Saturday, April 9, 2011

VẤT VẢ TÌM KIẾM MỘT CHỐN DUNG THÂN Ở BA LAN (Stefanicki Robert)

Stefanicki Robert
Chuyển dịch Việt Ngữ: Lê Quốc Tuấn - X CafeVN
Sat, 04/09/2011 - 05:02

Tin từ Warsaw(IPS) - Thuận đã có chút may mắn. Trong thời còn trẻ của mình, ông đã gia nhập đội ngũ "thuyền nhân" trốn khỏi Việt Nam đến Indonesia. Sau sáu năm, bị trục xuất về nước, mang theo dấu vết chống cộng, ông không thể tìm được việc làm.
Năm 1999 Thuận (không phải tên thật của ông) đã quyết định đi xa đến tận Ba Lan.
Một văn phòng du lịch mờ ám tại Hà Nội hứa sẽ giải quyết chuyến đi với giá 4.000 đô la. Tuyến tuyến đường dẫn qua ngả Moscow. Ở đấy, người dẫn đường thu thập hộ chiếu của tất cả mọi người, được cho là để đóng dấu thị thực của Ba Lan. Họ chưa bao giờ nhìn thấy lại các chứng từ đó một lần nữa.
Lén nhập cảnh vào, Thuận đã sống tại Warsaw.

Người Việt hình thành một nhóm di dân lớn nhất tại Ba Lan. Thuận gia nhập vào một cộng đồng lúc ấy là 60.000 người mà hiện nay một nửa số đó đang bị giới hạn về thị thực hộ chiếu.
Trong đó, có các giáo sư cũng như những nông dân, nhưng ở đây hầu như tất cả đều bán hàng vải hoặc làm việc trong các tiêm ăn nhỏ.
Thuận bán vớ và quần jean trên đường phố. Một phần thu nhập của ông biến vào túi của những kẻ buôn lậu người, để trang trải cho chí phí của chuyến đi gần như không thể thực hiện được cho ông ra khỏi Việt Nam.

Năm 2008, Thuận đã bị bắt trong một trận bố ráp của cảnh sát.
Chuyển về trung tâm giam giữ Lesznowola ở phía nam của Warsaw, ông nói ông không thể tin vào mắt mình khi nhìn thấy hai sĩ quan Việt Nam bước vào phòng thẩm vấn. Họ đến từ cơ quan tình báo A18 khét tiếng.
Một người chào Thuận với nụ cười. Những người khác nói rằng: "Chúng tôi tin rằng anh không phải trong số đó, nhưng anh biết một số người muốn lật đổ chính phủ của chúng ta".

Ở Warsaw Thuận đã làm bạn với những người xuất bản Đàn Chim Việt, một tạp chí chỉ trích chính phủ cộng sản tại Việt Nam.
"Sau khi được thả, chúng tôi muốn anh hợp tác với chúng tôi. Chỉ cần nói cho chúng tôi những gì anh biết được. Chúng tôi có thể cấp cho anh một hộ chiếu mới để anh có thể nhìn thấy gia đình anh ở Việt Nam".
Thuận đã ký giấy hợp tác. Ông trở lại Warsaw. Rất khó từ chối lời chào ấy. Số phận của Thuận nằm trong tay các nhân viên an ninh cộng sản.

Điều này có thể thực hiện được theo thỏa thuận vào tháng Tư năm 2004 về việc dẫn độ giữa hai nước. Các sĩ quan A18 đến Ba Lan như một "phái đoàn chuyên gia" để "thiết lập nhận dạng" những đồng bào không giấy tờ của mình.
Nếu các quan chức ấy quyết định minh xác danh tính của Thuận, ông sẽ bị trục xuất. Nếu không, ông sẽ phải bị giam giữ trong một năm, sau đó được thả ra.

Nguy cơ lạm dụng là hiển nhiên. Tôn Vân Anh, một nhà hoạt động địa phương nói với IPS: "Khi các sĩ quan thẩm vấn tìm được những người trung thành và hữu ích, họ sẽ không bao giờ xác nhận danh tính của người ấy. Chỉ những người chống lại mới bị trục xuất".

Năm ngoái, 227 người đã bị trục xuất.
Chính Ba Lan đã yêu cầu các quan chức Việt Nam thẩm vấn những người nhập cư bị bắt giữ.
Phát ngôn viên của Cảnh sát Biên phòng Ba Lan, Đại úy Justyna Szmidt-Grzech đã nói với IPS/Inter Press Services: "Chúng tôi đã thử những cách khác. Gửi chứng từ đến đại sứ quán Việt Nam tại Warsaw, hoặc gửi thẳng đến Việt Nam. Kết quả mỗi lần đều không có gì: hoặc không được trả lời hoặc thỉnh thoảng câu trả lời là không thể xác định danh tính".
"Hiện nay, cách duy nhất vẫn dùng đến để minh xác danh tính của một người bị bắt giữ là thông qua một mối liên hệ cá nhân, đó là, qua việc xét hỏi người ấy bởi một viên chức Việt Nam".

Lối làm việc này đã bắt đầu vào năm 2007. Tôn Vân Anh nói: "Nó trở nên tệ hơn. Đầu tiên họ chỉ thực hiện ở sân bay Warsaw thôi, ngày nay hầu như họ được tra hỏi mọi người, mọi nơi, kể cả các bà mẹ đang cho con bú".

Theo bà Tôn và những người đấu tranh nhân quyền khác, ngay cả những người đang yêu cầu tình trạng tị nạn cũng bị thẩm vấn.

Liên hệ với dịch vụ an ninh của một đất nước, nơi người dân trốn đi trong khi tình trạng tị nạn của họ đang chờ xét duyệt là một vi phạm đến Công ước Geneva.

Họ có rất ít có cơ hội được chấp nhận là người tị nạn. Trong mười năm qua người Việt đã nạp khoảng 1.000 đơn xin. Chỉ có hai trường hợp được chấp thuận.

Chính quyền Ba Lan cho rằng tất cả những người đi từ Việt Nam phải là các di dân về kinh tế, bỏ qua thực tế là một số người họ có thể gặp nguy hiểm khi bị trục xuất.

"Chính phủ Việt Nam đã tăng cường đàn áp các nhà hoạt động và bất đồng chính kiến trong năm 2010 và thẳng tay đàn áp quyền tự do lập hội và ngôn luận" Human Rights Watch cho biết trong bản báo cáo thế giới năm 2011 của mình.

Ngày nay, ở Ba Lan, một thành viên của EU, hầu như là bất khả cho một người Việt Nam hợp pháp hóa cư trú của mình. Theo Tôn Vân Anh, chỉ có 13.000 người - khoảng 40 phần trăm - đồng hương của cô sống ở Ba Lan hợp pháp. Những người hợp pháp ấy, đến từ nhiều năm trước.

Cũng như bản thân Tôn. Cô đã đến Ba Lan cùng cha mẹ trong những năm 1990. Hiện nay người phụ nữ trẻ này giúp giải quyết những người Việt nhập cư quan hệ với chính quyền Ba Lan, làm việc như một phóng viên cho đài Á châu Tự do và không che giấu những lời chỉ trích của cô về chế độ tại Hà Nội.

Trong năm 2007 cô đã tham dự một cuộc họp báo chung của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và đối tác Ba Lan Jaroslaw Kaczynski của mình. Thủ tướng Việt Nam nhận ra cô Vân Anh và yêu cầu cô phải ra khỏi phòng họp báo. Các nhân viên an ninh Ba Lan đã lôi cô ra.
Khi hộ chiếu của cô hết hạn, Sứ quán Việt Nam không chịu gia hạn, thừa nhận rằng "quyết định này được thực hiện trên căn cứ rằng hành vi của cô Tôn Vân Anh không phù hợp với lợi ích của Nhà nước, nhân dân Việt Nam và mối quan hệ hữu nghị Việt nam Ba Lan".
Cô muốn lấy chồng cũng không thể được. Tệ hơn nữa, giấy phép cư trú của cô đã sắp hết hạn. Cô có nguy cơ bị trục xuất.

Nhưng cô có các mối quen biết vốn là vô giá không chỉ riêng ở châu Á. Nhiều người Ba Lan có ảnh hưởng đã ký một bản thỉnh nguyện để bảo vệ cô. Trong tháng Hai tổng thống Ba Lan Bronislaw Komorowski đã đồng ý cấp quốc tịch Ba Lan cho cô.

Biết rằng Thuận và hàng ngàn người khác đã không có được một cơ hội kết thúc êm đẹp như thế, cô Tôn vừa cảm thấy nhẹ nhõm vừa buồn giận.

.
.
.

No comments: