Tuesday, April 26, 2011

MỘT DÂN TỘC "TUỘT XÍCH" (Phùng Tường Vân)


25.04.2011

Trước hết là rất hoan nghênh nhà văn Thuận vì cô tiếp tục cho những độc giả của cô nhấm nháp tiếp[1] tiểu thuyết mới nhất, Thang máy Sài Gòn, mà khi cho trích đăng 3 chương thuở còn mồ ma talawas.org nó có một cái tên cúng cơm khác là Tiểu Thuyết Nhiệt Đới.[2]

Vừa hoan nghênh vừa mừng, chả là vì tháng trước “gặp” cô tất tả ở Toulouse lo triển lãm của T.T.Vũ, cô bảo: “Bận quá bác à, cái hall rộng quá, phải làm sao cho nó bớt mênh mông đi.” Hỏi về cuốn tiểu thuyết mới, cô bảo “đang muốn điên đầu vì nó đây bác ơi, chuyện xuất bản Thang máy Sài Gòn ở trong nước là ‘thôi rồi’. Thuận bảo họ rằng ‘Chẳng thà là cho nó đóng chai đút nút, rồi quăng xuống biển chớ xuất bản mà ra những điều kiện ‘tuột xích’ như nhà Nhã Nam cho biết, thì ‘không đời nào’! Họ cho biết phải cắt hoàn toàn 3 chương, chính là 3 chương đã cho đăng trên talawas.org hồi trước, về sau họ nhượng bộ một điểm là cái chương nói chuyện ngày tống táng cho ông Kim Nhật Thành mà cái hysteria của đồng bào, đồng chí (nhất là những đồng chí đứng gần gần ông con thế tử trong bậc thang quyền lực mới) nó khiến cho người thế giới bối rối quá! thì cho ông ta là ông gì, ông gì đi chớ đừng để độc giả nhận ra ông ta là ông Kim... Thành!” Trời đất, chuyện ông Kim Thành ở tận mãi xứ Kim... Chi, chẳng biết ân sâu nghĩa nặng từ thuở nào mà guồng máy “biên tập” của cả nền văn học ta càng ngày càng bày ra những trò khốn khổ, khốn nạn, văn học mất nhân cách đến như vậy!

Nếu trong ngôn ngữ tính giao đại chúng, những từ như “tuột xích”, “đứt giây thiều”, “xìu xìu ển ển”... phát biểu một tình trạng thật bối rối, chẳng mấy ai muốn đối diện, thì trong câu chuyện đời thường, như trong chuyện “chú Điền” này chẳng hạn, “tuột xích” cũng chẳng làm cho mấy ai là không cảm thấy mình không bị xô vào một hoàn cảnh quái dị lố bịch, thảm nhục nữa. Cho nên nhìn lại những chặng đường lưu xứ của dân tộc ta trong khoảng trên dưới năm mưới năm trở lại đây, nói rằng dân tộc ta là một dân tộc bị “tuột xích” tôi thấy đó là một hình ảnh không một chút khuyếch đại: “tuột xích” là lỡ làng, một dân tộc lỡ làng

Cứ kể từ mùa thu tháng tám 1945, những người cộng sản Việt Nam được lịch sử cho họ một vận hội dân tộc xưa nay chưa từng có, nhưng họ đã làm gì mà để ngày nay chúng ta có một đất nước tàn rạc như thế? Một dân tộc co cụm lại chỉ cốt để sống còn, chỗ nào cũng thấy thảm nhục, kẻ có quyền lực thì càng ngày càng vô tư cách trơ lỳ, cái ngu dốt của bọn cầm quyền gần đây lại thấy có thêm hiện tượng chúng được bọn cầm bút không xương sống “ngợi ca thịnh trị” bằng những trò trì độn lạ lùng!

Đọc Thuận, bút pháp của cô ở Thang máy Sài Gòn lanh canh canh tươi tắn, vẫn chữ nọ níu chữ kia lên, cho nên tôi muốn kể lại một chuyện vừa nghe được: Một ông bạn Hà Nội vừa bảo tôi rằng: Ông ơi, gần đây có người vào thăm “cụ” ở lăng xi măng, nó bảo nhìn “ông cụ” kẽo kẹt đưa lên đưa xuống, hoàn toàn irrelevant với cái thực tại rối bời tan hoang của đất nước, mới thấy rằng chính “ông cụ” cũng là một nhà “lãnh đạo tuột xích” theo đủ mọi nghĩa đấy, không sai!

Phùng Tường Vân
_________________________

[1]Xem “Tuột xích”, trích tiểu thuyết Thang máy Sài Gòn [chưa xuất bản].

[2]3 chương đã đăng trên talawas.org (tháng 10/2010) là “Đám tang lãnh tụ”, “Chia tay đồng ch픓Bí mật Hỏa Lò”.
.
.
.

No comments: