Nguyễn Văn Hiệp
Đăng ngày 01/04/2011 lúc 12:21:32 EDT
Đăng ngày 01/04/2011 lúc 12:21:32 EDT
Viết về anh Hồi là điều tôi muốn làm, ngay từ ngày anh bị bắt, nhưng cứ ngần ngại. Sự ngần ngại cũng đã từng có những lý do có vẻ chính đáng, nhưng rồi tôi đã thực sự thấy rằng mình vừa sai vừa ấu trĩ khi sự ngần ngại lại vin vào những lý do tưởng chừng chính đáng ấy. Trước hết là sự liên lụy có thể xảy đến cho anh, thí dụ như anh có thể bị cáo buộc là có quan hệ với một "phần tử phản động ở nước ngoài" chẳng hạn, nhưng như thế thì thật quá khiếp nhược.
Tại sao mối quan hệ giữa những người Việt Nam với nhau cùng chia sẻ quan tâm trước các vấn đề đất nước lại có thể là một tội? Ngay cả dù nếu đó là những nguyện vọng muốn thay đổi chế độ đi nữa, nó không thể là một tội mà trái lại phải được xem là một điều hết sức bình thường. Ở các nước bình thường với những chính quyền bình thường thì mọi ý chí muốn thay đổi chính quyền một cách hòa bình là một quyền công dân phải được tôn trọng, ngay cả nếu chính quyền đang có là một chính quyền lành mạnh. Ở Việt Nam thì chính quyền liên tiếp phạm sai lầm, và thực ra không thể không sai phạm vì sự hoại loạn đã nằm ngay từ trong cái gốc, tức là ngay trong chế độ chính trị. Cũng cần khẳng định một lần nữa những liên hệ giữa những người Việt Nam trong và ngoài nước với nhau hoàn toàn không thể là một điều cấm kỵ. Đất nước Việt Nam là tài sản, là tình cảm chung, là một dự án tương lai chung. Và mọi người dù ở bất cứ nơi đâu trên thế giới, dù đang mang quốc tịch nào nếu thực sự còn quan tâm tới vận mệnh, sự tồn vong của đất nước và dân tộc thì vẫn là những người Việt Nam đích thực, họ có đầy đủ quyền và trách nhiệm; cần thẳng thắn bác bỏ cái lập luận cho rằng người ở nước ngoài không có tính chính danh để quan tâm tới các vấn đề của đất nước Việt Nam. Ngược lại một người dù đang sinh sống trên đất nước Việt Nam nhưng lại thờ ơ với cái trở thành của cộng đồng quốc gia, chưa kể nếu hành động ngược lại lợi ích chung, gieo mầm di hại cho tương lai của đất nước thì cũng không có tư cách làm một người Việt Nam.
Tôi đã muốn viết về anh Vi Đức Hồi bởi vì phải thẳng thắn mà nói khi đứng trước một nhân cách đáng quý như thế, đặc biệt trong thời buổi nhiễu nhương của xã hội Việt Nam ngày hôm nay, được viết về anh là một niềm hãnh diện. Nhưng cũng phải thành thực mà nói, để viết về anh Hồi cho đầy đủ thì đó quả là một điều nằm ngoài sự ôm đồm có thể có được đối với tôi. Những dòng chia sẻ ở đây chỉ xuất phát từ góc độ tiếp cận cá nhân giới hạn. Phải nói ngay tôi luôn rất hãnh diện được vừa là đồng nghiệp vừa là chí hữu của anh hơn bốn năm trong tờ bán nguyệt san Tổ Quốc, cùng chia sẻ với anh nhiều trăn trở về đất nước Việt Nam. Viết về anh lúc này trước hết là do sự thôi thúc của một nghĩa vụ.
Anh Vi Đức Hồi đã bị tuyên phạt một bản án nặng một cách tàn bạo trên một bản cáo trạng quá sơ sài, sơ sài đến nỗi mọi người đều đã phỏng đoán nó chuẩn bị cho một bản án trắng. Nhưng rồi chính quyền toàn trị vẫn tiếp tục dùng luật pháp như một dụng cụ khủng bố theo đúng bài bản Lênin, do quyết định vào phút chót của những người lãnh đạo chóp bu trong Bộ Chính Trị. Bản án 8 năm tù giam và 5 năm quản chế trong một phiên tòa chớp nhoáng ở Lạng Sơn không thể có lý giải nào khác hơn đó là một phản ứng sợ sệt của kẻ cầm quyền mất trí khi đối mặt với tâm thế sừng sững của Vi Đức Hồi. Anh Hồi không hề sai khi ngay sau phiên tòa anh bình tĩnh và ân cần nói với chị Tươi, người vợ đồng cam cộng khổ với lý tưởng dân chủ của anh: “Họ xử anh như thế là họ đang tạc tượng anh đấy. Em hãy giữ gìn sức khỏe để lo cho con”. Đúng là bản án trắng trợn và độc ác đó đã có một tác dụng dựng vững một ngọn hải đăng mới cho con tàu dân chủ Việt Nam.
Một "ngọn hải đăng mới cho con tàu dân chủ Việt Nam"? Nói như thế có sợ bị cho là cường điệu không? Tôi không hề lo ngại, bởi vì tôi thành thực nghĩ anh là một mẫu mực trong cuộc vận động dân chủ. Tuy chưa hề được gặp mặt, nhưng trong một khoảng thời gian không ngắn nhờ phương tiện truyền thông hiện đại tôi đã có nhiều cơ hội trò chuyện, trao đổi thân tình với anh trên nhiều vấn đề. Tất cả đã để lại trong tôi những dấu ấn sâu sắc về con người, về nhân cách lớn của anh.
Trước hết phải nhấn mạnh tới vị thế mà anh Vi Đức Hồi đang có trong xã hội và trong hệ thống chính trị của đảng cộng sản trước khi anh quyết định đến với lý tưởng dân chủ. Anh mới ngoài năm mươi, đang ở độ tuổi sung mãn, lại đang giữ địa vị giám đốc trường đảng Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Với bản lãnh và khả năng rất cao của anh, Vi Đức Hồi có thể dễ dàng vươn tới nắm những chức vụ cao nhất trong guồng máy của đảng cộng sản. Nhưng lương tâm của anh không cho phép làm những điều mà rất nhiều đảng viên cộng sản đang làm: cứ nhắm mắt, chai lì vô cảm trước các vấn đề nhiễu nhương của xã hội đang diễn ra hàng ngày để luồn lách tiến thân. Đối với anh Hồi, sau những cọ xát với những vấn đề của thực tiễn xã hội, qua thời gian tiếp xúc với những thông tin đứng đắn về dân chủ, trong anh đã hình thành một cơ sở lý luận dân chủ vững chắc. Nhưng phần quan trọng không kém đó chính là cái niềm tin trong sáng, mãnh liệt vào những giá trị chân chính của thời đại, niềm tin vào những quyền con người rất phổ cập và thiêng liêng mà cộng đồng dân tộc phải xứng đáng được hưởng. Chúng chính là những động lực khiến anh thản nhiên từ bỏ những quyền lợi mà nhiều người đang mơ ước. Anh đã dấn thân cho nỗ lực dân chủ hoá Việt Nam, đã an nhiên chờ đợi những oan nghiệt phải xảy đến.
Chính quyền toàn trị đã phản ứng vì run sợ trước những người đấu tranh có bản lĩnh như anh Vi Đức Hồi. Đây là một điểm sáng đáng khâm phục trong con người của anh. Anh Vi Đức Hồi có một bề dày kinh nghiệm chính trị đĩnh đạc, tên tuổi của anh càng ngày càng được nhiều người biết đến, trong nước và trên trường quốc tế, anh luôn có thể chọn lựa đấu tranh chính trị kiểu nhân sĩ gây tiếng vang cho tên tuổi mình, vừa an toàn vừa dễ nổi tiếng và được nhiều người tung hô. Nhưng Vi Đức Hồi không như thế. Anh hiều rằng đấu tranh chính trị không bao giờ có thể là đấu tranh cá nhân. Anh đã đấu tranh một cách mà anh thừa biết là vừa không ầm ĩ vừa nguy hiểm. Một cung cách đấu tranh đứng đắn và lương thiện. Anh tìm đến với những người dân chủ khác như cụ Hoàng Minh Chính trước đây, ông Nguyễn Thanh Giang, linh mục Nguyễn Văn Lý, anh em ban biên tập báo Tổ Quốc. Anh tìm đến với họ để đóng góp cho cuộc vận động dân chủ một cách khiêm tốn. Anh không hề có tham vọng chính trị cá nhân. Thái độ của anh đã bác bỏ một cách thuyết phục lập luận thường thấy, đó là "Tôi không có tham vọng chính trị nên không cần hợp tác với ai hay đứng trong một tổ chức chính trị nào cả, tôi chỉ cần đứng đấu tranh chính trị đơn lẻ là đủ". Quả thực nguyên tắc bó đũa tưởng chừng hiển nhiên nhưng dường như không phải ai cũng muốn nhìn thấy. Có lần anh Hồi đã nói với tôi "Nếu bây giờ ngay cả anh có tuyên bố anh là thành viên của đảng Việt Tân đi nữa thì họ cũng không có quyền làm gì anh". Anh nói đúng, tự do kết hợp, quyền thành lập và tham gia hội đoàn, là một quyền con người căn bản được xác định trong hiến chương Liên Hiệp Quốc và cũng được công nhận trong văn bản cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam. Cuối cùng thì bạo quyền đã bắt anh mà không cần lý do gì cả. Họ cầm tù anh chỉ vì lo sợ anh.
Chính quyền toàn trị mong dùng tù ngục hòng để khuất phục ý chí của anh Vi Đức Hồi, nhưng họ hoàn toàn sai lầm. Công cụ bạo lực lao tù chỉ phô bày sự bỉ ổi chứ chẳng thu phục được ai khi dựa trên một phán quyết tuyệt đối phi nghĩa. Gông cùm không thể giam hãm tâm thế sừng sững của anh. Bản án tám năm dành cho anh chẳng qua là một hành vi tuyệt vọng của chế độ đang cố từng ngày đếm những ngày tháng còn lại trên đầu ngón tay. Nhưng nó chỉ là một liều thuốc vô hiệu đối với một con bệnh đang hấp hối như cái chế độ mục ruỗng này. Nó chỉ khiến chế độ bị thù ghét hơn, bị cô lập hơn và gục ngã nhanh chóng hơn.
Thái độ của anh, tinh thần của anh, tầng văn hóa của anh đang làm nên ngọn hải đăng dân chủ. Nó đang chiếu sáng dù thân xác anh đang bị giam hãm trong tù ngục. Chắc chắn phong trào dân chủ Việt Nam sẽ ngày càng có thêm nhiều Vi Đức Hồi khác, tạo nên cụm hải đăng ngày càng tỏa sáng cho con tàu dân chủ Việt Nam.
Nếu không có một tấm lòng nhân bản để tôn vinh những giá trị phổ quát của con người, nếu không có một tấm lòng da diết với dân tộc và tổ quốc Việt Nam thì không thể có được một Vi Đức Hồi với một thái độ, một tinh thần, và một tầng văn hóa đấu tranh như thế.
Làn sóng dân chủ mới đang dồn dập tràn qua khắp địa cầu. Dân tộc đang đứng bên anh. Anh sẽ lấy lại được tự do trong vinh quang, anh Hồi ạ.
Tại sao mối quan hệ giữa những người Việt Nam với nhau cùng chia sẻ quan tâm trước các vấn đề đất nước lại có thể là một tội? Ngay cả dù nếu đó là những nguyện vọng muốn thay đổi chế độ đi nữa, nó không thể là một tội mà trái lại phải được xem là một điều hết sức bình thường. Ở các nước bình thường với những chính quyền bình thường thì mọi ý chí muốn thay đổi chính quyền một cách hòa bình là một quyền công dân phải được tôn trọng, ngay cả nếu chính quyền đang có là một chính quyền lành mạnh. Ở Việt Nam thì chính quyền liên tiếp phạm sai lầm, và thực ra không thể không sai phạm vì sự hoại loạn đã nằm ngay từ trong cái gốc, tức là ngay trong chế độ chính trị. Cũng cần khẳng định một lần nữa những liên hệ giữa những người Việt Nam trong và ngoài nước với nhau hoàn toàn không thể là một điều cấm kỵ. Đất nước Việt Nam là tài sản, là tình cảm chung, là một dự án tương lai chung. Và mọi người dù ở bất cứ nơi đâu trên thế giới, dù đang mang quốc tịch nào nếu thực sự còn quan tâm tới vận mệnh, sự tồn vong của đất nước và dân tộc thì vẫn là những người Việt Nam đích thực, họ có đầy đủ quyền và trách nhiệm; cần thẳng thắn bác bỏ cái lập luận cho rằng người ở nước ngoài không có tính chính danh để quan tâm tới các vấn đề của đất nước Việt Nam. Ngược lại một người dù đang sinh sống trên đất nước Việt Nam nhưng lại thờ ơ với cái trở thành của cộng đồng quốc gia, chưa kể nếu hành động ngược lại lợi ích chung, gieo mầm di hại cho tương lai của đất nước thì cũng không có tư cách làm một người Việt Nam.
Tôi đã muốn viết về anh Vi Đức Hồi bởi vì phải thẳng thắn mà nói khi đứng trước một nhân cách đáng quý như thế, đặc biệt trong thời buổi nhiễu nhương của xã hội Việt Nam ngày hôm nay, được viết về anh là một niềm hãnh diện. Nhưng cũng phải thành thực mà nói, để viết về anh Hồi cho đầy đủ thì đó quả là một điều nằm ngoài sự ôm đồm có thể có được đối với tôi. Những dòng chia sẻ ở đây chỉ xuất phát từ góc độ tiếp cận cá nhân giới hạn. Phải nói ngay tôi luôn rất hãnh diện được vừa là đồng nghiệp vừa là chí hữu của anh hơn bốn năm trong tờ bán nguyệt san Tổ Quốc, cùng chia sẻ với anh nhiều trăn trở về đất nước Việt Nam. Viết về anh lúc này trước hết là do sự thôi thúc của một nghĩa vụ.
Anh Vi Đức Hồi đã bị tuyên phạt một bản án nặng một cách tàn bạo trên một bản cáo trạng quá sơ sài, sơ sài đến nỗi mọi người đều đã phỏng đoán nó chuẩn bị cho một bản án trắng. Nhưng rồi chính quyền toàn trị vẫn tiếp tục dùng luật pháp như một dụng cụ khủng bố theo đúng bài bản Lênin, do quyết định vào phút chót của những người lãnh đạo chóp bu trong Bộ Chính Trị. Bản án 8 năm tù giam và 5 năm quản chế trong một phiên tòa chớp nhoáng ở Lạng Sơn không thể có lý giải nào khác hơn đó là một phản ứng sợ sệt của kẻ cầm quyền mất trí khi đối mặt với tâm thế sừng sững của Vi Đức Hồi. Anh Hồi không hề sai khi ngay sau phiên tòa anh bình tĩnh và ân cần nói với chị Tươi, người vợ đồng cam cộng khổ với lý tưởng dân chủ của anh: “Họ xử anh như thế là họ đang tạc tượng anh đấy. Em hãy giữ gìn sức khỏe để lo cho con”. Đúng là bản án trắng trợn và độc ác đó đã có một tác dụng dựng vững một ngọn hải đăng mới cho con tàu dân chủ Việt Nam.
Một "ngọn hải đăng mới cho con tàu dân chủ Việt Nam"? Nói như thế có sợ bị cho là cường điệu không? Tôi không hề lo ngại, bởi vì tôi thành thực nghĩ anh là một mẫu mực trong cuộc vận động dân chủ. Tuy chưa hề được gặp mặt, nhưng trong một khoảng thời gian không ngắn nhờ phương tiện truyền thông hiện đại tôi đã có nhiều cơ hội trò chuyện, trao đổi thân tình với anh trên nhiều vấn đề. Tất cả đã để lại trong tôi những dấu ấn sâu sắc về con người, về nhân cách lớn của anh.
Trước hết phải nhấn mạnh tới vị thế mà anh Vi Đức Hồi đang có trong xã hội và trong hệ thống chính trị của đảng cộng sản trước khi anh quyết định đến với lý tưởng dân chủ. Anh mới ngoài năm mươi, đang ở độ tuổi sung mãn, lại đang giữ địa vị giám đốc trường đảng Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Với bản lãnh và khả năng rất cao của anh, Vi Đức Hồi có thể dễ dàng vươn tới nắm những chức vụ cao nhất trong guồng máy của đảng cộng sản. Nhưng lương tâm của anh không cho phép làm những điều mà rất nhiều đảng viên cộng sản đang làm: cứ nhắm mắt, chai lì vô cảm trước các vấn đề nhiễu nhương của xã hội đang diễn ra hàng ngày để luồn lách tiến thân. Đối với anh Hồi, sau những cọ xát với những vấn đề của thực tiễn xã hội, qua thời gian tiếp xúc với những thông tin đứng đắn về dân chủ, trong anh đã hình thành một cơ sở lý luận dân chủ vững chắc. Nhưng phần quan trọng không kém đó chính là cái niềm tin trong sáng, mãnh liệt vào những giá trị chân chính của thời đại, niềm tin vào những quyền con người rất phổ cập và thiêng liêng mà cộng đồng dân tộc phải xứng đáng được hưởng. Chúng chính là những động lực khiến anh thản nhiên từ bỏ những quyền lợi mà nhiều người đang mơ ước. Anh đã dấn thân cho nỗ lực dân chủ hoá Việt Nam, đã an nhiên chờ đợi những oan nghiệt phải xảy đến.
Chính quyền toàn trị đã phản ứng vì run sợ trước những người đấu tranh có bản lĩnh như anh Vi Đức Hồi. Đây là một điểm sáng đáng khâm phục trong con người của anh. Anh Vi Đức Hồi có một bề dày kinh nghiệm chính trị đĩnh đạc, tên tuổi của anh càng ngày càng được nhiều người biết đến, trong nước và trên trường quốc tế, anh luôn có thể chọn lựa đấu tranh chính trị kiểu nhân sĩ gây tiếng vang cho tên tuổi mình, vừa an toàn vừa dễ nổi tiếng và được nhiều người tung hô. Nhưng Vi Đức Hồi không như thế. Anh hiều rằng đấu tranh chính trị không bao giờ có thể là đấu tranh cá nhân. Anh đã đấu tranh một cách mà anh thừa biết là vừa không ầm ĩ vừa nguy hiểm. Một cung cách đấu tranh đứng đắn và lương thiện. Anh tìm đến với những người dân chủ khác như cụ Hoàng Minh Chính trước đây, ông Nguyễn Thanh Giang, linh mục Nguyễn Văn Lý, anh em ban biên tập báo Tổ Quốc. Anh tìm đến với họ để đóng góp cho cuộc vận động dân chủ một cách khiêm tốn. Anh không hề có tham vọng chính trị cá nhân. Thái độ của anh đã bác bỏ một cách thuyết phục lập luận thường thấy, đó là "Tôi không có tham vọng chính trị nên không cần hợp tác với ai hay đứng trong một tổ chức chính trị nào cả, tôi chỉ cần đứng đấu tranh chính trị đơn lẻ là đủ". Quả thực nguyên tắc bó đũa tưởng chừng hiển nhiên nhưng dường như không phải ai cũng muốn nhìn thấy. Có lần anh Hồi đã nói với tôi "Nếu bây giờ ngay cả anh có tuyên bố anh là thành viên của đảng Việt Tân đi nữa thì họ cũng không có quyền làm gì anh". Anh nói đúng, tự do kết hợp, quyền thành lập và tham gia hội đoàn, là một quyền con người căn bản được xác định trong hiến chương Liên Hiệp Quốc và cũng được công nhận trong văn bản cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam. Cuối cùng thì bạo quyền đã bắt anh mà không cần lý do gì cả. Họ cầm tù anh chỉ vì lo sợ anh.
Chính quyền toàn trị mong dùng tù ngục hòng để khuất phục ý chí của anh Vi Đức Hồi, nhưng họ hoàn toàn sai lầm. Công cụ bạo lực lao tù chỉ phô bày sự bỉ ổi chứ chẳng thu phục được ai khi dựa trên một phán quyết tuyệt đối phi nghĩa. Gông cùm không thể giam hãm tâm thế sừng sững của anh. Bản án tám năm dành cho anh chẳng qua là một hành vi tuyệt vọng của chế độ đang cố từng ngày đếm những ngày tháng còn lại trên đầu ngón tay. Nhưng nó chỉ là một liều thuốc vô hiệu đối với một con bệnh đang hấp hối như cái chế độ mục ruỗng này. Nó chỉ khiến chế độ bị thù ghét hơn, bị cô lập hơn và gục ngã nhanh chóng hơn.
Thái độ của anh, tinh thần của anh, tầng văn hóa của anh đang làm nên ngọn hải đăng dân chủ. Nó đang chiếu sáng dù thân xác anh đang bị giam hãm trong tù ngục. Chắc chắn phong trào dân chủ Việt Nam sẽ ngày càng có thêm nhiều Vi Đức Hồi khác, tạo nên cụm hải đăng ngày càng tỏa sáng cho con tàu dân chủ Việt Nam.
Nếu không có một tấm lòng nhân bản để tôn vinh những giá trị phổ quát của con người, nếu không có một tấm lòng da diết với dân tộc và tổ quốc Việt Nam thì không thể có được một Vi Đức Hồi với một thái độ, một tinh thần, và một tầng văn hóa đấu tranh như thế.
Làn sóng dân chủ mới đang dồn dập tràn qua khắp địa cầu. Dân tộc đang đứng bên anh. Anh sẽ lấy lại được tự do trong vinh quang, anh Hồi ạ.
Nguyễn Văn Hiệp
Báo Tổ Quốc số 108, ngày 01/04/2011
Báo Tổ Quốc số 108, ngày 01/04/2011
---------------------------------
VI ĐỨC HỒI BỊ KẾT ÁN 8 NĂM TÙ
NHỮNG BÀI VIẾT MỚI NHẤT của VI ĐỨC HỒI :
Chuyện để ngẫm – Chuyện 3 : Hòa giải - Vi Đức Hồi
Đăng ngày 30/09/2010 lúc 04:18:50 EDT
Đăng ngày 22/09/2010 lúc 06:26:08 EDT
Đăng ngày 17/09/2010 lúc 03:28:45 EDT
.
12:01:am 11/09/10
.
.
.
No comments:
Post a Comment