Saturday, April 2, 2011

VIỆT NAM ĐÀN ÁP NHỮNG NHỚM KY TÔ HỮU ĐỘC LẬP (The New York Times)

Seth Mydans/The New York Times

Lê Quốc Tuấn chuyển ngữ
Sat, 04/02/2011 - 02:15

Tin từ BANGKOK - Theo một báo cáo do tổ chức Human Right Watch vừa công bố hôm thứ năm, Việt Nam đã gia tăng đàn áp lên các nhóm Kitô hữu người thiểu số ở vùng Cao nguyên của đất nước, đóng cửa các nhà thờ (không chính thức) nhỏ, thuyết phục công chúng từ bỏ đức tin và bắt giữ các tín đồ.

Trong nửa thế kỷ qua, những bộ tộc thiểu số trên vùng cao, được gọi là người Thượng, theo truyền thống duy linh nhưng đã chuyển đổi sang Thiên chúa giáo với số lượng lớn. Khác với đa số người Việt dưói đồng bằng về văn hóa và sắc tộc, các tín hữu trong cộng đồng này bí mật thờ phượng ở những nơi không chính thức được gọi là nhà thờ tại gia, vốn là bất hợp pháp theo pháp luật Việt Nam.
"Những người Thượng này phải đối mặt với cuộc đàn áp khắc nghiệt tại Việt Nam, đặc biệt là những người thờ phượng trong các trong giáo hội độc lập, vì chính quyền không cho phép các tôn giáo hoạt động ngoài tầm nhìn hoặc kiểm soát của họ", ông Phil Robertson, phó giám đốc châu Á của nhóm theo dõi nhân quyền, có trụ sở tại New York cho biết. "Chính phủ Việt Nam đã liên tục xiết chặt kềm kẹp vào các nhóm tôn giáo độc lập của người Thượng, tuyên bố rằng họ sử dụng tôn giáo để kích động bất ổn".

Những xung khắc này có quan hệ nhiều hơn là tôn giáo khi dân số và kinh tế Việt Nam tăng trưởng, những người Việt Nam ở đồng bằng định cư đang xâm phạm đất nông nghiệp của các sắc tộc miền núi, chủ yếu với các trang trại nông nghiệp.
Cũng có một khía cạnh chính trị, liên quan đến lo ngại của chính phủ về các mối liên kết giữa một số người Thượng với các nhóm truyền giáo tại Hoa Kỳ. Nhiều người Thượng từng chiến đấu bên cạnh quân đội Mỹ và Nam Việt Nam trong thời chiến tranh Việt Nam và một số tiếp tục kháng cự sau chiến thắng của cộng sản vào năm 1975.
Phần lớn người Thượng Kitô hữu hiện nay là phi chính trị nhưng chính phủ đặc biệt quan tâm đến một chi nhánh gọi tên là nhóm Kitô Dega, có liên kết với một phong trào tranh đấu các quyền về đất đai.

Trong năm 2004, Hoa Kỳ đã xem Việt Nam như một "quốc gia quan tâm đặc biệt" đối với tự do tôn giáo nhưng đã tháo gỡ khỏi danh sách này hai năm sau đó, nói rằng họ đã thoả mãn với các động thái của chính phủ trong việc nới lỏng các hạn chế.
Hầu hết các Phật tử, tín đồ Hồi giáo và Cơ đốc giáo được thờ phượng tự do tại Việt Nam. Các chùa chiền Phật giáo đông đúc trong các dịp lễ hội và các nhà thờ đôi khi quá tải với các tín đồ vào ngày chủ nhật, lễ Phục sinh và Giáng sinh. Theo thống kê dân số của chính phủ, 9,3 phần trăm theo Phật giáo và 6.7 phần trăm dân số theo đạo Công giáo La Mã, một dân số Công giáo lớn nhất ở Đông Nam Á sau Phi Luật Tân.
Nhưng theo pháp luật Việt Nam, các tổ chức tôn giáo phải đăng ký với chính phủ và hoạt động theo hướng dẫn được phê duyệt. Khi chính phủ chính thức phê chuẩn một số hội thánh Tin Lành Phúc Âm vào một thập niên trước đây, hầu như không một nhà nguyện nào trong số 400 nhà thờ ở Tây Nguyên được liệt kê trong đó.

Các nhóm tôn giáo độc lập không đăng ký thường phải chịu áp lực khắc nghiệt của chính phủ. Họ bao gồm các nhóm không được chấp thuận hoặc các giáo đoàn độc lập của Mennonites, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Phật giáo Khmer Nguyên Thủy và Giáo hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam cũng như những người Thượng Ki tô giáo.

Công an và các quan chức địa phương đã giải tán những cuộc tụ họp tôn giáo của họ, tịch thu tài liệu kinh sách tôn giáo và triệu tập các nhà lãnh đạo tôn giáo đến đồn công an thẩm vấn. Trong một số trường hợp công an còn phá hủy các nhà nguyện tại gia của các nhóm trái phép, bắt giữ hoặc bỏ tù các thành viên của họ về tội vi phạm an ninh quốc gia.

"Chính phủ Mỹ nên nhận thức được điều này và rõ ràng nên chỉ định Việt Nam là một quốc gia quan tâm đặc biệt vì sự vi phạm tự do tôn giáo", ông Robertson nói. "Tôi nghĩ rằng những sự thật này đòi hỏi đến điều đó. Tình hình của người Thượng là một trong những vi phạm quá lớn về tự do tôn giáo tại Việt Nam".

Đa phần vùng Tây Nguyên giới hạn không cho các nhà báo và các nhóm nhân quyền độc lập lui tới. Bản báo cáo cho biết nhiều thông tin của mình có được là có nguồn từ các phương tiện thông tin chính thức cũng như từ những người tị nạn đã chạy trốn qua những rặng núi đến nước láng giềng Campuchia và từ các nhóm tranh đấu cho người Thượng ở nước ngoài.
Giới truyền thông Việt Nam đang khá cương quyết về áp lực đối với người Thượng, ông Robertson nói.
Báo cáo của Human Rights Watch đã trích dẫn một bản tin từ báo Gia Lai, một tờ báo của nhà nước tại tỉnh Gia Lai, cho biết: "Sau khi cố gắng tổ chức các cuộc biểu tình bạo lực tại các địa điểm khác nhau ở vùng cao nguyên và tiếp tục đối mặt với thất bại, một số nhà lãnh đạo bất lực chạy trốn vào rừng. Tuy nhiên, rừng thiêng nước độc đã không thể bảo vệ chúng".
Bài báo trích dẫn tin từ Đài Tiếng nói Việt Nam cho biết: "Khi cái gọi là tôn giáo trở thành công cụ trong tay của những kẻ xấu, nó nên được coi là xấu xa, bất hợp pháp và cần phải được loại bỏ".
.
.
.

No comments: