Thanh Trúc, phóng viên đài RFA
2011-06-23
Sau những đợt thuyền nhân vượt biển tìm tự do, mà cao trào là vào thập niên 70 và 80, chuyện nhiều người tiếp tục bỏ trốn sang nước khác để xin tị nạn vì lý do chính trị hoặc tôn giáo vẫn xảy ra ở Việt Nam cách này cách khác.
Trong một thập niên trở lại đây, vẫn có người Thượng vùng Tây Nguyên trốn sang Campuchia mà lý do họ cho biết là nhằm bảo toàn đức tin và tránh bị đàn áp, một số mục sư Tin Lành và tu sĩ Phật Giáo vì bị kết tội xách động chống chính phủ cũng trốn sang nước ngoài. Gần đây nhất, hàng trăm tăng thân trẻ, bị tống xuất khỏi tu viện Bát Nhã ở Bảo Lộc, đã chạy ra ngoại quốc để được tiếp tục con đường tu học, rồi thì mấy chục giáo dân Cồn Dầu đào thoát sang Thái Lan xin lánh nạn...
Trong một thập niên trở lại đây, vẫn có người Thượng vùng Tây Nguyên trốn sang Campuchia mà lý do họ cho biết là nhằm bảo toàn đức tin và tránh bị đàn áp, một số mục sư Tin Lành và tu sĩ Phật Giáo vì bị kết tội xách động chống chính phủ cũng trốn sang nước ngoài. Gần đây nhất, hàng trăm tăng thân trẻ, bị tống xuất khỏi tu viện Bát Nhã ở Bảo Lộc, đã chạy ra ngoại quốc để được tiếp tục con đường tu học, rồi thì mấy chục giáo dân Cồn Dầu đào thoát sang Thái Lan xin lánh nạn...
Theo đạo Mornon bị coi là CIA
Gia đình bác sĩ Nguyễn Bùi Đình Lộc và ông Lê Duy Cấn (bên phải). Ảnh do BS Lộc gởi
Trong mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi lần này, Thanh Trúc trình bày vụ việc của một người theo một giáo phái mà đối với nhiều người Việt còn khá xa lạ là đạo Mormon tiếng Việt gọi là Mặc Môn, vì in sách Thánh phát cho tín hữu trong đạo, đã bị công an Việt Nam bắt giam hai năm không xét xử cũng không cho thăm nuôi. Người này phải tìm cách trốn ra nước ngoài.
Đó là trường hợp anh Nguyễn Bùi Đình Lộc. Một người qua bao gian khó, chờ đợi trong phận đời tỵ nạn nay cũng may mắn được quốc gia thứ ba nhận cho định cư trong một thời gian rất gần:
Lộc cũng có một tin vui trước nhất là Lộc đã được CIC tức Canadian Immigration Of Citizenship bên Ottawa đã chấp thuận cho trường hợp của Lộc rồi.
Nguyễn Bùi Đình Lộc là một bác sĩ tốt nghiệp ở trong nước. Năm 2002, anh sang Campuchia làm việc cho American Medical Center ở Phnom Penh. Tại đây, anh trở thành tín đồ Mormon, một hệ phái thờ phượng Chúa có đông người theo ở Hoa Kỳ, có cơ sở chính ở bang Utah :
Năm 2002 Lộc về Việt Nam sau khi hết công tác ở Phnom Penh. Vì nghĩ rằng những người Việt Nam ở Phnom Penh có rất nhiều người theo đạo nhưng mà sau khi trở về họ không có điều kiện đi nhà thờ vì chính phủ Việt Nam không cho Mặc Môn hoạt động, cho nên Lộc làm những bản copy từ cuốn sách Mặc Môn để người ta đọc.
Năm 2002 Lộc về Việt Nam sau khi hết công tác ở Phnom Penh. Vì nghĩ rằng những người Việt Nam ở Phnom Penh có rất nhiều người theo đạo nhưng mà sau khi trở về họ không có điều kiện đi nhà thờ vì chính phủ Việt Nam không cho Mặc Môn hoạt động, cho nên Lộc làm những bản copy từ cuốn sách Mặc Môn để người ta đọc.
Năm 2004 Nguyễn Bùi Đình Lộc bị bắt giữ với tội danh nhận tiền của CIA để in những cuốn kinh thánh tức những tài liệu hòng lôi kéo người dân vào những việc phản động. Anh đã bị giam cầm trong phòng tối suốt hai năm mà không được thăm nuôi, không được đưa ra toà xét xử:
Lúc đó Lộc nhớ họ giam Lộc ở 235-237 Nguyễn Văn Cừ, đối diện với trường học Lê Hồng Phong, ngày xưa là trường Petrus Ký. Họ nhốt Lộc suốt trong đó, trong nhà thật là tối với điều kiện thật là khắc khổ.
Ở trong đó có những khu hầm nhốt dưới đất, mỗi người một phòng, không biết là ai kế bên mình, cũng không tiếp xúc được với ai ngoài các cán bộ điều tra.
Bị cầm cố trong hoàn cảnh nghiệt ngã, sức khỏe từ từ suy giảm, bác sĩ Nguyễn Bùi Đình Lộc ngã bệnh nặng. Khi một y sĩ được cử đến khám cho anh và khuyến cáo là anh không thể sống nỗi nếu cứ bị giam giữ trong tình trạng ngặt nghèo đó:
Thì người ta mới đưa Lộc vào bệnh viện 30 Tháng Tư, có điều nằm trong đó điều trị thì họ còng Lộc dính vào giường. Thì sau khi bác sĩ ở bệnh viện nói với họ rằng nên cho Lộc tại ngoại trong thời gian theo dõi bệnh án. Thì lúc được tại ngoại thì Lộc kiếm cách làm giấy tờ đi trị bệnh rồi sau đó tìm cách trốn khỏi Việt Nam.
Sau này Lộc mới biết là trong thời gian Lộc ở tù thì bà xã ở ngoài có đi tới gặp nhiều luật sư để hỏi về vấn đề có thể can thiệp cho Lộc không. Nhưng mà tất cả các luật sư đều từ chối, nói rằng chuyện của Lộc dính dáng tới chính trị thành ra luật sư cũng không làm gì được.
Thì người ta mới đưa Lộc vào bệnh viện 30 Tháng Tư, có điều nằm trong đó điều trị thì họ còng Lộc dính vào giường. Thì sau khi bác sĩ ở bệnh viện nói với họ rằng nên cho Lộc tại ngoại trong thời gian theo dõi bệnh án. Thì lúc được tại ngoại thì Lộc kiếm cách làm giấy tờ đi trị bệnh rồi sau đó tìm cách trốn khỏi Việt Nam.
Sau này Lộc mới biết là trong thời gian Lộc ở tù thì bà xã ở ngoài có đi tới gặp nhiều luật sư để hỏi về vấn đề có thể can thiệp cho Lộc không. Nhưng mà tất cả các luật sư đều từ chối, nói rằng chuyện của Lộc dính dáng tới chính trị thành ra luật sư cũng không làm gì được.
Cuộc đào thoát ra nước ngoài
Viện lý do xin ra nước ngoài chữa bệnh, có sự bảo lãnh của người vợ với điều kiện tất cả chứng minh thư, hộ chiếu, giấy tờ tùy thân của vợ phải giao nộp cho công an, bác sĩ Nguyễn Bùi Đình Lộc lên kế hoạch trốn ra nước ngoài:
Nhờ một số bạn bè liên lạc với một số cán bộ tham nhũng ở Việt Nam, làm cho vợ Lộc một cái hộ chiếu khác. Tuy hình là hình của bà xã Lộc nhưng tên là của một người bên vợ, thành ra bà xã đi tháp tùng mà họ không biết. Cũng rất may mắn Lộc đi thoát được đến Singapore.
Nhờ một số bạn bè liên lạc với một số cán bộ tham nhũng ở Việt Nam, làm cho vợ Lộc một cái hộ chiếu khác. Tuy hình là hình của bà xã Lộc nhưng tên là của một người bên vợ, thành ra bà xã đi tháp tùng mà họ không biết. Cũng rất may mắn Lộc đi thoát được đến Singapore.
Thế nhưng tại Singapore không có văn phòng của Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc:
Lộc có lên mạng kiếm thì thấy là ở Malaysia, Thái Lan và Indonesia, Lộc nghĩ con đường ngắn nhất từ Singapore đến UNHCR (Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc) là Malaysia. Từ Singapore Lộc trốn sang Malaysia bằng đường bộ. .
Lộc có lên mạng kiếm thì thấy là ở Malaysia, Thái Lan và Indonesia, Lộc nghĩ con đường ngắn nhất từ Singapore đến UNHCR (Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc) là Malaysia. Từ Singapore Lộc trốn sang Malaysia bằng đường bộ. .
Giáng sinh năm 2006 Nguyễn Bùi Đình Lộc đặt chân tới Kuala Lumpur, thủ đô Malaysia:
Lộc liên lạc với những người trong đạo Mặc Môn ở Kuala Lumpur, gặp một người Mỹ, cũng đạo Mặc Môn, biết chuyện của Lộc lâu rồi nhưng bây giờ mới gặp mặt. Người Mỹ đó đưa Lộc lên Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc, được bà Cao Uỷ trưởng trực tiếp phỏng vấn. May mắn chỉ hai tháng hai mươi sáu ngày là Lộc được cấp qui chế tị nạn.
Lộc liên lạc với những người trong đạo Mặc Môn ở Kuala Lumpur, gặp một người Mỹ, cũng đạo Mặc Môn, biết chuyện của Lộc lâu rồi nhưng bây giờ mới gặp mặt. Người Mỹ đó đưa Lộc lên Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc, được bà Cao Uỷ trưởng trực tiếp phỏng vấn. May mắn chỉ hai tháng hai mươi sáu ngày là Lộc được cấp qui chế tị nạn.
Vợ chồng bác sĩ Nguyễn Bùi Đình Lộc và ông bà Meritt.
Từ lúc được cấp qui chế tị nạn cho đến lúc này, gia đình hai vợ chồng và hai con nhỏ, được người trong đạo Mặc Môn ở Malaysia tìm cách thu xếp cho qua Malaysia sau đó, không được hưởng bất kỳ khoản trợ cấp nào, trong lúc bản thân anh Lộc cũng không được phép đi làm:
Cuộc sống thật khó khăn vì lý do Lộc không thể nào đi làm được. Nói chung Malaysia không ký vào hiệp ước năm 1951 của Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc. Thành ra tuy là Lộc được Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc chứng nhận cho Lộc, bà xã cùng hai đứa con qua sau này được tị nạn nhưng thực chất về cái gọi là hợp pháp thì chính nhà nước Malaysia họ muốn hợp pháp thì hợp pháp, muốn không hợp pháp thì không hợp pháp.
Cuộc sống thật khó khăn vì lý do Lộc không thể nào đi làm được. Nói chung Malaysia không ký vào hiệp ước năm 1951 của Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc. Thành ra tuy là Lộc được Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc chứng nhận cho Lộc, bà xã cùng hai đứa con qua sau này được tị nạn nhưng thực chất về cái gọi là hợp pháp thì chính nhà nước Malaysia họ muốn hợp pháp thì hợp pháp, muốn không hợp pháp thì không hợp pháp.
Theo lời kể của bác sĩ Lộc, khi hai con nhỏ của anh cùng bà nội ra phi trường để đi Malaysia thì cả ba đã bị công an phi trường giữ lại để thẩm vấn. Đến năm giờ chiều cùng ngày các cháu mới được phép lên chuyến bay cuối trong ngày đi Malaysia.
Tại Malaysia, hai cháu không được phép đi học vì không có giấy tờ hợp lệ. Năm 2007, một chuyện không may xảy ra khiến bác sĩ Nguyễn Bùi Đình Lộc biết anh vẫn là đối tượng bị chú ý:
Có một lần Lộc và bà xã đi ở ngoài đường thì bị cảnh sát địa phương Malaysia bắt giữ. Cho rằng Lộc là người Việt Nam và mang quốc tịch Việt Nam họ liên lạc với đại sứ quán Việt Nam ở Kuala Lumpur. Lộc có nói là được qui chế tị nạn của Liên Hiệp Quốc thì sau đó họ có liên lạc với UNHCR ở Kuala Lumpur.
Khoảng mười lăm phút sau thì có những người của đại sứ quán Việt Nam tới. Ông cảnh sát trưởng nói với người đó rằng ông làm việc trong ngành cảnh sát Malaysia gần hai mươi năm rồi, ông bắt rất nhiều người Việt, nhưng mà sao trường hợp của anh Lộc này đại sứ quán lại đưa người xuống thật nhanh cho nên tạo cho ông một sự nghi ngờ nên ông không dám giao Lộc cho bên đại sứ quán.
Cho nên ông liên lạc với bên UNHCR và với những người mà Lộc noí là cần thiết để liên lạc. Lộc cho cái số điện thoại của hai vợ chồng trong đạo Mặc Môn, họ đến ngay đồn cảnh sát liền. Họ không muốn chờ nhân viên UNHCR xuống vì sợ không kịp cho nên họ giàn xếp với cảnh sát để thả Lộc ra.
Có một lần Lộc và bà xã đi ở ngoài đường thì bị cảnh sát địa phương Malaysia bắt giữ. Cho rằng Lộc là người Việt Nam và mang quốc tịch Việt Nam họ liên lạc với đại sứ quán Việt Nam ở Kuala Lumpur. Lộc có nói là được qui chế tị nạn của Liên Hiệp Quốc thì sau đó họ có liên lạc với UNHCR ở Kuala Lumpur.
Khoảng mười lăm phút sau thì có những người của đại sứ quán Việt Nam tới. Ông cảnh sát trưởng nói với người đó rằng ông làm việc trong ngành cảnh sát Malaysia gần hai mươi năm rồi, ông bắt rất nhiều người Việt, nhưng mà sao trường hợp của anh Lộc này đại sứ quán lại đưa người xuống thật nhanh cho nên tạo cho ông một sự nghi ngờ nên ông không dám giao Lộc cho bên đại sứ quán.
Cho nên ông liên lạc với bên UNHCR và với những người mà Lộc noí là cần thiết để liên lạc. Lộc cho cái số điện thoại của hai vợ chồng trong đạo Mặc Môn, họ đến ngay đồn cảnh sát liền. Họ không muốn chờ nhân viên UNHCR xuống vì sợ không kịp cho nên họ giàn xếp với cảnh sát để thả Lộc ra.
Những chi tiết về việc nhân viên an ninh đại sứ quán Việt Nam ở Kuala Lumpur yêu cầu giao vợ chồng anh Lộc cho họ sau này được hai vợ chồng người Mỹ đó kể lại như thế.
Lộc cũng không đi làm được, Cao Uỷ Tị Nạn có nói chỉ bảo vệ khi Lộc không phạm bất kỳ tội gì, nhưng nếu Lộc đi làm thì họ sẽ dựa trên vấn đề không có work permit (giấy phép làm việc). Bắt được thì họ sẽ trục xuất Lộc ngay. Bên Mỹ thì những người trong đạo Mặc Môn có kêu gọi quyên góp thì người ta gởi qua mỗi một tháng ba trăm đô Mỹ , vừa đủ cho gia đình Lộc thuê nhà và ăn uống một cách tằn tiện để chờ được định cư ở một nước thứ ba.
Hai người Hoa Kỳ, đã giúp đỡ gia đình anh Lộc bằng tiền túi của họ, cộng thêm với tiền do nhà thờ Mormons ở Mỹ gởi qua, là ông bà Meritt, vào khi cả hai đang làm việc thiện nguyện cho nhà thờ Mormon tại Kuala Lumpur:
Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc tại Malaysia không hỗ trợ tài chính cho gia đình bác sĩ Lộc vì không đủ ngân quĩ trong lúc có quá nhiều người tị nạn. Gia đình anh Lộc không có tiền cũng không có lợi tức, chính phủ Malaysia lại không cho phép họ đi làm. Chính vì thế chúng tôi đã giúp anh ấy bằng tiền của chúng tôi, cộng thêm tiền từ nhà thờ bên Mỹ gởi qua, để họ có cái ăn và một chỗ ở khả dĩ trong thời gian tị nạn.
Sự giúp đỡ như vậy tiếp tục trong ba năm rưỡi cho tới khi họ được một uỷ ban của người Việt ở Canada đứng ra giúp họ. Dầu sao thì số tiền cũng rất hạn chế, họ phải sống rất chật vật nhưng đó là những người can đảm trong cuộc sống và mạnh mẽ trong đức tin. Vì điều kiện vào Mỹ bây giờ quá phức tạp, mong rằng gia đình Lộc sớm đi định cư và tạo dựng một cuộc sống mới. Tôi tin rằng bác sĩ Lộc sẽ rất thành công trên xứ người.
Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc tại Malaysia không hỗ trợ tài chính cho gia đình bác sĩ Lộc vì không đủ ngân quĩ trong lúc có quá nhiều người tị nạn. Gia đình anh Lộc không có tiền cũng không có lợi tức, chính phủ Malaysia lại không cho phép họ đi làm. Chính vì thế chúng tôi đã giúp anh ấy bằng tiền của chúng tôi, cộng thêm tiền từ nhà thờ bên Mỹ gởi qua, để họ có cái ăn và một chỗ ở khả dĩ trong thời gian tị nạn.
Sự giúp đỡ như vậy tiếp tục trong ba năm rưỡi cho tới khi họ được một uỷ ban của người Việt ở Canada đứng ra giúp họ. Dầu sao thì số tiền cũng rất hạn chế, họ phải sống rất chật vật nhưng đó là những người can đảm trong cuộc sống và mạnh mẽ trong đức tin. Vì điều kiện vào Mỹ bây giờ quá phức tạp, mong rằng gia đình Lộc sớm đi định cư và tạo dựng một cuộc sống mới. Tôi tin rằng bác sĩ Lộc sẽ rất thành công trên xứ người.
Liên Hội Người Việt Canada cứu giúp
Uỷ ban người Việt mà ông Meritt đề cập tới chính là Liên Hội Người Việt Canada. Ông Lê Duy Cấn, uỷ viên ngoại vụ của Liên Hội Người Việt tạo Ottawa, Canada, đã có dịp gặp bác sĩ Lộc ở Malaysia tháng Năm vừa qua, cho biết:
Qua sự giới thiệu của tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, giám đốc điều hành của tổ chức Cứu Người Vượt Biển, chúng tôi được biết gia đình bác sĩ Nguyễn Bùi Đình Lộc sang Malaysia tìm tự do. Ngay sau đó chúng tôi làm hồ sơ cho gia đình bác sĩ Lộc qua Canada định cư. Chúng tôi được biết hồ sơ sắp hoàn tất, bác sĩ Lộc và gia đình có thể sang Canada khoảng cuối năm nay.
Hồi tưởng về chặng đường đã qua, từ lúc bị giam trong nhà tối cho đến lúc ngã bệnh nặng cho đến lúc trốn khỏi nước, bác sĩ Nguyễn Bùi Đình Lộc chia sẻ:
Quê hương là nơi chôn nhau cắt rốn là nơi sinh ra mình, dẫu sao đi nữa quê hương cũng là trên hết. Nếu có tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận thì nói chung ở quê hương vẫn tốt hơn đi ra ngoài. Bất đắc dĩ lắm mình phải ra đi thôi.
Quê hương là nơi chôn nhau cắt rốn là nơi sinh ra mình, dẫu sao đi nữa quê hương cũng là trên hết. Nếu có tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận thì nói chung ở quê hương vẫn tốt hơn đi ra ngoài. Bất đắc dĩ lắm mình phải ra đi thôi.
Được hỏi trong thời gian biệt giam ở Việt Nam anh có bị đánh đập không, bác sĩ Lộc trả lời:
Sẵn đây thì Lộc nói thiệt nếu ai đã vào nhà tù của cộng sản thì thôi rồì, chẳng khác nào một cái địa ngục. Đánh đập thì đủ kiểu, đánh đập là cả một nghệ thuật chứ không đơn giản đâu. Thậm chí họ còn quấy nhiểu tinh thần của mình nữa. Đôi lúc công an điều tra còn nói với Lộc câu khủng bố tinh thần như “anh không chịu khai báo không chịu hợp tác với chúng tôi mà anh có biết rằng vợ anh ở ngoài đi với người này người nọ. Họ đánh vào cái thần kinh của mình, họ khiến mình phải chấp nhận đầu hàng.
Sẵn đây thì Lộc nói thiệt nếu ai đã vào nhà tù của cộng sản thì thôi rồì, chẳng khác nào một cái địa ngục. Đánh đập thì đủ kiểu, đánh đập là cả một nghệ thuật chứ không đơn giản đâu. Thậm chí họ còn quấy nhiểu tinh thần của mình nữa. Đôi lúc công an điều tra còn nói với Lộc câu khủng bố tinh thần như “anh không chịu khai báo không chịu hợp tác với chúng tôi mà anh có biết rằng vợ anh ở ngoài đi với người này người nọ. Họ đánh vào cái thần kinh của mình, họ khiến mình phải chấp nhận đầu hàng.
Quí vị vừa nghe câu chuyện về hành trình vượt thoát của một người theo đạo Mormon ở Việt Nam, chỉ vì in sách thánh cho tín hữu đọc mà đã bị tù đày không được xét xử, sau cùng phải tìm cách trốn đi khỏi nước.
Tưởng cần biết đạo Mormon đến Việt Nam theo bước chân của một số quân nhân hoặc nhân viên trong quân đội Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam từ năm 1963. Từ 1963 đến 1972, Saigon có chừng một trăm nghìn tín hữu Mormon. Con số này tăng thành một trăm năm chục nghìn tính đến 1975.
Sau tháng Tư 1975, vì bị cho là có nguồn gốc từ quân đội Mỹ, đạo Mormon không được phép hoạt động tại Việt Nam, nhiều cơ sở thờ phượng bị trưng thu vào việc công.
Hiện không ai có thể nói chính xác con số tín hữu Mormon ở Việt Nam tính đến lúc này, chỉ biết khi một người Việt Nam muốn theo đạo thì phải sang Campuchia để chịu lễ báp têm bởi các nhà truyền giáo Mỹ thông thạo tiếng Việt.
Sau tháng Tư 1975, vì bị cho là có nguồn gốc từ quân đội Mỹ, đạo Mormon không được phép hoạt động tại Việt Nam, nhiều cơ sở thờ phượng bị trưng thu vào việc công.
Hiện không ai có thể nói chính xác con số tín hữu Mormon ở Việt Nam tính đến lúc này, chỉ biết khi một người Việt Nam muốn theo đạo thì phải sang Campuchia để chịu lễ báp têm bởi các nhà truyền giáo Mỹ thông thạo tiếng Việt.
Thực tế thì trong thời gian qua, nhà truyền giáo Lavere Merritt cho biết tiếp, giáo hội Mormon ở Hoa Kỳ đã ký với nhà nước Việt Nam một thỏa thuận:
Giáo hội ở Mỹ đã được sự đồng ý từ phía chính phủ Việt Nam cho hai giáo đoàn từ Việt Nam và Mỹ được gặp nhau, thế nhưng tôi nghĩ chính phủ Việt Nam không chấp thuận cho đạo Mormon được chính thức sinh hoạt trong nước.
Giáo hội ở Mỹ đã được sự đồng ý từ phía chính phủ Việt Nam cho hai giáo đoàn từ Việt Nam và Mỹ được gặp nhau, thế nhưng tôi nghĩ chính phủ Việt Nam không chấp thuận cho đạo Mormon được chính thức sinh hoạt trong nước.
Khá nhiều người Mỹ gốc Việt ở Hoa kỳ theo đạo Mormon. Hầu hết các nhà truyền giáo Mormon cho người Việt ở đây là sinh viên bản xứ với khả năng đàm thoại, chia sẻ và trao đổi kinh thánh bằng ngôn ngữ Việt.
Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi tạm ngưng ở đây. Thanh Trúc kính chào và xin hẹn lại quí thính giả tối thứ Năm tuần tới.
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
.
.
.
No comments:
Post a Comment