Gia Minh -RFA
2011-06-21
Báo chí thường được mệnh danh là ‘đệ tứ quyền’ trong xã hội, chỉ đứng sau ba ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp trong thể chế các quốc gia hiện nay. Người cầm bút phải thể hiện tư cách ấy ra sao?
Không nói đúng thực tế
Vai trò của báo chí được đánh giá cao như thế bởi sức mạnh nhãn tiền của truyền thông trong việc hướng dẫn dư luận. Từ đó người cầm bút cũng tự ràng buộc bởi yêu cầu cần có tư cách, đạo đức để có thể đưa ra sự thật cho đối tượng đọc hay nghe thông tin được truyền tải đi. Thực tế tại Việt Nam cho thấy yêu cầu đó vẫn chưa được tôn trọng. Vấn đề đang đuợc dư luận người Việt cả trong và ngòai nước quan tâm hiện nay là tình hình Trung Quốc gia tăng các họat động càn quấy tại khu vực Biển Đông. Những hành động vi phạm các công ước quốc tế về luật biển như cắt cáp các tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 02 và Viking II của Petro Vietnam được các cơ quan truyền thông chính thống trong nước loan tải. Rồi những vụ tàu của ngư dân Việt Nam đi đánh bắt hải sản trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam bị tàu lạ, mà nay truyền thông chính thức của Việt Nam nói rõ là tàu Trung Quốc, chặn bắt, phá họai, đòi tiền chuộc, hay cướp hết tài sản, sản phẩm đánh bắt được và đuổi về tay trắng…
Chính những thông tin từ các cơ quan truyền thông của Nhà Nước, mà con số thống kê lên chừng 700, đó khiến cho nhiều nguời hết sức bất mãn, phẩn nộ đối với hành động ngang ngược từ phía Trung Quốc. Để bày tỏ thái độ, vào hai ngày 5 và 12 tháng 6 vừa qua, nhiều người thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau đã tập trung biểu tình, tuần hành phản đối trước Đại sứ quán và Lãnh sự quán Trung Quốc tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Thông tin đó không được xuất hiện trên tất cả các cơ quan truyền thông của Nhà Nuớc, mà ngay chiều tối ngày 5 tháng 6, Thông tấn xã Việt Nam ra bản tin gọi đó là cuộc tụ tập có trật tự của một số người dân bức xúc đối với thái độ của Trung Quốc mà thôi. Đó là một điển hình gần nhất về việc các cơ quan truyền thông thống của Nhà Nước đưa tin trái với thực tế diễn ra.
Chính những thông tin từ các cơ quan truyền thông của Nhà Nước, mà con số thống kê lên chừng 700, đó khiến cho nhiều nguời hết sức bất mãn, phẩn nộ đối với hành động ngang ngược từ phía Trung Quốc. Để bày tỏ thái độ, vào hai ngày 5 và 12 tháng 6 vừa qua, nhiều người thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau đã tập trung biểu tình, tuần hành phản đối trước Đại sứ quán và Lãnh sự quán Trung Quốc tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Thông tin đó không được xuất hiện trên tất cả các cơ quan truyền thông của Nhà Nuớc, mà ngay chiều tối ngày 5 tháng 6, Thông tấn xã Việt Nam ra bản tin gọi đó là cuộc tụ tập có trật tự của một số người dân bức xúc đối với thái độ của Trung Quốc mà thôi. Đó là một điển hình gần nhất về việc các cơ quan truyền thông thống của Nhà Nước đưa tin trái với thực tế diễn ra.
Tham gia ‘lề trái’ để nói theo ‘lề phải’’
Cách truyền thông trong nước đưa tin như vừa nói được chính ông Bộ trưởng Thông tin- Truyền Thông, Lê Dõan Hợp mệnh danh là đưa tin theo lề bên phải. Ông này cho rằng việc đưa tin cũng phải theo luật như luật đi đường là đi theo lề phải. Từ đó nhiều người gọi 700 tờ báo và các cơ quan truyền thông dưới sự quản lý của Bộ Thông tin- Truyền thông Việt Nam là báo chí ‘lề phải’. Và cuộc cách mạng công nghệ thông tin với sự bùng nổ của Internet giúp xuất hiện những công cụ thông tin liên lạc khác trên mạng như Facebook, Twitter, điện thọai di động, nhật ký mạng (blog)…. Nhiều người, nhất là giới trẻ, đã tận dụng những công cụ này để thông tin nhanh chóng những sự việc mà họ chứng kiến, cũng như đưa ra những bình luận về các sự kiện đó…
Song song với những thông tin được các nhà báo làm việc cho các cơ quan truyền thông ‘lề phải’ đưa ra; nay người đọc còn tìm kiếm được những thông tin trên các trang Facebook, blog, hay được chuyển cho những tin tức qua Twitter, điện thọai di động… Bởi luồng thông tin này có những tin tức đôi lúc khác hẳn với các tin đuợc các cơ quan truyền thông ‘lề phải’ loan đi, nên chúng được gọi tên là thông tin ‘lề trái. Chính những người làm báo trong ‘lề phải’, hiện nay cũng tham gia với ‘lề trái’ để đưa ra những tin hay những quan điểm riêng mà họ không được trình bày trên tờ báo chính thức của họ làm. Tuy vậy, gần đây, có việc chính một nhà báo được nhận diện của ‘lề phải’ đôi lần dùng phương tiện ‘lề trái’ để đưa tin theo kiểu lề phải.Đó là trường hợp liên quan hai bài viết trên trang blog của người lấy nick Beo. Bài viết gần nhất của blogger Beo nói về hai bức ảnh của hai thanh niên bị bắt trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc hồi ngày 12 tháng 6 vừa qua ở thành phố Hồ Chí Minh. Trước đó là bài về phiên xử tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ ở Hà Nội. Thông tin mà blooger Beo đưa ra có thể nói hòan tòan ngược với những gì mà phía ‘lề trái’ đưa ra. Như hai bức ảnh chụp người bị bắt trong cuộc biểu tình ngày 12 tháng 6, thì một bức blogger Beo giải thích đó là một người móc túi ăn cắp điện thọai, còn tấm ảnh người bị bắt khác được blogger Beo chứng minh là không có đòan biểu tình nào đi vào hướng đó.
Song song với những thông tin được các nhà báo làm việc cho các cơ quan truyền thông ‘lề phải’ đưa ra; nay người đọc còn tìm kiếm được những thông tin trên các trang Facebook, blog, hay được chuyển cho những tin tức qua Twitter, điện thọai di động… Bởi luồng thông tin này có những tin tức đôi lúc khác hẳn với các tin đuợc các cơ quan truyền thông ‘lề phải’ loan đi, nên chúng được gọi tên là thông tin ‘lề trái. Chính những người làm báo trong ‘lề phải’, hiện nay cũng tham gia với ‘lề trái’ để đưa ra những tin hay những quan điểm riêng mà họ không được trình bày trên tờ báo chính thức của họ làm. Tuy vậy, gần đây, có việc chính một nhà báo được nhận diện của ‘lề phải’ đôi lần dùng phương tiện ‘lề trái’ để đưa tin theo kiểu lề phải.Đó là trường hợp liên quan hai bài viết trên trang blog của người lấy nick Beo. Bài viết gần nhất của blogger Beo nói về hai bức ảnh của hai thanh niên bị bắt trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc hồi ngày 12 tháng 6 vừa qua ở thành phố Hồ Chí Minh. Trước đó là bài về phiên xử tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ ở Hà Nội. Thông tin mà blooger Beo đưa ra có thể nói hòan tòan ngược với những gì mà phía ‘lề trái’ đưa ra. Như hai bức ảnh chụp người bị bắt trong cuộc biểu tình ngày 12 tháng 6, thì một bức blogger Beo giải thích đó là một người móc túi ăn cắp điện thọai, còn tấm ảnh người bị bắt khác được blogger Beo chứng minh là không có đòan biểu tình nào đi vào hướng đó.
Phản ứng và hệ quả
Với phương tiện thông tin hiện nay thì sự phản hồi cũng hết sức nhanh chóng. Bản thân người bị bắt trong tấm ảnh ngay trên đường sau Nhà thờ Đức Bà là anh Phan Nguyên, nói về thông tin trái chiều đối với bức ảnh chụp mà trrong đó anh là một nhân vật chính:
“Em khẳng định tấm ảnh đó là một ‘sự thật’. Còn chuyện Blogger Beo, Hồ Thu Hồng, nói vậy với mục đích gì hay vì động cơ nào, em cũng không biết …Không cần cải chính gì về chuyện đó- một chuyện ‘đương nhiên’ mà có nhiều người lên tiếng về chuyện đó. Họ là những người có tiếng nói chính danh, đường hoàng chứ không phải người không có tiếng nói. Ví dụ như những nhà báo của các tờ báo lớn Việt Nam như Thanh Niên, Tuổi Trẻ, họ có tham dự. Và trên blog cá nhân, Facebook họ khẳng định chuyện đó mà…”
Một vị từng tham gia cuộc biểu tình chống Trung Quốc hôm ngày 5 tháng 6 ở thành phố Hồ Chí Minh, ông Lê Hiếu Đằng, nguyên phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc thành phố Hồ Chí Minh, vào ngày 12 tháng 6 vừa qua có thư ngỏ gửi cho ông Đinh Thế Huynh, trưởng ban Tư Tưởng Văn Hóa, và nguyên là tổng biên tập Báo Nhân Dân về bản tin của Thông tấn xã Việt Nam hôm ngày 5 tháng 6 về những cuộc biểu tình chống Trung Quốc của người dân:
“TTXVN thông tin rằng chỉ có những cuộc “tụ tập” của “một số ít người” trong sáng ngày 05-6 ở Hà Nội và Sài Gòn – TP.HCM, vậy thì tôi xin mời ông, các vị lãnh đạo Ban Tuyên Giáo Trung ương, Bộ Thông tin – Truyền thông, TTXVN hãy xem các hình ảnh chụp được, các đoạn video clip trên các trang mạng (chắc hẳn các ông đều có phương tiện và khả năng sử dụng được) và nhất là vào hỏi nhân dân đang cư ngụ ở chung quanh tòa lãnh sự Trung Quốc, trước nhà thờ Đức Bà, Dinh Thống Nhất (Dinh Độc Lập cũ) và các đường Đồng Khởi, Lê Lợi, chợ Bến Thành, v.v. xem đó chỉ là cuộc tụ tập của một số ít người hay biểu tình tuần hành của đông đảo quần chúng? Hoặc có thể hỏi lực lượng công an, cảnh sát chìm nổi phải mướt mồ hôi mà vẫn không cản được làn sóng người như nước vỡ bờ sáng hôm ấy. Cái tai hại nhất là việc thông tin sai sự thật trắng trợn của TTXVN, biến các cuộc biểu tình tuần hành thật sự trở thành chỉ là những cuộc tụ tập đông người, đã làm cho nhân dân trong nước, nhất là ở hai thành phố Hà Nội và Sài Gòn – TP.HCM cũng như dư luận nước ngoài càng tin rằng những thông tin chính thức từ TTXVN, cơ quan thông tin chính thức của Nhà nước, đều là nói láo, đổi trắng thay đen.’
Hôm 18/6 tuần qua, Báo Công An Nhân dân online tổ chức buổi giao lưu trực tuyến với độc giả với vị khách mời là ông phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn thế Kỷ. Trả lời câu hỏi của đại tá Phạm Văn Miên, phó tổng biên tập báo Công an Nhân dân về việc có thể kỷ luật TTXVN vì đưa tin không đúng sự thật khi người dân biểu tình mà lại gọi là tụ tập đông người, thì ông Nguyễn Thế Kỷ nói kỷ luật là vi phạm luật báo chí VN.
“Em khẳng định tấm ảnh đó là một ‘sự thật’. Còn chuyện Blogger Beo, Hồ Thu Hồng, nói vậy với mục đích gì hay vì động cơ nào, em cũng không biết …Không cần cải chính gì về chuyện đó- một chuyện ‘đương nhiên’ mà có nhiều người lên tiếng về chuyện đó. Họ là những người có tiếng nói chính danh, đường hoàng chứ không phải người không có tiếng nói. Ví dụ như những nhà báo của các tờ báo lớn Việt Nam như Thanh Niên, Tuổi Trẻ, họ có tham dự. Và trên blog cá nhân, Facebook họ khẳng định chuyện đó mà…”
Một vị từng tham gia cuộc biểu tình chống Trung Quốc hôm ngày 5 tháng 6 ở thành phố Hồ Chí Minh, ông Lê Hiếu Đằng, nguyên phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc thành phố Hồ Chí Minh, vào ngày 12 tháng 6 vừa qua có thư ngỏ gửi cho ông Đinh Thế Huynh, trưởng ban Tư Tưởng Văn Hóa, và nguyên là tổng biên tập Báo Nhân Dân về bản tin của Thông tấn xã Việt Nam hôm ngày 5 tháng 6 về những cuộc biểu tình chống Trung Quốc của người dân:
“TTXVN thông tin rằng chỉ có những cuộc “tụ tập” của “một số ít người” trong sáng ngày 05-6 ở Hà Nội và Sài Gòn – TP.HCM, vậy thì tôi xin mời ông, các vị lãnh đạo Ban Tuyên Giáo Trung ương, Bộ Thông tin – Truyền thông, TTXVN hãy xem các hình ảnh chụp được, các đoạn video clip trên các trang mạng (chắc hẳn các ông đều có phương tiện và khả năng sử dụng được) và nhất là vào hỏi nhân dân đang cư ngụ ở chung quanh tòa lãnh sự Trung Quốc, trước nhà thờ Đức Bà, Dinh Thống Nhất (Dinh Độc Lập cũ) và các đường Đồng Khởi, Lê Lợi, chợ Bến Thành, v.v. xem đó chỉ là cuộc tụ tập của một số ít người hay biểu tình tuần hành của đông đảo quần chúng? Hoặc có thể hỏi lực lượng công an, cảnh sát chìm nổi phải mướt mồ hôi mà vẫn không cản được làn sóng người như nước vỡ bờ sáng hôm ấy. Cái tai hại nhất là việc thông tin sai sự thật trắng trợn của TTXVN, biến các cuộc biểu tình tuần hành thật sự trở thành chỉ là những cuộc tụ tập đông người, đã làm cho nhân dân trong nước, nhất là ở hai thành phố Hà Nội và Sài Gòn – TP.HCM cũng như dư luận nước ngoài càng tin rằng những thông tin chính thức từ TTXVN, cơ quan thông tin chính thức của Nhà nước, đều là nói láo, đổi trắng thay đen.’
Hôm 18/6 tuần qua, Báo Công An Nhân dân online tổ chức buổi giao lưu trực tuyến với độc giả với vị khách mời là ông phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn thế Kỷ. Trả lời câu hỏi của đại tá Phạm Văn Miên, phó tổng biên tập báo Công an Nhân dân về việc có thể kỷ luật TTXVN vì đưa tin không đúng sự thật khi người dân biểu tình mà lại gọi là tụ tập đông người, thì ông Nguyễn Thế Kỷ nói kỷ luật là vi phạm luật báo chí VN.
Một bạn thanh niên đã tốt nghiệp đại học và quan tâm đến tình hình đất nước bày tỏ ý kiến về cách đưa tin của các cơ quan truyền thông ‘lề phải’ tại Việt Nam như sau:
“Đồng loạt và đồng nhất tất cả các tờ báo ghi chung, y chang cùng một nội dung. Chúng ta tự đặt ra câu hỏi cho mỗi cá nhân mình và phán xét về chuyện đó.”
Thông tin là một trong những nhu cầu vô cùng thiết yếu cho đời sống tinh thần của con người. Nhưng thông tin cần phải trung thực, nếu bị nhồi nhét với những thông tin sai lệch thì đó là sự ‘ngộ độc’ nguy hiểm. Những nhà báo làm công tác cung cấp thông tin biết rõ điều đó; tuy nhiên ở thời nào cũng có những ngươi mang danh nhà báo để trục lợi vì một mục đích nào đó. Nhưng rồi họ sẽ là những ‘cung bậc lổi điệu’ trước những tiếng nói sự thật từ lương tâm của giới nhà báo chân chính và những nhà báo công dân ngày càng đông thêm như hiện nay.
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved
.
.
.
No comments:
Post a Comment