Thursday, June 9, 2011

DOANH NHÂN TRUNG QUỐC ĐÃ & ĐANG TRỐN CHẠY KHỎI HOA LỤC (Forbes)



Chinese Entrepreneurs Are Leaving China
Posted: Tháng Sáu 8, 2011 by thomasviet

Chúng ta cũng đã và đang sống trong thiên đường mù cộng sản nên hiểu tại sao những người giàu có -có điều kiện- ở nước cộng sản kế bên chạy trốn khỏi “thiên đường” này.
Báo cáo mới đây của Công ty tư vấn Bain cho thấy, 60% các đại gia sở hữu khối tài sản trên 10 triệu Nhân dân tệ tại Trung Quốc đang tính đến chuyện sẽ định cư ở nước ngoài. Khảo sát trên cũng cho biết 27% doanh nhân Trung Quốc có tài sản trên 100 triệu Nhân dân tệ đã di cư và 47% đang có ý định rời bỏ quê hương. Bến đỗ mới của những người này tập trung vào các quốc gia phương Tây như: Mỹ, Canada, Australia hoặc một số nước châu Âu.
Kết quả trên hoàn toàn tương thích với một số báo cáo cho biết Ngân khố Mỹ ghi nhận sự tăng đột biến trong lưu chuyển tiền mặt từ Trung Quốc kể từ đầu mùa hè năm ngoái.

Theo Global Financial Integrity, Trung Quốc là nước đứng đầu thế giới về các giao dịch ngoại hối ra nước ngoài. Theo ước tính, dòng ngoại hối ra nước ngoài của Trung Quốc lên tới 2.180 tỷ USD từ năm 2000 đến năm 2008.
Dòng tiền này cũng tăng đáng kể trong quý 4 năm 2008 khi chính phủ Trung Quốc triển khai gói kích thích kinh tế, mở đầu cho giai đoạn mới của kế hoạch tái quốc hữu hóa một phần nền kinh tế. Khi đó, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã rót ngân sách vào khu vực quốc doanh và các tổ chức tín dụng nhà nước cũng đầu tư tiền vào các công trình do Chính phủ tài trợ.
Kết quả là trong năm 2009, 95% tăng trưởng Trung Quốc là từ đầu tư, và phần lớn là từ Chính phủ. Mặc dù ưu tiên các doanh nghiệp quốc doanh trong một số ngành kinh tế, các nhà đầu tư tư nhân cũng được không ít lợi ích từ gói kích thích kinh tế. Họ “ăn theo” bong bóng tài sản và trở nên ngày càng giàu hơn. Theo nghiên cứu của China Merchants-Bain, trong năm 2011, số người giàu của Trung Quốc sẽ lên tới 585.000 người, gần gấp đôi so với năm 2008.

Việc giới thượng lưu Trung Quốc di cư ngày càng nhiều đã gây tranh cãi mạnh mẽ trong dư luận. “Chúng ta đã làm việc vất vả trong suốt 30 năm qua để phát triển nền kinh tế, nhưng giờ thì những người giàu đang đem của cải rời bỏ đất nước,” nhà phân tích kinh tế Zhong Dajun trả lời phóng vấn của Global Times, tờ báo của Đảng Cộng Sản Trung Quốc.
“Sự mất mát này thậm chí còn lớn hơn tất cả các khoản đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc. Nó cũng giống như đến mùa thu hoạch, tất cả nông sản của chúng ta đều đã rơi vào giỏ của người khác”, ông này nói.

Tuy nhiên, mọi thứ đều có nguyên do của nó. Từ năm 2008, Trung Quốc đã đối xử không công bằng và lợi dụng các nhà đầu tư tư nhân. Do đó, theo lẽ tự nhiên giờ đây họ phải tự bảo vệ bản thân.
Giới thượng lưu Trung Quốc vẫn tiếp tục mua bất động sản của Mỹ, và tiến tới đưa cả gia đình ra nước ngoài. Trong vòng năm năm qua, tỷ lệ giới đầu tư nước này nhập cư vào Mỹ đã tăng 73%. Trung Quốc đóng góp phần lớn trong làn sóng đầu tư từ Châu Á sang Vancouver (Canada). Tại Vancouver, trong tháng 2, dân môi giới đã làm không hết việc khi người Trung Quốc mua nhà ngày càng đông, khiến doanh số bán bất động sản tăng 70% so với tháng trước.

Có một nghịch lý là trong khi người nước ngoài đang rót tiền đầu tư vào Trung Quốc thì những doanh nhân nước này lại đem tiền của mình đầu tư ra nước ngoài.
Trên thực tế, làn sóng di cư của người giàu Trung Quốc không chỉ đơn thuần xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan mà còn do những yếu tố khách quan nảy sinh từ điều kiện kinh tế, xã hội hiện tại của nước này.
“Cơn sốt” đất, nhà ở trên thị trường bất động sản tại các thành phố lớn như Thượng Hải, Bắc Kinh thời gian gần đây luôn khiến người dân Trung Quốc trở nên “ngộp thở”. Vì vậy, những bất cập trong đời sống thường nhật thôi thúc tầng lớp giàu có tìm kiếm cơ hội kinh doanh, sinh sống tại một môi trường thông thoáng hơn, bớt ngột ngạt hơn so với đại lục.

Ngoài ra, giới đại gia Trung Quốc cũng luôn cảnh giác với sự an toàn của số tài sản kếch xù của mình. Chính phủ đại lục từ lâu ban hành điều luật bảo đảm tài sản cá nhân nhưng trên thực tế, giới siêu giàu vẫn chưa thực sự yên tâm.

Ngô Giai Xuyên, 42 tuổi, một thương gia có tiếng trong giới bất động sản thổ lộ: “Tôi không có cảm giác an toàn khi kinh doanh ở Trung Quốc. Mỗi phi vụ làm ăn, tôi thường đau đầu giải quyết những thủ tục hành chính rườm rà. Chỉ cần một chút sơ sẩy, cả cơ nghiệp mấy chục năm gây dựng sẽ tan thành mây khói”.
Không ít người trong cuộc điều tra mới đây tỏ rõ thái độ bức xúc trước tác phong quản lý, làm việc của một số cơ quan nhà nước đối với doanh nghiệp. Ông Xuyên lý giải: “Nghe nói, ở nước ngoài môi trường kinh doanh rất thông thoáng, không bị ràng buộc bởi những thủ tục hành chính rườm rà. Môi trường như vậy mới thực sự thu hút tôi”.
Ngoài những nguyên nhân trên, nguy cơ an toàn vệ sinh thực phẩm cũng đang trở thành nỗi khiếp sợ của toàn bộ người dân nói chung và các đại gia Trung Quốc nói riêng. Hàng loạt những vụ việc bê bối: sữa chứa melamine, dầu bẩn, thịt siêu nạc, bánh bao nhiễm độc, hóa thịt lợn thành thịt bò, giá đỗ bẩn, miến giả… thời gian qua đã làm chao đảo thị trường tiêu dùng Trung Quốc. Do vậy, người giàu Trung Quốc cho rằng họ có quyền lựa chọn một môi trường sống an toàn hơn, nhằm đảm bảo tương lai của chính họ và con cái.

Chinese Entrepreneurs Are Leaving China
Jun. 5 2011 – 10:16 pm | 18,134 views | 0 recommendations | 10 comments
China’s rich, primarily driven by a sense of insecurity, are taking money out of their country.  Many are actually preparing to move elsewhere.
According to a new study, almost 60% of China’s “high net worth individuals,” defined as those possessing more than 10 million yuan in investable assets, are either considering emigration through investment programs or are completing the emigration process.  The survey, conducted by China Merchants Bank and Bain & Co., also reports that 27% of those with more than 100 million yuan in investable assets have already emigrated and 47% of them are thinking about leaving the Motherland.

The stunning results correspond to reports that the U.S. Treasury unit monitoring illegal money flows has, since the beginning of last summer, detected a surge in hidden cash transfers out of China.
Almost all of the funds supporting emigration applications were spirited out of China in violation of Beijing’s strict rules.  The country leads the world in illicit fund transfers, according to Global Financial Integrity, a nonprofit.  The estimated total of China’s outbound flows from 2000 to 2008 was a staggering $2.18 trillion.
The flood of “hot money” leaving China picked up in the last quarter of 2008.  That was when the Chinese central government announced its stimulus plan, which initiated a new phase in the partial renationalization of the economy.  Then, Premier Wen Jiabao started pouring state cash into the state sector and state financial institutions began diverting credit to state-sponsored infrastructure.  As a result of the stimulus program, about 95% of China’s growth in 2009 was attributable to investment, and almost all of the investment had come from the state.  The percentage for 2010 will not be too far off of that.
Beijing’s plan, however, was good for private entrepreneurs who, although shut out of many portions of the economy by state enterprises, rode the resulting asset bubbles to even greater wealth.  The number of the country’s high net worth individuals according to the China Merchants-Bain study will reach 585,000 this year, almost double the figure for 2008.
The emigration of China’s wealthy has, not surprisingly, triggered controversy.  “We have been working hard to develop the economy in the past 30 years, but now these elite members of society are fleeing with the majority of the wealth,” said economic analyst Zhong Dajun to the Global Times, the Communist Party-run newspaper.  “The loss may be even higher than all the foreign investment we have attracted.  It is as if, when the time of harvest comes, we find the fruits have all gone to others’ baskets.”  Zhong should not be shocked.  Beijing, since 2008, has been targeting private entrepreneurs and abusing them even more than usual, so it is natural they are now trying to protect themselves from a rapacious state.
And the situation is bound to get even worse if Xi Jinping becomes the next Party general secretary at the end of next year, as just about everyone expects.  Xi will undoubtedly bring his fellow “princelings” into positions of political power.
The princelings, descendents of former leaders of the People’s Republic, will surely use their new political clout to consolidate their grip on the economy.  This means, among other things, that others, especially owners of private domestic enterprises, will have even fewer opportunities than they do today.
“We can only hope the rich people stay out of patriotism,” says Xia Xueluan of Peking University.  Patriotism, these days, may be the only thing keeping Chinese entrepreneurs in China.
And, from the look of things, it is not enough.  The country’s wealthy are going on shopping tours for U.S. real estate and, if they have not done so already, are moving their families abroad.  There has, in the last five years, been a 73% increase in Chinese investment immigrants to the United States.  Countries, like Canada, are raising their minimum investment requirements for investment-immigrant candidates due to the sheer size of the tide of Chinese cash.
Chinese cash is largely responsible for the third wave of buying from Asia into Vancouver.  In an “unprecedented” surge of business for brokerages in that city in February, Chinese buyers snapped up homes, townhouses, and condominiums as sales skyrocketed 70% over the preceding month.
As foreigners pour into China, China’s entrepreneurs are taking their money out.  Which group do you think knows more about what is going on?

Nguồn: http://blogs.forbes.com/  và được dịch lại tại http://vnexpress.net/

------------------------------------

Nick Rosen
Vivum Intelligent Media Ltd.
Cập nhật: 09:30 GMT - thứ tư, 8 tháng 6, 2011

Ai là thủ lĩnh của tiến trình đạt kết quả thần kỳ về kinh tế ở Trung Quốc? Họ là ai, quê quán nơi đâu và tham vọng của họ là gì?

100 năm trước thì những Rockefeller, Ford và Carnegie được cho là những người đặt nền móng cho tương lai kinh tế.
Thế nhưng nay, khi Trung Quốc đang theo sát nút Hoa Kỳ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, thì những họ tên trên sẽ được thay bằng Tông, Đới hay Lưu.
Chúng ta cần làm quen với chúng.
Khi đọc các thông tin ngày càng dồn dập về nền kinh tế Trung Quốc, ảnh hưởng của nó tới thương mại toàn cầu cũng như thói quen tiêu tiền của tầng lớp trung lưu mới tại đây, tôi bắt đầu muốn tìm hiểu thêm về những người giàu ở Trung Quốc.
Đó là những người đang đứng đầu các đại công ty ngang tầm thế giới, dẫn dắt thành công trong lĩnh vực xuất khẩu và tạo dựng hàng triệu công ăn việc làm.
30 năm trước, Đảng Cộng sản Trung Quốc coi các doanh nhân là hạng người "lừa lọc, tham nhũng, hối lộ và trốn thuế".
Thời thế thay đổi, ông Đặng Tiểu Bình, người dẫn dắt xã hội Trung Quốc theo con đường hướng về chủ nghĩa tư bản sau cái chết của Mao Chủ tịch, đã tuyên bố một câu nổi tiếng: "Làm giàu là vinh quang".

Tư bản chủ nghĩa lành tính?

Bản thân Karl Marx có thiện cảm với giới kinh doanh. Trong tác phẩm Das Kapital ông viết rằng công nhân bị tư bản bóc lột thông qua giá trị thặng dư từ lao động.
Thế nhưng ông nói giới kinh doanh, tuy cũng là tư bản, lại đóng góp giá trị thặng dư nhất định qua các ý tưởng mới và khả năng nắm bắt cơ hội.
Marx nói các doanh nhân, chí ít là những doanh nhân giỏi, là các nhà tư bản "lành tính".
Tuy nhiên trong đất nước Trung Quốc thời hậu Chủ tịch Mao, giới doanh gia vẫn phải đóng vai trò trong hệ thống kinh tế tập trung.
Người giàu ở Trung Quốc nghĩ gì về thân phận của đại đa sốn gười dân? Họ sử dụng tài sản của mình như thế nào? Kế hoạch cho tương lai của họ ra sao?
Tất cả các tỷ phú mà tôi có dịp tiếp xúc đều xuất thân từ nghèo khó. Không phải dạng nghèo làng nhàng như ở phương Tây, mà là cái nghèo không có gì ăn và phải lao động khổ cực.
Nay kiếm được nhiều tiền, những người này có thể chia thành hai loại dựa theo thái độ của họ đối với tiền bạc và cách sống xa hoa.
Loại thứ nhất có thể gọi là 'Giới truyền thống'. Điển hình là ông Tông Khánh Hậu, chủ công ty đồ uống và đồ may mặc Wahaha, mà khi tôi gặp thì đang giữ vị trí giàu nhất Trung Quốc.
Lúc chúng tôi ngồi nhìn nhau trong văn phòng trang hoàng khá khiêm tốn của ông, ông Tông nói với tôi rằng ông kiếm tiền cho xã hội chứ không phải cho bản thân mình.
Ông cũng nhấn mạnh rằng ông không thiết sống xa hoa.
Loại thứ hai, điển hình là Đới Chí Khang, một doanh nhân trong lĩnh vực bất động sản. Tôi gọi nhóm này là 'Giới quý tộc mới'.
Họ có vẻ tiêu tiền một cách tự tin thoải mái hơn.
Không giống như giới nhà giàu mới ở Nga khoe khoang tài sản, những người này dùng tiền để mua các tác phẩm nghệ thuật, du lịch, mua nhà cửa và gửi con cái đi học ở các trường tư có tiếng tăm tại Anh hay Mỹ.

Thế hệ tiếp theo

Cả hai nhóm đều nói với tôi về vai trò của con cái họ trong việc kế thừa tài sản của ông cha.
Các doanh nhân này biết rõ rằng bản thân họ đã có được cơ hội mà các thế hệ tiếp sau không thể có, đó là việc làm ăn kinh doanh trong lúc tranh tối tranh sáng chuyển giao từ chủ nghĩa cộng sản sang chủ nghĩa tư bản, thời kỳ mở cửa, dễ dàng hơn bây giờ rất nhiều.
Khác biệt nữa giữa hai nhóm trên là thái độ của họ đối với các loại hàng xa xỉ.
Một doanh nhân trẻ cho tôi xem chiếc đồng hồ Patek Phillipe trị giá 50.000 đôla của anh ta.
Anh đã mua vài cái, vì chúng sẽ giữ giá. Thế nhưng một người thuộc nhóm truyền thống thì nói ông ta đeo chiếc đồng hồ Citizen của mình đã khá lâu rồi.
Phe truyền thống mặc complê Trung Quốc may. Còn phe quý tộc thì mặc đồ thường phục may kỹ và đắt giá.
Trong tương lai, có thể một số người trong họ sẽ rớt khỏi danh sách người giàu nhất nước. Thế nhưng họ đều cho tôi thấy các góc cạnh của một nước Trung Quốc mới để hiểu những gì đang ảnh hưởng tới cuộc sống của chúng ta trong những thập niên tới.

Nick Rosen là giám đốc công ty truyền thông Vivum Intelligent Media Ltd. Ông đang làm phim tài liệu về các doanh nhân hàng đầu Trung Quốc.
.
.
.

No comments: