Sunday, April 17, 2011

VỢ CỦA BILL GATES SỐNG THẾ NÀO ?



17/04/2011

Cái thời “bọn tư bản” được hình dung như những con ngoáo ộp hút máu mủ người không ghê miệng, bòn rút xương tủy người không ghê răng hình như đang đi vào quá vãng. Các cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại như vũ bão, sự đa dạng hóa hình thức sở hữu, và nền kinh tế tri thức cuối thế kỷ XX ít nhiều đã giúp nhân loại đẩy lùi được nỗi ám ảnh bởi hình ảnh ghê sợ đó của thế kỷ XIX – cái thời ấy Marx và Engels là những chứng nhân trực tiếp, cất lên lời kết án đanh thép của lịch sử. Nhưng bây giờ, chúng ta lại đang chứng kiến một “con ngoáo ộp” đầu đỏ dần dần hiện hình ở một xứ sở khác, xứ sở được mệnh danh là “thiên đường trần gian” còn kinh khủng hơn con ngoáo ộp thế kỷ XIX ở phương Tây rất nhiều.
Có phải là tội lỗi không khi nói rằng chính hai con người tràn trề lòng yêu thương nhân loại là ông Marx và ông Engels cũng lại là hai siêu lý thuyết gia đã sáng chế ra những công cụ đầy mê hoặc thúc đây nhân loại vào cơn cuồng vọng gần suốt thế kỷ XX mà kết quả là sản sinh ra “con ngoáo ộp” mới đáng sợ ngày nay? Không đâu, Marx và Engels không có lỗi gì cả, nhưng vấn đề là khủng long trên trái đất này bao giờ cũng có. Chúng chỉ biến tướng và chờ cơ hội nhảy lên nhai nuốt chúng sinh vốn đầy ảo tưởng và đời này đời khác luôn trả giá cho những ảo tưởng đó. Trong khi phương Tây từ lâu đã phát minh ra những chiếc xích sắt dân chủ, tự do, nhân quyền, bác ái và nhiều thứ công cụ hữu hiệu để cùm chân con quái thế hệ cũ, thì bọn quái thế hệ mới – cũng giống như loại vi trùng lao thế hệ mới – lại rất tinh khôn, biết tìm cách thích nghi với những công cụ đáng sợ ấy của nhân loại để biến thành những thứ đồ chơi vô hại cho chúng ở phương Đông.
Bao giờ thì chúng ta có được những cặp vợ chồng như vợ chồng Bill Gates? Bao giờ thì Đông Tây gặp nhau? Hình như còn xa lắm.
Bauxite Việt Nam
--------------------------------------


Làm từ thiện không chỉ đơn giản là ký séc chi tiền
Là vợ của người đàn ông giàu nhất hành tinh nhưng Melinda không mấy quan tâm đến những cửa hàng thời trang sang trọng, những loại mỹ phẩm đắt tiền hay những tác phẩm nghệ thuật danh giá. Thay vào đó, suốt ngày bà chúi mũi vào những chuyện đại loại như… chu trình sống của con muỗi. Một người phụ nữ hơi bất thường chăng?

Ngay sau khi cưới nhau, vợ chồng Bill Gates bắt đầu làm từ thiện nhưng làm một cách dè dặt, trong đó có lần tặng máy vi tính xách tay cho các ngôi làng ở khu vực cận Sahara (Phi châu).
Nhưng rồi hai người nhận ra người dân lục địa đen cần thức ăn để no bụng và thuốc men để chống lại cái chết hơn là phần mềm Windows xa xỉ. Thế là họ tậu bao nhiêu là sách về các bệnh lây lan vì ký sinh trùng, về hệ miễn dịch, về cách phòng bệnh…

“Bạn không thể nói về chuyện tài trợ cho thuốc chống sốt rét nếu như bạn không hiểu rõ chu trình sống của con muỗi. Làm từ thiện không chỉ đơn giản là ký séc chi tiền”, Melinda nói.
“Tại sao lại phải nhọc công đến thế?”

Melinda có thể tận hưởng một cuộc sống trong nhung lụa, dành thời gian chăm sóc con cái.

“Khi cưới nhau, tôi và Bill định khi về già sẽ chia sẻ tiền bạc với người khác… Lần đầu tiên chúng tôi đến châu Phi là nhân một chuyến đi săn năm 1993.
Chúng tôi không thể nào tận hưởng thiên nhiên hoang dã vì cảnh tượng mọi người đi chân đất, phụ nữ phải vừa bế con vừa xách nước đi hàng cây số và bởi lời mời từ một bộ lạc về việc dự buổi lễ cắt âm vật phụ nữ.
Sau đó về nhà, chúng tôi tìm đọc Báo cáo về phát triển thế giới năm 1993 và không khỏi giật mình. Trẻ con đang chết hàng loạt chỉ vì căn bệnh tiêu chảy và những loại bệnh cơ bản mà trẻ con ở nước chúng tôi đã được tiêm vắc-xin.
Chúng tôi tự thấy mình phải có trách nhiệm tìm hiểu sự thật và càng tìm hiểu, chúng tôi càng thấy không thể chờ vì bệnh tật không đợi chúng tôi. Tôi đi vòng quanh thế giới để xem điều gì đang xảy ra.
Nỗi sợ hãi khi quay về quá khủng khiếp đến độ tôi không dám hy vọng. Nhưng rồi bạn thấy đó, kinh tế đang thay da đổi thịt ở các nước phát triển và tự nó cải thiện mọi chuyện. Điều đó đã vực Bill và tôi dậy”.

“Chúng ta có xem rẻ mạng sống của người Phi châu hơn mạng sống của chúng ta không? Bill và tôi cho rằng không có sinh linh nào mang giá trị hơn hay kém so với sinh linh khác. Chính sự công bằng này là lý do để quỹ từ thiện của chúng tôi hoạt động”.

Quỹ từ thiện Bill & Melinda Gates (BMGF) bắt đầu hoạt động với quy mô nhỏ vào năm 1997 rồi chính thức khai trương vào năm 2000. Vợ chồng Gates đã cam kết sẽ trao tặng hết 95% tài sản khổng lồ của mình (hiện ước tính khoảng 46 tỉ USD). Vắc-xin và tạo hệ miễn dịch cho trẻ em là mục tiêu chính của quỹ.

Đến nay BMGF đã chi tổng cộng 28,8 tỉ USD. Hồi đầu năm, BMGF đã tặng cho Liên minh Vắc-xin và miễn dịch toàn cầu (Gavi) 750 triệu USD – một trong những món quà cá nhân lớn nhất lịch sử.
Những lần tài trợ trước đó của vợ chồng Bill Gates đã giúp tiêm phòng viêm gan siêu vi B cho 43 triệu trẻ em, giúp giảm 39% tỷ lệ trẻ em bị sởi…
Ngoài ra, BMGF còn chi mạnh cho các dự án khoa học nghiên cứu vắc-xin và thuốc men, trong đó phải kể đến chương trình trị giá 35 triệu USD để thử nghiệm vắc-xin chống sốt rét ở Zambia.

Hẳn nhiều người sẽ ngạc nhiên vì ông bà Gates không dành phần lớn tài sản của mình để lại cho con cái. Hiện họ đang có 3 đứa con nhỏ nhưng Melinda không tỏ ra lo lắng:
“Bất cứ lúc nào gia đình tôi nói tới chuyện tài sản, chúng tôi đều nói đến trách nhiệm phải trao tặng nó cho thế giới. Các con của chúng tôi đã có tài khoản riêng của chúng.
Không phải lúc nào chúng muốn mua gì cũng được nấy mà phải đợi đến những dịp như sinh nhật mới được tặng hay đợi cho đến khi chúng tự để dành đủ tiền”.

Hiệp hội Bill & Melinda Gates đã chi bao nhiêu cho ai?
Tính đến đầu năm 2005, tỷ phú này đã cam kết số tiền 28 tỷ USD cho nhiều dự án cứu tế, từ thiện, y tế và giáo dục. Tức ông đã đem cho không đến 38% tổng tài sản của mình.

9,3 tỷ USD là tổng số tiền mà tỷ phú giàu nhất thế giới Bill Gates đã chi cho các công cuộc từ thiện cứu tế và giáo dục thông qua hiệp hội mang họ tên mình thành lập vào năm 2000.
Chúng được chia ra như sau:
- Sức khỏe: 5,4 tỷ USD (gồm chi An lược sức khoẻ toàn cầu, 2,3 tỷ USD; nghiên cứu trị HIV/AIDS, bệnh lao và y tế sinh sản, 1,5 tỷ USD; các bệnh lây lan khác, 1,1 tỷ USD; nghiên cứu phát triển công nghệ y tế toàn cầu, 0,4 tỷ USD; nghiên cứu y tế, chiến dịch y tế toàn cầu…, 0,1 tỷ USD)
- Giáo dục: 2,4 tỷ USD
- Chương trình xây dựng thư viện toàn cầu: 0,3 tỷ USD
- Những dự án đặc biệt khác: 0,6 tỷ USD
- Các chương trình từ thiện ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương: 0,6 tỷ USD.

.
.
.


No comments: