Wednesday, April 20, 2011

PHILIPPINES - TRUNG QUỐC và BIỂN ĐÔNG (Nguyễn Ngọc Trường)

Nguyễn Ngọc Trường
17h:10' - 17/4/2011
Quan hệ Philippines-Trung Quốc tiếp tục phát sinh căng thẳng, khi cục diện song phương và đa phương nhiều thay đổi buộc phải cân nhắc một nước cờ và cả bàn cờ.
Vừa qua, dư luận khu vực chú ý tới việc quân đội Philippines có kế hoạch sử dụng một loại tàu hiện đại do Mỹ chế tạo để tăng khả năng tuần tra tại các vùng biển tranh chấp trên Biển Đông. Nhóm thủy thủ Philippines được cử sang Mỹ sắp hoàn thành khóa huấn luyện điều khiển loại tàu tuần tra lớp Hamilton.
Tàu lớp Hamilton này dài 115m, đạt tốc độ tối đa 29 hải lý/giờ, có thể vận hành trên biển mà không cần tiếp nhiên liệu trong 45 ngày, với thủy thủ đoàn gồm 167 người. Tàu có cả nhà chứa máy bay và sân đỗ cho trực thăng.
Cùng thời gian này, Bộ Ngoại giao Philippines đã xác nhận việc nước này gửi công hàm tới Ban phụ trách các vấn đề Đại dương và Luật Biển LHQ để phản đối yêu sách đường chín đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông, khẳng định đòi hỏi này là “không có cơ sở theo luật quốc tế”.
Không nói thì cũng rõ, Bắc Kinh đã ra tuyên bố không chấp nhận lập trường của Philippines và khẳng định “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi với các đảo và vùng biển lân cận tại Biển Đông. Trung Quốc có chủ quyền và quyền tài phán với các vùng biển, đáy biển và thềm lục địa liên quan”.
Các sự kiện trên diễn ra sau khi quan hệ giữa hai bên phát sinh nhiều căng thẳng. Ngày 2/3, hai tàu Trung Quốc đã đụng độ với tàu thăm dò dầu khí của Philíppin tại vùng biển gần Bãi Cỏ Rong. Sau vụ này, Philippines đầu tư 180 triệu USD, đợt đầu trong chương trình đầu tư tuyên bố khoảng 2,33 tỷ USD, để cải tạo đường băng trên đảo Pagasa và triển khai một số khí tài quân sự tại 8 đảo mà nước này đang chiếm giữ trên quần đảo Trường Sa. Quân đội Philíppin cũng tiến hành tập trận Balikatan với Mỹ kéo dài tới ngày 15/4.
Thế rồi, ngày 30/3, Trung Quốc thực hiện án tử hình đối với ba công dân Philippines vì tội buôn lậu ma túy. Việc Bắc Kinh từ chối các thỉnh cầu của Manila giảm án cho công dân của họ đã khiến cho các căng thẳng nghiêm trọng hơn. Một số tờ báo lớn của Philippines đã đưa sự việc nói trên lên trang nhất, gây bất bình của dân chúng. Theo đánh giá của Bộ Ngoại giao Philippines, việc hành quyết các công dân nước này có thể là để trả đũa vụ 2/3. Nguồn tin của ngoại giao đoàn tại Manila cho biết nhiều khả năng Philippines sẽ chính thức tiến hành khai thác mỏ dầu Sampaguita tại khu vực bãi Cỏ Rong, ngoài khơi Bãi Cỏ Rong (Reed Bank), vị trí gần Philippines và xa Trung Quốc. Chủ tịch của Công ty Forum Energy (Anh) khẳng định “đã thực thi các cam kết hợp đồng với Bộ Năng lượng Philippines và hướng tới đầu tư hơn nữa vào dự án (Reed Bank)”. Sự cứng rắn của Bắc Kinh được cho là nhằm “cảnh cáo” Manila gần đây có xu hướng xa Bắc Kinh và thân Washington hơn so với thời chính quyền Gloria Arroyo.
Nhưng nguyên nhân chính có lẽ là dầu khi. Ngày 24/3, một chuyên gia về biển của Trung Quốc cảnh báo rằng kế hoạch thúc đẩy thăm dò dầu khí tại Biển Đông của một công ty dầu khí Philippines sẽ làm phức tạp thêm những tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và các nước ASEAN.
Năm 1995 và các năm 1998-1999, đụng độ đã xảy ra giữa Trung Quốc và Philippines do Trung Quốc tiến hành xây dựng trên đảo đá ngầm "Mischief" ở gần đó. Phía Philippines cho rằng các hành động của Trung Quốc làm tăng khả năng can thiệp vào việc Philippines thăm dò tại khu vực "Reed Bank", nơi Manila đã hoàn thành một nghiên cứu địa chấn vào năm 1995.
Nhưng tình hình ngày nay đã có ba điểm khác với 16 năm trước. Hồi xẩy ra xung đột Trung Quốc và Philippines năm 1995 về bãi đá ngầm “Mischief”, Mỹ đã rũ bỏ mọi can dự vào Đông Nam Á và Biển Đông. Hiện nay, Mỹ tái can dự và thách thức tuyên bố “lợi ích cốt lõi” mà Bắc Kinh đưa ra về Biển Đông. Không những thế, ngày 20/2/2011, tại Manila, Tư lệnh Quân đội Mỹ tại Thái Bình Dương Robert Willard Mỹ đã cam kết tiếp tục hỗ trợ Philippines trong “việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và an ninh, nhất là hỗ trợ việc tuần tra tại Biển Đông”.
Trung Quốc cũng không còn là Trung Quốc của năm 1995. Hạm đội Nam Hải được xây dựng thành hạm đội lớn mạnh nhất của Trung Quốc. Mùa hè này, Varyag - tàu sân bay đầu tiên của nước này sẽ đi vào hoạt động. Tiếp đó, sự quan tâm quốc tế lại hướng về việc một tàu chiến lớn của hải quân Trung Quốc đang được hoàn tất tại cảng đóng tàu Trường Xuân gần Thượng Hải. Tàu Jinggangshan là tàu đổ bộ loại 071, trọng tải 20.000 tấn, dài 210m, tầm hoạt động 11.000 km, chở 800 quân, mang theo 4 tàu nệm hơi, 20 xe bọc thép, 2 trực thăng Z-8 (xem ảnh). Tàu dự định được biên chế vào đội tàu sân bay chiến đấu của Varyag. Các lữ đoàn thủy quân lục chiến của Trung Quốc, từ 10.000-12.000 người, đều thuộc biên chế hạm đội Nam Hải.

Mặt khác, quan hệ giữa Trung Quốc với Philippines, cũng như với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN, đã trưởng thành, mở rộng trên mọi lĩnh vực. Giữa hai nước còn có Tuyên bố Quy tắc ứng xử Biển Đông (COC) và hàng loạt cam kết khác. Trung Quốc là một nước lớn có trách nhiệm. Kim ngạch xuất khẩu của Philippines sang Trung Quốc trong năm 2010 đã tăng kỷ lục 5,7 tỷ USD so với năm 2009. Như vậy, hai nước sẽ hành động như thế nào nếu xung đột leo thang đều phải tính kỹ. Họ sẽ phải cân nhắc lợi hại giữa một nước cờ và toàn bộ bàn cờ./.

----------------------------------------


By Phieu Le And Huy Duong  (Lê Minh Phiếu+Dương Danh Huy)
The Manila Times (Philippines)   -   Tuesday, April 19, 2011Top of Form
Bottom of Form

By Phieu Le And Huy Duong
The Manila Times (Philippines)    -    Tuesday, April 19, 2011
.
.
.

No comments: