Đoàn Thanh Liêm
4-13-2011 12:00:00 AM
Từ sau năm 1954, khi người cộng sản thiết lập chế độ độc tài chuyên chế trên lãnh thổ miền Bắc, thì đã gặp sự phê bình chống đối của giới sĩ phu trí thức và văn nghệ sĩ, cụ thể là nhóm Nhân văn Giai phẩm, và các sĩ phu trí thức như Luật sư Nguyễn Mạnh Tường, nhà báo Phan Khôi v.v… Mặc dầu bị đàn áp nặng nề, nhưng phong trào tranh đấu cho Dân chủ, Tự do và Nhân quyền vẫn âm ỉ kéo dài liên tục từ trên nửa thế kỷ qua, đặc biệt với thế hệ người trẻ hiện nay mà nổi bật nhất là những luật sư Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Lê Công Định, Lê Quốc Quân, bác sĩ Phạm Hồng Sơn, tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung…
Bài viết này nhằm ghi lại những nét chính yếu trong quá trình tranh đấu trường kỳ và rất là anh dũng đó.
1 – Nhóm Nhân Văn Giai Phẩm 1955 – 56.
Vào giữa thập niên 1950, khối cộng sản do Liên Xô lãnh đạo còn khá hùng hậu và đoàn kết gắn bó chặt chẽ với nhau, nhất là sau khi cộng sản đã làm chủ được cả nước Trung Quốc là quốc gia có đông dân số nhất thế giới. Vì thế nên đảng cộng sản Việt Nam đã rất hung hãn với chủ trương áp đặt lên xã hội miền Bắc một chế độ sắt máu tàn bạo bắt đầu bằng chiến dịch “cải cách ruộng đất” mô phỏng y hệt như của Trung Quốc. Việc này đã gây ra bao nhiêu đau khổ điêu đứng và tang thương chết chóc cho hàng vạn gia đình ở nông thôn, cũng như gây ra sự bất mãn tột độ của giới trí thức văn nghệ sĩ ở thành thị. Vì thế mà ngay từ cuối năm 1955, đã có một phong trào tranh đấu đòi tự do dân chủ mà cao điểm là những ấn phẩm của hai đặc san có danh xưng là “Nhân Văn” và “Giai Phẩm”.
Rất đông văn nghệ sĩ đã tham gia lên tiếng đòi hỏi phải có tự do tư tưởng, tự do sáng tác, tự do phát biểu trong sinh hoạt văn học nghệ thuật nhằm phục vụ quần chúng. Họ không ngần ngại phê phán đường lối lãnh đạo của đảng cộng sản trong lãnh vực văn nghệ. Điển hình như nhà nghiên cứu Trương Tửu đã viết hết sức đanh thép: “Văn nghệ sĩ chân chính xưa nay đều chống lại chính trị của giai cấp cầm quyền”. Và: “Vận mạng của văn nghệ dài hơn vận mệnh của Đảng, dài hơn vận mạng của chế độ.”
Các nhà trí thức tên tuổi như luật sư Nguyễn Mạnh Tường, học giả Đào Duy Anh, nhà báo Phan Khôi, nhà văn Nguyễn Hữu Đang, nhạc sĩ Văn Cao, các nhà thơ Trần Dần, Hoàng Cầm, Phùng Quán v.v… đã hiên ngang tố cáo những sai trái quá khích của giới lãnh đạo cộng sản. Trong bài diễn văn bất hủ vào cuối tháng 10 năm 1956 tại Mặt trận Tổ quốc, luật sư Tường đã mạnh dạn nêu ra những sai trái quá khích trong chính sách cải cách ruộng đất. Ông nhấn mạnh đến nguyên tắc pháp lý: “Khẩu hiệu của pháp lý thì khác hẳn: Thà 10 địch sót còn hơn một người bị kết án oan”.
Bài viết này nhằm ghi lại những nét chính yếu trong quá trình tranh đấu trường kỳ và rất là anh dũng đó.
1 – Nhóm Nhân Văn Giai Phẩm 1955 – 56.
Vào giữa thập niên 1950, khối cộng sản do Liên Xô lãnh đạo còn khá hùng hậu và đoàn kết gắn bó chặt chẽ với nhau, nhất là sau khi cộng sản đã làm chủ được cả nước Trung Quốc là quốc gia có đông dân số nhất thế giới. Vì thế nên đảng cộng sản Việt Nam đã rất hung hãn với chủ trương áp đặt lên xã hội miền Bắc một chế độ sắt máu tàn bạo bắt đầu bằng chiến dịch “cải cách ruộng đất” mô phỏng y hệt như của Trung Quốc. Việc này đã gây ra bao nhiêu đau khổ điêu đứng và tang thương chết chóc cho hàng vạn gia đình ở nông thôn, cũng như gây ra sự bất mãn tột độ của giới trí thức văn nghệ sĩ ở thành thị. Vì thế mà ngay từ cuối năm 1955, đã có một phong trào tranh đấu đòi tự do dân chủ mà cao điểm là những ấn phẩm của hai đặc san có danh xưng là “Nhân Văn” và “Giai Phẩm”.
Rất đông văn nghệ sĩ đã tham gia lên tiếng đòi hỏi phải có tự do tư tưởng, tự do sáng tác, tự do phát biểu trong sinh hoạt văn học nghệ thuật nhằm phục vụ quần chúng. Họ không ngần ngại phê phán đường lối lãnh đạo của đảng cộng sản trong lãnh vực văn nghệ. Điển hình như nhà nghiên cứu Trương Tửu đã viết hết sức đanh thép: “Văn nghệ sĩ chân chính xưa nay đều chống lại chính trị của giai cấp cầm quyền”. Và: “Vận mạng của văn nghệ dài hơn vận mệnh của Đảng, dài hơn vận mạng của chế độ.”
Các nhà trí thức tên tuổi như luật sư Nguyễn Mạnh Tường, học giả Đào Duy Anh, nhà báo Phan Khôi, nhà văn Nguyễn Hữu Đang, nhạc sĩ Văn Cao, các nhà thơ Trần Dần, Hoàng Cầm, Phùng Quán v.v… đã hiên ngang tố cáo những sai trái quá khích của giới lãnh đạo cộng sản. Trong bài diễn văn bất hủ vào cuối tháng 10 năm 1956 tại Mặt trận Tổ quốc, luật sư Tường đã mạnh dạn nêu ra những sai trái quá khích trong chính sách cải cách ruộng đất. Ông nhấn mạnh đến nguyên tắc pháp lý: “Khẩu hiệu của pháp lý thì khác hẳn: Thà 10 địch sót còn hơn một người bị kết án oan”.
Họ được đông đảo quần chúng thanh niên, nhất là giới sinh viên trẻ hoan nghênh nhiệt tình. Vì thế mà đảng cộng sản đã ra tay phát động một chiến dịch đàn áp rất quy mô và tàn bạo, với việc bắt giữ giam cầm, kết án nhiều nhân vật chủ xướng của phong trào. Đồng thời cũng cô lập bao vây, đày đọa nhiều trí thức tiêu biểu hàng đầu như luật sư Nguyễn Mạnh Tường, học giả Đào Duy Anh v.v… Mặc dầu bị đàn áp tàn tệ như vậy, giới trí thức văn nghệ sĩ ở miền Bắc hồi ấy vẫn tỏ ra kiên cường bất khuất, điển hình như nhà thơ Hữu Loan tác giả của bài thơ nổi tiếng “Màu Tím Hoa Sim”, đã bỏ hết mọi chức vụ, quyền lợi của một đảng viên để trở về miền quê, cam chịu sống cuộc đời lam lũ khó nhọc nghèo túng, chứ nhất quyết không thèm tiếp tay với chế độ độc tài áp bức. Đã có nhiều sách báo viết về giai đoạn
2 – Vụ án “Xét lại chống Đảng” năm 1967 – 68.
Đây là một chuyện thanh toán nhau trong nội bộ của đảng cộng sản, do người chủ chốt là Lê Đức Thọ phát động nhằm loại trừ những phần tử có lập trường tương đối cởi mở thông thoáng theo chính sách hòa hoãn của Liên Xô, khác biệt với chủ trương cứng rắn quá khích của Trung Quốc vào hồi đầu thập niên 1960. Như ta đã biết, từ năm 1956 sau khi lãnh tụ Kruschev vạch trần những tội ác của Stalin và chủ trương bài trừ nạn sùng cá nhân lãnh tụ trong sinh họat của đảng cộng sản Liên Xô, thì phía Trung Quốc có lập trường chống lại “chủ trương xét lại chủ nghĩa cộng sản” (revisionism) này của Liên Xô, và rồi lần lần đi tới sự chia rẽ mâu thuẫn trầm trọng giữa hai bậc đàn anh này của phong trào cộng sản thế giới.
Một số đảng viên vốn được tiếp cận sự cởi mở của Liên Xô như Hoàng Minh Chính, Nguyễn Minh Cần…, thì có tư tưởng phóng khoáng, không chấp nhận lề lối bảo thủ giáo điều của Trung Quốc. Do đó mà một số khá đông những đảng viên kỳ cựu đã bị bắt giữ giam cầm trong các trại tù rất là khắc nghiệt trong nhiều năm, kể từ năm 1967 cho đến sau năm 1975. Vụ việc động trời này đã được nhà văn Vũ Thư Hiên tường thuật lại với rất nhiều chi tiết trong cuốn Hồi ký nhan đề là “Đêm Giữa Ban Ngày” được xuất bản lần đầu tiên năm 1997 tại hải ngoại. Nói chung, thì đây là những người cộng sản tiến bộ, cởi mở, họ chỉ bày tỏ quan điểm thông thoáng của mình, khác biệt với chủ trương giáo điều quá khích sắt máu của giới lãnh đạo, chứ không hề có tham vọng gì lớn lao với âm mưu “làm đảo chính trong nội bộ của đảng cộng sản”. Ấy thế mà họ bị bắt giam và đối xử rất là tàn tệ, không khác gì với kẻ thù của đảng. Những nạn nhân trong vụ đàn áp này gồm nhiều nhân vật cao cấp tên tuổi của đảng, điển hình như ông Vũ Đình Huỳnh đã từng là một vị Phụ tá thân cận lâu năm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, như Tướng Đặng Kim Giang Chỉ huy trưởng cục Hậu cần của Quân đội Nhân dân, ông Hoàng Minh Chính Viện trưởng Viện Triết học Marx Lénin v.v…
3 - Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam với Tuyên ngôn năm 1977.
Đây là một vụ tranh đấu bất bạo động sớm nhất, với quy mô lớn nhất của giới luật gia tại miền Nam sau năm 1975. Vào ngày 23 tháng Tư năm 1977, trước Nhà thờ Đức Bà Saigon, Luật sư Trần Danh San nhân danh Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam đã đọc bản “Tuyên Ngôn Nhân Quyền Của Những Người Việt Nam Khốn Cùng”. Liền sau ngay đó, tất cả 17 người ký tên trên Bản Tuyên Ngôn này đã bị bắt giam vào các trại tù. Những người chủ xướng phần đông đều là các luật sư như Thủ lãnh Vũ Đăng Dung, Triệu Bá Thiệp, Nguyễn Hữu Giao, Trần Danh San…
Xin trích dẫn một số đoạn tiêu biểu rất là thê thiết cảm động của Bản Tuyên Ngôn như sau :
“Chúng tôi những người Việt Nam khốn cùng, với tàn lực còn lại, với tinh thần tàn phế, quyết đấu tranh bằng con đường bất bạo động để kêu gọi lương tâm nhân lọai, các lực lượng của thế giới văn minh, hãy lắng nghe những lời cầu cứu thảm thiết của những kẻ hấp hối.
- Tàn lực vì chúng tôi ăn đói và sẽ chết đói.
- Tinh thần tàn phế vì chúng tôi không được sống và suy tưởng như con người.
Chúng tôi buộc phải cúi đầu khom lưng tung hô vạn tuế chủ nghĩa –một chủ nghĩa đã lỗi thời và chống lại con người. Mặc dầu vậy, chúng tôi vẫn dùng ngôn ngữ con người để thức tỉnh bọn đao phủ mù quáng và tham tàn. Vì chỉ có con đường bất bạo động mới tránh khỏi các cuộc thảm sát huynh đệ tương tàn và khỏi làm nhơ bẩn tấm lòng trong trắng của những người Việt nam khốn cùng.
…
Các lực lượng văn minh trên thế giới hãy đứng dậy!
Không còn chờ đợi nữa!
Liên Hiệp Quốc phải can thiệp cấp thời để áp dụng và áp dụng triệt để Bản Quốc Tế Tuyên Ngôn Nhân Quyền đối với những người Việt Nam khốn cùng chiếu theo sự quy định của Hiến Chương Liên Hiệp Quốc”.
Trong số người bị bắt tù liền sau ngày công bố Bản Tuyên Ngôn này, đã có hai người bị chết trong trại giam, đó là kiến trúc sư Nguyễn Văn Điệp và giáo sư Hà Quốc Trung. Các Luật sư Trần Danh San, Nguyễn Hữu Giao, Trần Nhật Tân thì bị tù lâu nhất, đến trên 10 năm. Còn lại, thì bị tù từ 2 năm đến 6 năm.
Chi tiết về vụ này đã được Luật sư Nguyễn Hữu Thống ở San Jose trình bày khá đầy đủ trên tạp chí Văn Nghệ Tiền Phong số 390 phát hành vào tháng 5 năm 1992.
4 – Nhóm Câu Lạc Bộ Kháng Chiến Nam Bộ năm 1987-90.
Vào đầu thập niên 1980, những người tham gia cuộc kháng chiến Nam Bộ từ năm 1945 đến lúc đó phần đông đã lớn tuổi rồi. Nhưng khi từ miền Bắc trở lại với gia đình ở miền Nam sau năm 1975, thì họ thấy những sai trái quá chớn do giới lãnh đạo ngoan cố áp đặt chính sách tập thể hóa về kinh tế đã từng làm bần cùng hóa đối với người dân tại miền Bắc lên trên lãnh thổ miền Nam, thì họ đâm ra bất mãn và tìm cách làm thay đổi tình trạng sai lầm tệ hại này. Và kể từ sau năm 1986, với chủ trương “Đổi Mới” phát khởi từ Liên Xô, những người cựu kháng chiến này mới tập hợp lại với nhau thành một tổ chức gọi là Nhóm Truyền Thống Kháng Chiến Nam Bộ, và lên tiếng kêu gọi quần chúng miền Nam khôi phục lại nền nếp sinh họat dân chủ vốn từng ăn sâu nơi xã hội địa phương từ nhiều năm xưa. Lời kêu gọi này được rất đông người dân Sài Gòn và các tỉnh miền đồng bằng Cửu Long tham gia hưởng ứng, bằng cách chuyền tay nhau các số báo “Truyền Thống Kháng Chiến” do tổ chức phổ biến. Và nhất là họ còn tổ chức nhiều cuộc biểu tình tại Sài Gòn cho các dân oan có thể đòi lại ruộng đất đã bị chiếm đoạt một cách vô lý, bất công do chính sách cải cách ruộng đất của đảng cộng sản gây ra.
Và sau khi chế độ cộng sản bị sụp đổ tại Đông Âu vào cuối năm 1989, thì giới lãnh đạo ở Hà Nội mới đâm ra hốt hoảng, bối rối để rồi vào đầu năm 1990, họ đã phát động một chiến dịch đàn áp rất quy mô, tàn bạo nhằm bắt giữ nhiều cán bộ đảng viên trung cấp và cao cấp, điển hình như các ông Nguyễn Hộ, Tạ Bá Tòng, Đỗ Trung Hiếu, Hồ Hiếu v.v…
Cũng vào năm 1990, công an cũng thi hành lệnh cưỡng chế bắt linh mục Chân Tín phải ra cư trú tại thị xã Cần Giờ, và lệnh quản chế tại gia (house arrest) đối với giáo sư Nguyễn Ngọc Lan. Đồng thời cũng trong năm 1990, họ lại còn bắt giữ và đem ra tòa xét xử với mức án rất nặng đối với nhiều nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng như bác sĩ Nguyễn Đan Quế, giáo sư Đòan Viết Hoạt, Hòa thượng Thích Huệ Đăng v.v…
5 – Phong trào tranh đấu liên tục của khối tín đồ các tôn giáo.
Ngay từ ngày nắm giữ được chính quyền trong tay từ năm 1945, thì người cộng sản Việt Nam vẫn luôn áp dụng một chính sách cố hữu là: “triệt tiêu tôn giáo”, bất kể là tôn giáo nào. Nhưng vì gặp sự đề kháng kiên cường của tập thể các tín đồ, nên họ đã không thể nào mà làm xóa bỏ, loại trừ tôn giáo ra khỏi đời sống xã hội được, mặc dầu họ đã sử dụng mọi thủ đoạn tàn ác thâm độc đối với các tu sĩ và tín đồ của các tôn giáo như Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hòa Hảo.
Ngày nay với trình độ dân trí mỗi ngày một tăng cao, nên quần chúng tín đồ càng tham gia nhiều vào công cuộc tranh đấu không những cho tự do tôn giáo, mà còn cả cho công bằng xã hội, cho nền đạo lý truyền thống của dân tộc, cho dân chủ, tự do và cho nhân phẩm và nhân quyền của tòan thể nhân dân. Với phương thức bất bạo động, tôn giáo càng dễ lôi cuốn số đông quần chúng tham gia vào cao trào tranh đấu này. Đặc biệt là khối tín đồ thuộc các sắc tộc thiểu số theo đạo Tin Lành ở miền cao nguyên Trung phần, thì họ rất gắn bó liên kết chặt chẽ với nhau để đòi hỏi công bằng về ruộng đất và về tự do hành đạo.
Vì thế mà chánh quyền cộng sản sẽ ngày càng bất lực, không thể dùng mãi bạo lực, dối trá để mà trấn áp cả một khối quần chúng lớn lao hàng nhiều triệu con người trong các tổ chức tôn giao được nữa rồi. Đó là một dấu hiệu rất phấn khởi, lạc quan và tích cực cho công cuộc tranh đấu trường kỳ của dân tộc Việt Nam chúng ta vào đầu thế kỷ XXI ngày nay vậy.
6 – Phong trào tranh đấu của giới trẻ trong những năm gần đây.
Với sự giao lưu trao đổi tin tức dễ dàng trong thời đại Internet ngày nay, thì giới trẻ ở Việt Nam mỗi ngày một thêm hăng say tích cực dấn thân nhập cuộc vào cao trào tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền của dân tộc mình và cho sự toàn vẹn lãnh thổ trước sự lấn chiếm ngang ngược của Trung Quốc. Và mặc dầu bị đàn áp thô bạo, bị bắt giữ, bị bao vây kinh tế, bị bọn côn đồ đầu gấu do công an xúi giục hành hạ đánh đập, các nhà tranh đấu này vẫn kiên cường giữ vững lập trường tranh đấu cho chính nghĩa của mình. Điển hình là các khuôn mặt rất trẻ như Đòan Huy Chương, Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng đều dưới 30 tuổi thuộc tổ chức Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nông, hiện vừa bị xử án tù rất nặng vào tháng 10 năm 2010 vừa qua.
Luật sư Lê Thị Công Nhân giữa đám công an.
Mới đây nhất là vụ xử Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ với 7 năm tù giam vào ngày 4 tháng Tư, thì chính quyền cộng sản Hà Nội đang bị dư luận khắp thế giới chê trách nặng nề, và càng tạo cơ hội cho quần chúng hưởng ứng tham gia với công cuộc tranh đấu cho tự do dân chủ và nhân quyền thêm mạnh mẽ hơn. Cụ thể như tín đồ các tôn giáo đang đồng loạt tụ họp lại với nhau rất đông đảo, để cùng cầu nguyện cho bác sĩ Phạm Hồng Sơn, luật sư Lê Quốc Quân là những người mới bị công an bắt giữ trong phiên tòa xét xử tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ ở Hà Nội vừa đây.
Tóm tắt lại, cao trào tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền mỗi ngày một dâng lên cao, đặc biệt với sự tham gia của khối tín đồ rất lớn lao thuộc các tôn giáo, và nhất là của giới nông dân bị chiếm đoạt ruộng đất ở khắp các miền quê. Càng ngày lại càng có thêm nhiều cán bộ đảng viên lớn tuổi, các sĩ phu trí thức và nhất là giới sinh viên học sinh còn rất trẻ lại cũng nhiệt thành phấn khởi nhập cuộc thật đông đảo và dũng mãnh hơn.
Đây rõ rệt là một quá trình tranh đấu của toàn thể dân tộc mà không có bàn tay sắt của chế độ độc tài tàn bạo nào lại có thể làm đảo ngược được nữa. Và đó cũng là niềm hy vọng sáng ngời cho dân tộc Việt Nam chúng ta vào đầu thế kỷ XXI lúc này vậy.
California, 12 tháng Tư 2011
Đoàn Thanh Liêm
.
.
.
No comments:
Post a Comment