Monday, April 25, 2011

VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG DƯỚI ÁNH SÁNG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ (TTXVN)


TTXVN
25/04/2011 | 11:38:00

Ngày 23/3/2011, Tân Hoa Xã, hãng tin chính thức của Trung Quốc, đã phát bài viết“Tranh chấp Nam Hải dưới góc độ của luật biển quốc tế” của hai học giả Hạ Giámvà Uông Cao, Đại học Tương Đàm, trong đó không những khẳng định cái gọi là “chủquyền” của Trung Quốc mà còn vu cáo Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác, “bẻ cong” Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc và “tranh giành chủ quyền của Trung Quốc” ở Biển Đông.

VietnamPlus xin giới thiệu bài viết “Vấn đề Biển Đông dưới ánh sáng của pháp luật quốc tế” của tác giả Hải Biên, nhà nghiên cứu về Biển Đông của Việt Nam, nhằm làm rõ vấn đề Biển Đông dưới ánh sáng của pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc.

1. Khái quát về Biển Đông

Biển Đông là một biển nửa kín ở khu vực Thái Bình Dương với diện tích hơn3, 5 triệu km2. Có 9 quốc gia ven Biển Đông là Việt Nam, Trung Quốc,Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia, Thái Lan, Campuchia và Singapore.

Trữ lượng tài nguyên thiên nhiên ở Biển Đông lớn, đặc biệt là dầu, khí vàhải sản. Gần đây, nhiều thông tin cho biết Biển Đông có trữ lượng khá lớn vềbăng cháy.

Biển Đông là tuyến hàng hải nhộn nhịp thứ hai trên thế giới, sau tuyến ĐịaTrung Hải. Mỗi ngày có khoảng 150-200 tàu trọng tài lớn đi qua Biển Đông. Hànghóa xuất nhập khẩu thiết yếu đối với các nền kinh tế lớn như Trung Quốc, NhậtBản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hong Kong phụ thuộc rất nhiều vào tuyến đường biển này.

Từ góc độ quân sự, Biển Đông là địa bàn hoạt động của hạm đội hải quân củanhiều nước trong và ngoài khu vực. Tất cả những yếu tố này dẫn đến một hệ quảtất yếu và hiển nhiên là ở Biển Đông có sự đan xen rất chặt chẽ lợi ích củanhiều nước với các mức độ khác nhau. Hòa bình và ổn định ở Biển Đông ảnh hưởngtrực tiếp đến hòa bình và ổn định của khu vực và thế giới.

2. Các vùng biển của các quốc gia ven Biển Đông theo luật biển quốc tế

Hội nghị Luật Biển lần thứ III của Liên hợp quốc (1967-1982) đã thông quaCông ước Luật Biển năm 1982 với 320 điều khoản và 9 Phụ lục. Là thành quả củamột cuộc thương lượng lâu dài giữa các nhóm nước khác nhau, Công ước là một giảipháp cả gói công bằng và đỉnh cao trong quá trình pháp điển hóa và phát triểntiến bộ ngành luật biển quốc tế.

Công ước xác lập rõ ràng quy chế pháp lý của các vùng biển khác nhau thuộcchủ quyền và quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển, quy định quyền và nghĩavụ của các quốc gia khi tiến hành các hoạt động liên quan đến biển và thành lậpmột loạt cơ chế quốc tế quan trọng liên quan đến thực hiện Công ước và giảiquyết tranh chấp biển như Tòa án Luật Biển quốc tế, Hội nghị các quốc gia thànhviên của Công ước, Cơ quan Quyền lực quốc tế về Đáy Đại dương và Ủy ban Thềm lụcđịa.

Tính đến nay, đã có 161 quốc gia và tổ chức quốc tế tham gia Công ước LuậtBiển năm 1982, trong đó có 7 quốc gia ven Biển Đông là Việt Nam, Trung Quốc,Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Brunei.

Áp dụng Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc vào điều kiện cụ thểcủa Biển Đông chúng ta thấy mấy điểm cơ bản sau đây.

Một là, các quốc gia ven Biển Đông có chủ quyền đối với nội thủy vàlãnh hải 12 hải lý kể từ đường cơ sở của mình. Đáng lưu ý là theo luật biển quốctế những năm 40 - 50 của thế kỷ trước, vùng lãnh hải của các quốc gia ven BiểnĐông chỉ có 3 hải lý và toàn bộ phía ngoài 3 hải lý đó là vùng biển quốc tế. Nhưvậy, Công ước đã mở rộng phạm vi vùng lãnh hải của các quốc gia ven Biển Đôngthêm 9 hải lý.

Hai là, mỗi quốc gia ven Biển Đông có quyền chủ quyền đối với vùngđặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa tối thiếu 200 hải lý của mình.Chiều rộng của hai vùng biển này đều được đo từ đường cơ sở dùng để tính lãnhhải. Trong trường hợp thềm lục địa thực tế lớn hơn 200 hải lý thì quốc gia venBiển Đông có thể mở rộng thềm lục địa của mình đến 350 hải lý với điều kiện tuânthủ đúng các quy định và thủ tục nêu trong Công ước.

Mỗi quốc gia ven Biển Đông có toàn quyền thăm dò, khai thác các tài nguyêntrong các vùng biển của mình, đặc biệt là trong vùng đặc quyền kinh tế và thềmlục địa, để phục vụ đời sống nhân dân và phát triển đất nước. Mỗi quốc gia venBiển Đông có toàn quyền quyết định cho phép hay không cho phép các quốc gia kháckhai thác tài nguyên trong các vùng biển của mình. Mỗi quốc gia ven Biển Đông cónghĩa vụ tôn trọng các quyền chủ quyền đó của các quốc gia láng giềng khác venBiển Đông.

Đồng thời, phù hợp các quy định của Công ước Luật Biển năm 1982, các quốcgia ven Biển Đông có nghĩa vụ tôn trọng quyền của các quốc gia khác được tự dohàng hải, tự do hàng không ở trong vùng đặc quyền kinh tế và ở vùng trời trênvùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quốc gia ven biển.

Ba là, xuất phát từ Công ước Luật Biển năm 1982 thì sự kiện TrungQuốc ký hợp đồng với Công ty Creston năm 1992 ở bãi Tư Chính của Việt Nam vàchính thức đưa yêu sách “đường lưỡi bò” ra Liên hợp quốc vào tháng 5/2009 cầnđược nhìn nhận thế nào? Khu vực bãi Tư Chính hoàn toàn nằm trong phạm vi thềmlục địa 200 hải lý của Việt Nam và đã được Việt Nam phân lô thăm dò dầu khí.Việc Công ty Dầu khí quốc gia Trung Quốc vào năm 1992 ký với Công ty Creston củaMỹ hợp đồng thăm dò dầu khí tại khu vực bãi Tư Chính trong thềm lục địa 200 hảilý của Việt Nam (mà họ đặt tên là Vạn An Bắc) là sự vi phạm trắng trợn quyền chủquyền của Việt Nam theo Công ước Luật Biển năm 1982.

Còn về yêu sách “đường lưỡi bò” hay “đường 9 đoạn,” thì các học giả TrungQuốc đều biết rõ là tại Hội thảo quốc tế về Biển Đông ở Hà Nội (2009) và Thànhphố Hồ Chí Minh (2010) cũng như các Hội thảo quốc tế khác, các học giả Pháp, Bỉ,Mỹ và nhiều học giả quốc tế khác đã nêu rõ yêu sách “đường lưỡi bò” mơ hồ, khôngcó cơ sở và cho rằng Trung Quốc cần giải thích rõ bản chất pháp lý của các vùngbiển trong “đường lưỡi bò” đó. Nhưng cho đến nay, cả chính giới lẫn học giảTrung Quốc đều không thể đưa ra các câu trả lời thỏa đáng.

Dùng các quy định của Công ước Luật Biển năm 1982 mà Trung Quốc cũng làmột bên tham gia để đối chiếu thì ai cũng thấy rằng yêu sách này hoàn toàn tráivới các quy định của Công ước. Không một quy định nào của Công ước có thể biệnminh cho yêu sách “đường lưỡi bò.” Đơn giản bởi vì vùng biển mà “đường lưỡi bò”ngoạm vào không thể nào là lãnh hải hoặc vùng đặc quyền kinh tế hoặc là thềm lụcđịa của Trung Quốc. Đó chính là vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của ViệtNam, Philippines, Malaysia, Indonesia và Brunei.

Yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý nói trên đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủquyền của 5 nước ASEAN đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình.Chính vì vậy, mà Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Philippines lần lượt gửi cônghàm đến Tổng Thư ký Liên hợp quốc bác bỏ yêu sách này.


Việc đưa yêu sách phi lý nói trên ra Liên hợp quốc và tiến hành các việclàm gần đây ở trên thực địa nhằm theo đuổi yêu sách này đang làm cho tình hìnhBiển Đông trở nên phức tạp hơn, gây lo ngại thực sự cho cộng đồng thế giới vàbuộc dư luận phải lên tiếng. Không chỉ các quốc gia liên quan tranh chấp ở BiểnĐông mà dư luận của nhiều quốc gia khác cũng đã bày tỏ ý kiến bất bình trước yêusách này.

3. Các tranh chấp ở Biển Đông hiện nay dưới ánh sáng của pháp luật quốctế

Ở Biển Đông có hai loại tranh chấp, gồm tranh chấp về các vùng thềm lụcđịa và vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn và tranh chấp về chủ quyền đối với haiquần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

a. Do chiều rộng của một số khu vực ở Biển Đông (như Vịnh Bắc Bộ và VịnhThái Lan) hẹp hơn 400 hải lý, nên một phần vùng đặc quyền kinh tế và thềm lụcđịa của các quốc gia láng giềng chồng lấn lên nhau. Từ đó nảy sinh một số tranhchấp giữa các quốc gia ven Biển Đông về ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềmlục địa.

Liên quan Việt Nam, ở phía Bắc chúng ta có vùng chồng lấn thềm lục địa vàvùng đặc quyền kinh tế với Trung Quốc trong Vịnh Bắc Bộ và khu vực nhỏ phíangoài cửa Vịnh, còn ở phía Nam có vùng chồng lấn với Campuchia, Thái Lan,Malaysia trong Vịnh Thái Lan và vùng chồng lấn với Indonesia ở nam Biển Đông.

Các nước ven Biển Đông khác cũng có một số vùng chồng lấn thềm lục địa vàvùng đặc quyền kinh tế với nhau, như giữa Malaysia và Thái Lan, giữa Thái Lan vàCampuchia, giữa Indonesia và Malaysia. Các khu vực chồng lấn này đã và đang từngbước được Việt Nam và các nước hữu quan giải quyết thỏa đáng theo các quy địnhcủa Công ước Luật Biển năm 1982.

b. Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa gồm nhiều đảo đá san hô rất nhỏở giữa Biển Đông. Hiện nay, hai quần đảo đang là tâm điểm tranh chấp phức tạpgiữa một số nước ven Biển Đông. Tranh chấp về chủ quyền đối với quần đảo HoàngSa liên quan Việt Nam và Trung Quốc, còn tranh chấp về chủ quyền đối với quầnđảo Trường Sa liên quan 5 nước, 6 bên là Việt Nam, Trung Quốc, Philippines,Malaysia, Brunei (Brunei không yêu sách về chủ quyền các đảo) và Đài Loan (TrungQuốc).

Đối với việc giải quyết tranh chấp chủ quyền đối với lãnh thổ, pháp luậtquốc tế đã hình thành nguyên tắc xác lập chủ quyền là nguyên tắc chiếm hữu thậtsự và thực hiện quyền lực Nhà nước một cách thật sự, liên tục và hòa bình.Nguyên tắc này đã được các nước và các cơ quan tài phán quốc tế áp dụng để giảiquyết nhiều vụ tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ ở trên thế giới. Trong số đó,các vụ kinh điển thường được viện dẫn nhiều là vụ tranh chấp đảo Palmas giữa Mỹvà Hà Lan, vụ Minquiers và Ecréhous giữa Anh và Pháp, vụ đảo Clipperton giữaMexico và Pháp, vụ Greenland giữa Na Uy và Đan Mạch…

Áp dụng nguyên tắc nói trên của pháp luật quốc tế vào trường hợp hai quầnđảo Hoàng Sa và Trường Sa, mọi ngưòi đều thấy rằng Nhà nước Việt Nam đã chiếmhữu thật sự hai quần đảo này hàng trăm năm nay. Nói chính xác là nhà nước ta đãthực hiện chủ quyền ở đây ít ra từ thế kỷ XVII khi hai quần đảo chưa hề thuộcchủ quyền của bất cứ nước nào. Từ đó Việt Nam đã thực hiện thật sự chủ quyền củamình đối với hai quần đảo một cách liên tục và hòa bình.

Các bằng chứng mà Việt Nam đã thu thập được rất phong phú.

Một là, các bản đồ Việt Nam thế kỷ XVII đã gọi hai quần đảo bằng cáitên Bãi Cát Vàng và ghi vào địa hạt huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi. Hai là,nhiều sách cổ của Việt Nam như Toàn Tập Thiên Nam Tứ chí Lộ Đồ Thư (thế kỷXVII), Phủ Biên Tạp Lục (1776), Đại Nam Thực Lục Tiền Biên và Chính Biên(1844-1848)… đều nói về việc nhà nước cử đội Hoàng Sa ra khai thác quần đảo này.

Hai là, nhiều sách cổ, bản đồ cổ của nước ngoài cũng thể hiện cácquần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Ba là, Nhà nước phong kiến Việt Nam đã tổ chức các đội Hoàng Sa,Bắc Hải để tiến hành khai thác hai quần đảo (mỗi đội Hoàng Sa gồm 70 người, raHoàng Sa 6 tháng đánh bắt hải sản như đồi mồi, hải sâm, ốc quý
và thu lượm hànghóa trên các tàu bị đắm). Các thể lệ tuyển chọn người, chế độ khen thưởng, đãingộ đối với các đội đều được nhà nước quy định rõ ràng.

Các đội này được duy trì và hoạt động liên tục từ thời chúa Nguyễn(1558-1783), đến nhà Tây Sơn (1786-1802) và nhà Nguyễn. Triều đình Nhà Nguyễn đãcử các tướng Phạm Quang Ảnh (năm 1815), Trương Phúc Sĩ, Phạm Văn Nguyên, PhạmHữu Nhật (các năm 1834, 1835, 1836) ra Hoàng Sa khảo sát, đo đạc các đảo, khảosát, vẽ bản đồ, xây miếu, dựng bia. Năm 2009, gia tộc họ Đặng ở đảo Lý Sơn,Quảng Ngãi vừa mới hiến tặng Nhà nước một sắc lệnh trong gia phả của dòng họkhẳng định chủ quyền của Việt Nam.

Sau khi đô hộ Đông Dương, Pháp nhân danh Việt Nam tiếp tục quản lý haiquần đảo qua việc cử tàu chiến tuần tiễu để đảm bảo an ninh, ngăn chặn buôn lậu,cho phép người Nhật khai thác phân chim trên đảo, cử tàu De Lanessan ra nghiêncứu hải dương, địa chất, sinh vật… Từ năm 1930 đến 1932, các tàu chiếnInconstant, Alerte, La Malicieuse và De Lanessan của hải quân Pháp liên tiếp raquần đảo Hoàng Sa. Đầu những năm 30 của thế kỷ 20, Pháp cho quân đóng ở các đảochính thuộc quần đảo Trường Sa (Trường Sa, An Bang, Ba Bình, nhóm Song Tử, LoạiTa và Thị Tứ) .

Các hoạt động này đã được công bố trong Công báo của Cộng hòa Pháp ngày26/7/1933. Năm 1933, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định quy thuộc quần đảoTrường Sa vào tỉnh Bà Rịa. Pháp cũng tách quần đảo Hoàng Sa ra khỏi tỉnh NamNghĩa và đặt vào tỉnh Thừa Thiên và cho một đơn vị đóng quân ở đó. Sau khi trởlại Đông Dương, Pháp đã yêu cầu quân Trung Hoa Dân Quốc rút khỏi các đảo mà họđã chiếm đóng trái phép năm 1946 và Pháp đã cho quân thay thế quân Trung Quốc,xây dựng lại trạm khí tượng, đài vô tuyến.

Vào năm 1951, tại Hội nghị San Francisco có một đề nghị bổ sung bản dựthảo Hòa ước yêu cầu trao trả cho Trung Quốc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.Nhưng Hội nghị đã bác bỏ đề nghị này với số phiếu áp đảo là 46 phiếu thuận, 3phiếu chống và 1 phiếu trắng. Tại Hội nghị Trưởng đoàn quốc gia Việt Nam đãtuyên bố khẳng định chủ quyền lâu đời của Nhà nước Việt Nam đối với hai quần đảoHoàng Sa và Trường Sa mà không gặp sự phản đối hay bảo lưu của nước nào. Năm1956 Pháp chuyển giao lãnh thổ miền Nam Việt Nam cho chính quyền Sài Gòn và nhàcầm quyền Sài Gòn đã cho quân ra tiếp quản, tổ chức hai quần đảo về mặt hànhchính (lập ở mỗi quần đảo một xã thuộc một huyện ở đất liền), xây các bia chủquyền, duy trì các trạm khí tượng.

Từ những năm 50 của thế kỷ 20 tình hình hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Satrở nên phức tạp hơn. Đó là, lợi dụng việc Pháp rút khỏi Đông Dương theo Hiệpđịnh Geneva năm 1954, Trung Quốc đã chiếm nhóm đảo phía Đông của quần đảo HoàngSa vào năm 1956. Chính quyền Sài Gòn kịch liệt phản đối. Năm 1959 quân TrungQuốc giả làm ngư dân đổ bộ lên nhóm đảo phía Tây quần đảo Hoàng Sa. Quân đội củachính quyền Sài Gòn đã đánh trả thắng lợi và bắt 82 “ngư dân” Trung Quốc. Đốivới nhóm đảo phía Tây của quần đảo Hoàng Sa, chính quyền Sài Gòn tiếp tục quảnlý cho đến năm 1974.

Năm 1974, lợi dụng việc quân đội Sài Gòn phải đối phó với cuộc tiến côngcủa quân cách mạng, Trung Quốc dùng không quân, hải quân chiếm luôn phần phíaTây của quần đảo Hoàng Sa. Chính quyền Sài Gòn và Chính phủ Cách mạng lâm thờimiền Nam đã phản đối. Năm 1975, chính quyền Sài Gòn sụp đổ, Nhà nước Việt Namtiếp quản các đảo ở Trường Sa và lập các huyện đảo Hoàng Sa và huyện đảo TrườngSa. Một sự thật hiển nhiên là cho đến năm 1988 chưa hề có bất kỳ sự hiện diệncủa Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa.

Ngày 14/3/1988, Trung Quân bắt đầu dùng vũ lực chiếm đóng một số đảo đá ởquần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trong trận chiến không cân sức năm đó, 64 ngườicon yêu quý của Tổ quốc Việt Nam đã ngã xuống để bảo vệ chủ quyền của Việt Namđối với quần đảo Trường Sa.

Tóm lại, dưới ánh sáng của pháp luật quốc tế, Việt Nam có đầy đủ chứng cứlịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảoHoàng Sa và Trường Sa. Sự thật lịch sử là Trung Quốc bắt đầu chiếm đóng nửa phíaĐông quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ những năm 50 của thế kỷ trước và đến năm1974 dùng vũ lực chiếm luôn phần phía Tây của quần đảo này. Còn ngày 14/3/1988là ngày Trung Quốc dùng vũ lực để chiếm một số đảo đá thuộc quần đảo Trường Sacủa chúng ta.

4. Giải pháp cho các vấn đề liên quan Biển Đông

a. Các vấn đề liên quan Biển Đông rất phức tạp, hệ trọng và nhạy cảm đốivới nhiều quốc gia liên quan. Các nguồn lợi trong các vùng biển ở Biển Đông rấtquan trọng đối với kế sinh nhai và đời sống hàng ngày của hàng trăm triệu conngười của 9 quốc gia ven Biển Đông. Các tài nguyên thiên nhiên ở đây là một điềukiện cần thiết cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế của các nước liênquan. Các nước ven Biển Đông đang đẩy mạnh các hoạt động thực hiện chủ quyềnbiển, đảo của mình. Đồng thời các hoạt động khác liên quan đến Biển Đông cũnghết sức đa dạng, phong phú (tự do, an toàn hàng hải, chống tội phạm trên biển..)và gắn với lợi ích của nhiều quốc gia khác nhau (cả trong và ngoài khu vực).

b. Từ đó, một yêu cầu hết sức khách quan đặt ra cho tất cả các nước cóhoạt động liên quan Biển Đông là phải tuân thủ luật chơi chung mà cộng đồng quốctế, trong đó có các quốc gia ven Biển Đông, đã dày công xây dựng - Công ước LuậtBiển năm 1982 của Liên hợp quốc. Khi vận dụng Công ước để thực thi chủ quyền vàquyền chủ quyền đối với nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lụcđịa của mình như được quy định trong Công ước, quốc gia ven Biển Đông có nghĩavụ tôn trọng chủ quyền và quyền chủ quyền của các nước khác ven Biển Đông đốivới lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của họ. Đó là nghĩa vụ củaquốc gia thành viên Liên hợp quốc. Đó là nghĩa vụ theo Công ước Luật Biển năm1982. Đó là nghĩa vụ theo Công ước Vienna năm 1969 về Luật điều ước.

Sẽ là rất không công bằng và phi lý khi một quốc gia ven Biển Đông tùytiện vẽ ra một đường yêu sách mơ hồ, trái với Công ước Luật Biển năm 1982, viphạm các vùng biển của các quốc gia láng giềng, tạo ra “vùng tranh chấp”trongvùng biển của quốc gia láng giềng, để rồi đòi các quốc gia láng giềng bị nạn“gác tranh chấp, cùng khai thác” trên chính thềm lục địa của họ. Tương tự, việcmột quốc gia ven Biển Đông tự ý quy định cấm đánh bắt cá trong vùng đặc quyềnkinh tế của các quốc gia láng giềng khác cũng là việc làm trái với quy định củaCông ước Luật Biển năm 1982. Cách hành xử như vậy, rõ ràng là những sự vi phạmcam kết quốc tế của một nước thành viên Liên hợp quốc theo Hiến chương của tổchức này.

c. Sự tồn tại các tranh chấp chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa vàTrường Sa cũng như tranh chấp về các vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tếchồng lấn là một thực tế khách quan. Việc giải quyết các tranh chấp này, đặcbiệt là tranh chấp chủ quyền đối với hai quần đảo, là một công việc khó khăn,phức tạp, nhưng không phải là không thể giải quyết được.

Như đã nêu trên, giữa Việt Nam và Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia,Malaysia và Campuchia có các khu vực chồng lấn thềm lục địa và vùng đặc quyềnkinh tế ở Vịnh Bắc Bộ và Vịnh Thái Lan. Thời gian qua, căn cứ vào Công ước LuậtBiển năm 1982 và với tinh thần hữu nghị, láng giềng, tôn trọng lợi ích chínhđáng của nhau, Việt Nam đã phân định ranh giới các vùng biển với Thái Lan, ranhgiới các vùng biển với Trung Quốc trong Vịnh Bắc Bộ và ranh giới thềm lục địavới Indonesia ở phía Nam Biển Đông. Các nước khác ven Biển Đông cũng đã giảiquyết được một số tranh chấp trên biển với nhau bằng nỗ lực chung và trên cơ sởpháp luật quốc tế.

Gần đây nhất, tranh chấp về chủ quyền đối với một số đảo nhỏ giữa Malaysiavà Singapore, giữa Indonesia và Malaysia cũng đã được giải quyết bằng các phánquyết của Tòa án quốc tế La Hay (ICJ).

Kinh nghiệm đó chỉ ra rằng các tranh chấp về chủ quyền đối với hai quầnđảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như các tranh chấp về các vùng biển chồng lấngiữa các nước ven Biển Đông sẽ được giải quyết ổn thỏa khi pháp luật quốc tế,trong đó có Công ước Luật Biển năm 1982, được tôn trọng và khi các biện pháp hòabình giải quyết tranh chấp nêu trong Hiến chương Liên hợp quốc được áp dụng. Đedọa vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực đã bị pháp luật quốc tế cấm. Đe dọa vũ lực, đedọa sử dụng vũ lực sẽ không phải là cách thức đúng đắn để giải quyết các tranhchấp ở Biển Đông.

d. Các tranh chấp liên quan đến Biển Đông dĩ nhiên là phức tạp. Con đườngđi đến giải pháp cuối cùng cho các tranh chấp mà các bên liên quan đều chấp nhậnđược sẽ không bằng phẳng và còn dài. Thực tế đó đòi hỏi các bên tranh chấp ởBiển Đông tăng cường nhiều nỗ lực hơn nữa. Trong quá trình tìm kiếm giải pháp cơbản lâu dài cho các tranh chấp, các bên cần tuân thủ các cam kết đã được nêutrong Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký giữa ASEAN và TrungQuốc năm 2002, đặc biệt là cam kết không có bất cứ hành động nào làm phức tạpthêm tình hình ở Biển Đông.

Các quốc gia thành viên ASEAN và Trung Quốc cũng cần tăng cường các nỗlực, cùng nhau phấn đấu để xây dựng một văn kiện có tính pháp lý cao hơn, cótính ràng buộc cao hơn là Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông. Về hình thức văn kiệnnày có thể có thể dưới dạng một Hiệp ước, hoặc một Hiệp định, hoặc một Thỏathuận, hoặc cũng có thể là một MOU giữa ASEAN và Trung Quốc được các đại diện cóthẩm quyền của ASEAN và Trung Quốc ký, sau đó được các cơ quan có thẩm quyền củaASEAN và Trung Quốc phê duyệt.

Tôn trọng các nguyên tắc cơ bản (các nguyên tắc just cogent) của pháp luậtquốc tế, tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, tôn trọng các quy định của Côngước Luật Biển năm 1982, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, thựchiện đầy đủ các cam kết trong DOC, tiến tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở BiểnĐông, cùng chung sức theo hướng biến Biển Đông thành vùng biển hòa bình, hữunghị và hợp tác chính là chìa khóa cho các vấn đề phức tạp ở Biển Đông hiệnnay./.

PV (Vietnam+)
------------------------

Bài trên Sài Gòn Tiếp Thị có tựa đề :
Ngày 25.04.2011, 13:30 (GMT+7)
.
.
.

No comments: