thập Tự và Duy Tân cũ. Một số đường quanh đó và quanh hồ Con Rùa cũng bị chặn xe.
Công an chìm nổi rất đông, nhưng chưa có tin đàn áp hay ngăn chặn. Có những khu vực đường sắp đặt sẵn cho biểu tình và đoàn người được dẫn đường đi vào những khu vực đó.
Ðoàn biểu tình ở Sài Gòn được cho là ít nhất 1,000 người trở lên. Các nguồn tin cho báo Người Việt những con số ước tính khác nhau. Có người ước lượng 3,000 người, và có người ước lượng từ 3,000 tới 8,000 người.
Ðứng rất đông từ 8 giờ sáng, đoàn biểu tình hô hàng loạt khẩu hiệu trước cửa tòa Tổng Lãnh Sự:
“Hoàng Sa - Trường Sa - Việt Nam”
“Ðả đảo Trung Quốc”
Biểu ngữ cũng đa dạng, từ những băng rôn lớn chữ vàng trên vải đỏ, tới những tấm giấy tự in tự viết.
“Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”
“Phản đối Trung Quốc gây hấn”
“Hòa bình và Công lý trên Biển Ðông”
“China must respect UNCLOS 1982” (Trung Quốc phải tôn trọng công ước luật biển LHQ)
Trang blog Dr. Nikonian viết:
“Lực lượng an ninh... dày đặc (nhưng) hoàn toàn không có động thái nào cứng rắn với đoàn biểu tình... Trước lời hỏi kháy 'anh có phải người Việt Nam không?' của một người dân, một chú phú lít trẻ trả lời: 'Tôi là người Việt, nhưng phải làm nhiệm vụ'.”
Ðoàn biểu tình còn chia làm nhiều nhóm, đi tuần hành khắp khu vực quanh tòa tổng lãnh sự. Lực lượng an ninh chìm nổi đi kèm, nhưng không có tin có hành động cứng rắn.
Một người có mặt tại chỗ cho báo Người Việt biết: “Công an không cấm chụp ảnh, nhưng cũng hạn chế, nhắc nhở khi thấy chụp quá nhiều.”
Ðoàn người di chuyển từ tòa Tổng lãnh sự trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, qua Phạm Ngọc Thạch, Lê Duẩn (Thống Nhất cũ), rồi Pasteur.
Tới lúc đoàn người đã di chuyển ra khỏi đường Phạm Ngọc Thạch, tất cả lối đi đều bị chặn lại. Những người tới trễ đã không được vào biểu tình.
“Lực lượng an ninh... dày đặc (nhưng) hoàn toàn không có động thái nào cứng rắn với đoàn biểu tình... Trước lời hỏi kháy 'anh có phải người Việt Nam không?' của một người dân, một chú phú lít trẻ trả lời: 'Tôi là người Việt, nhưng phải làm nhiệm vụ'.”
Ðoàn biểu tình còn chia làm nhiều nhóm, đi tuần hành khắp khu vực quanh tòa tổng lãnh sự. Lực lượng an ninh chìm nổi đi kèm, nhưng không có tin có hành động cứng rắn.
Một người có mặt tại chỗ cho báo Người Việt biết: “Công an không cấm chụp ảnh, nhưng cũng hạn chế, nhắc nhở khi thấy chụp quá nhiều.”
Ðoàn người di chuyển từ tòa Tổng lãnh sự trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, qua Phạm Ngọc Thạch, Lê Duẩn (Thống Nhất cũ), rồi Pasteur.
Tới lúc đoàn người đã di chuyển ra khỏi đường Phạm Ngọc Thạch, tất cả lối đi đều bị chặn lại. Những người tới trễ đã không được vào biểu tình.
Hà Nội: Không vào được trước đại sứ quán
Trong khi đoàn biểu tình tại Sài Gòn vào tới trước cửa tòa Tổng lãnh sự, đoàn biểu tình ở Hà Nội không tới được cổng Ðại Sứ Quán Trung Quốc trên đường Hoàng Diệu.
Sự canh gác chung quanh tòa đại sứ cũng hùng hậu và nghiêm ngặt hơn ở Sài Gòn. Một người có mặt tại chỗ, yêu cầu giấu tên, cho báo Người Việt biết: “Phía bên hông Hoàng Diệu có một đoàn cảnh sát cơ động cả mấy mươi, gần trăm người, vũ trang đến tận răng, y như trong phim khủng bố.”
Tuy cuộc biểu tình được kêu gọi bắt đầu lúc 8 giờ ở cả hai nơi, đám đông tại Hà Nội tụ tập trễ hơn ở Sài Gòn. Khi đã có vẻ đông, đoàn cảnh sát cơ động được đưa ra để đẩy đoàn biểu tình ra khỏi khu vực đối diện tòa đại sứ. Thông tấn xã AP ước lượng số người tham dự lên tới “hàng trăm.”
Bị chặn trước cửa, đoàn biểu tình đi tuần hành ở những khu vực lân cận và hô khẩu hiệu cũng như chăng biểu ngữ chống Trung Quốc.
“Phản đối Trung Quốc gây hấn”
“Trung Quốc phải chấm dứt gây hấn”
“China, hàng xóm to xác, xấu tính”
“Phản đối đường lưỡi bò phi pháp”
Một biểu ngữ mang chân dung Tướng Võ Nguyên Giáp cũng kêu gọi:
“Việt Nam tinh nhuệ hóa quân đội”
Tin RFA cho biết đoàn tuần hành hướng về phố Tràng thi, Bờ Hồ. Họ tập trung gần vườn hoa Lý Thái Tổ, đi vòng quanh Bờ Hồ. Nhưng hai đoàn biểu tình bị tách ra, các đoàn mỗi lúc một đông hơn. Một nhóm tuần hành hướng về Nhà Hát Lớn Hà Nội. Ðoàn người tuần hành trên phố Hàng Bông, hướng về phía Hồ Gươm.
Phản ứng chính quyền
Phía chính quyền tuy không có hành động ngăn cản đoàn biểu tình, nhưng cũng tỏ vẻ ngần ngại khi để chuyện này xảy ra.
Trước ngày biểu tình, nhiều người bị bắt, bị ngăn chặn. Hai blogger Mẹ Nấm và Người Buôn Gió, từ Nha Trang và Hà Nội vào Sài Gòn, bị bắt trước ngày biểu tình.
Nhà thơ/blogger Uyên Vũ và vợ là blogger Hồ Ðiệp bị khống chế. Một nguồn tin chứng kiến cảnh tượng trước nhà hai người này, cho báo Người Việt biết: “Có 6 an ninh thường trực gần nhà, trong đó có 1 trung tá, 2 cán bộ PA5.”
Ở Hố Nai, có tin hàng chục công an xông vào nhà của gia đình nhà thơ Bùi Chát, và nhà họ hàng cũng bị thăm viếng. Công an để lại một giấy triệu tập gọi Bùi Chát lên làm việc ngày Thứ Hai.
Cho tới chiều muộn Chủ Nhật, tất cả báo chí trong nước đều hoàn toàn im lặng không đưa tin nào về cuộc biểu tình rầm rộ ở hai miền đất nước.
* Xem thêm hình biểu tình tại đây
.
.
.
No comments:
Post a Comment