Nguyễn Minh
Đăng ngày 15/04/2011 lúc 19:28:27 EDT
Đăng ngày 15/04/2011 lúc 19:28:27 EDT
Sự phát triển vượt bực của Trung Quốc trong những năm vừa qua đã thu hút sự chú ý của các chuyên viên về phát triển và giới mô phạm quốc tế. Không biết bao nhiêu bài vở, sách báo, tài liệu, phim ảnh quốc tế đã phê bình và phân tích sự kiện này. Gần đây hơn, hai kinh tế gia thượng thặng, từng đoạt giải Nobel kinh tế năm 2001, A. Michael Spence và Joseph E. Stiglitz, đã không tiếc lời ca ngợi mô hình Trung Quốc và cảm thấy có khả năng khai mộng cho các nước
khác.
Mô hình Trung Quốc là gì ? Cho đến nay chưa có một định nghĩa rõ ràng, mỗi nhà bình luận đưa ra một nhận xét riêng, không ai chịu nhường ai trong chức vô địch bình luận về mô hình phát triển của Trung Quốc.
Có người nói đó là một mô hình hỗn hợp, trong đó chính quyền và thị trường kết hợp cùng với nhau để tạo ra một thế cân bằng nhằm giữ vững sự ổn định, nghĩa là biết dung hòa quyền sở hữu nhà nước với quyền sở hữu tư nhân, dung hòa nhu cầu và khả năng cung cấp giữa trong và ngoài nước. Người khác thì nói đó là mô hình phát triển theo chiều dọc, nghĩa là quyền lực nên tập trung vào tay chính quyền để tập trung năng lực vào những kế hoạch chiến lược lâu dài, chế độ độc đảng cầm quyền là một chọn lựa đúng đắn vì có thể mang lại lợi ích tối đa cho dân chúng, chuyên chính để duy trì ổn định xã hội. Người thì cho rằng đó là mô hình phát triển dựa vào nền văn hóa truyền thống Khổng Mạnh : chính trị chủ đạo, kinh tế chỉ huy, xã hội phục dịch. Một cách tóm lại, mô hình Trung Quốc chỉ đơn thuần là một mô hình chính trị tập quyền, sự thành công của Trung Quốc chỉ giản dị là đã có những nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa.
Tại sao ca ngợi mô hình Trung Quốc trong lúc này? Sự kiện này không phải tình cờ. Đây chỉ là phản ứng của những người thiên tả sau khi bức tường Bá Linh sụp đổ năm 1989, họ luôn luôn chống lại sự giàu có về kinh tế và sức mạnh về quân sự áp đảo của Hoa Kỳ và các quốc gia phát triển phương Tây. Nga và các quốc gia vệ tinh hiện nay đang bị kiệt quệ về tư tưởng lẫn thực lực nên không còn là khuôn mẫu cho những cấp lãnh đạo thiên tả nghe theo, chỉ còn lại Trung Quốc.
Mặc dù hiện nay chỉ là một quốc gia cộng sản trên danh nghĩa, nhưng sự phát triển vượt bực của Trung Quốc đang là cái phao để những nhà tư tưởng và những cấp lãnh đạo thiên tả bám vào để tồn tại, trong đó có Việt Nam.
Về phía Trung Quốc, ban lãnh đạo đảng cộng sản không có mô hình phát triển nào cả. Lúc ban đầu Đặng Tiểu Bình, cha đẻ của sự phát triển vượt bực hiện nay, chỉ muốn được tồn tại ("trắng hay đen, mèo nào cũng được, miễn sao bắt được chuột"). Sự phát triển của Trung Quốc, lúc ban đầu (cuối thập niên 1970) chỉ là một mô hình hỗn hợp về quyền sở hữu giữa nhà nước và tư nhân. Nhờ sự cố gắng của tư nhân ‐ thật ra là những tư bản đỏ tìm mọi cách để sản xuất hàng
hóa để thu về thật nhiều ngoại tệ, lúc đó là đô la Mỹ, để làm của riêng phòng khi nguy biến ‐ tốc độ và khả năng sản xuất hàng hóa của lục địa Trung Quốc vượt hẳn Hongkong, Đài Loan và Nam Hàn về giá rẻ. Cái may của những người này là có một nguồn nhân lực dồi
dào sẵn sàng làm việc với bất cứ giá nào để có cơm ăn áo mặc và
cuộc sống khá hơn.
Với thời gian, xã hội Trung Quốc được phân chia lại theo mô hình "phong kiến kiểu mới", giữa một bên là 100 triệu đảng viên cộng sản (phong kiến) cai trị 1,3 tỷ công nhân (nô lệ). Nô lệ ở đây phải hiểu là những người làm việc trong những điều kiện khắc nghiệt (12 giờ một ngày, 6/7 hay 7/7 ngày trong tuần, thiếu bảo hiễm xã hội, tiền lương chỉ đủ để trả tiền nhà và tiền ăn, phải làm thêm nhiều giờ hơn nữa mới có dư tiền để gởi về cho gia đình). Khi hết việc, những công
nhân nô lệ này bị sa thải một cách dễ dàng, chính quyền và giai cấp chủ nhân không hề quan tâm đến số phận hay gia đình của họ.
Với mô hình này, Trung Quốc trở thành xưởng sản xuất hàng hóa của toàn thế giới, đảng cộng sản Trung Quốc, qua trung gian giai cấp tư bản đỏ, trở thành cai thầu cho những quốc gia giàu có. Nô lệ Trung Quốc làm việc ngày đêm để giữ gìn sự sung túc của những quốc gia giàu có. Thực tế này đã không được những nhà tư tưởng thiên tả nhắc nhở tới khi đề cao mô hình Trung Quốc.
khác.
Mô hình Trung Quốc là gì ? Cho đến nay chưa có một định nghĩa rõ ràng, mỗi nhà bình luận đưa ra một nhận xét riêng, không ai chịu nhường ai trong chức vô địch bình luận về mô hình phát triển của Trung Quốc.
Có người nói đó là một mô hình hỗn hợp, trong đó chính quyền và thị trường kết hợp cùng với nhau để tạo ra một thế cân bằng nhằm giữ vững sự ổn định, nghĩa là biết dung hòa quyền sở hữu nhà nước với quyền sở hữu tư nhân, dung hòa nhu cầu và khả năng cung cấp giữa trong và ngoài nước. Người khác thì nói đó là mô hình phát triển theo chiều dọc, nghĩa là quyền lực nên tập trung vào tay chính quyền để tập trung năng lực vào những kế hoạch chiến lược lâu dài, chế độ độc đảng cầm quyền là một chọn lựa đúng đắn vì có thể mang lại lợi ích tối đa cho dân chúng, chuyên chính để duy trì ổn định xã hội. Người thì cho rằng đó là mô hình phát triển dựa vào nền văn hóa truyền thống Khổng Mạnh : chính trị chủ đạo, kinh tế chỉ huy, xã hội phục dịch. Một cách tóm lại, mô hình Trung Quốc chỉ đơn thuần là một mô hình chính trị tập quyền, sự thành công của Trung Quốc chỉ giản dị là đã có những nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa.
Tại sao ca ngợi mô hình Trung Quốc trong lúc này? Sự kiện này không phải tình cờ. Đây chỉ là phản ứng của những người thiên tả sau khi bức tường Bá Linh sụp đổ năm 1989, họ luôn luôn chống lại sự giàu có về kinh tế và sức mạnh về quân sự áp đảo của Hoa Kỳ và các quốc gia phát triển phương Tây. Nga và các quốc gia vệ tinh hiện nay đang bị kiệt quệ về tư tưởng lẫn thực lực nên không còn là khuôn mẫu cho những cấp lãnh đạo thiên tả nghe theo, chỉ còn lại Trung Quốc.
Mặc dù hiện nay chỉ là một quốc gia cộng sản trên danh nghĩa, nhưng sự phát triển vượt bực của Trung Quốc đang là cái phao để những nhà tư tưởng và những cấp lãnh đạo thiên tả bám vào để tồn tại, trong đó có Việt Nam.
Về phía Trung Quốc, ban lãnh đạo đảng cộng sản không có mô hình phát triển nào cả. Lúc ban đầu Đặng Tiểu Bình, cha đẻ của sự phát triển vượt bực hiện nay, chỉ muốn được tồn tại ("trắng hay đen, mèo nào cũng được, miễn sao bắt được chuột"). Sự phát triển của Trung Quốc, lúc ban đầu (cuối thập niên 1970) chỉ là một mô hình hỗn hợp về quyền sở hữu giữa nhà nước và tư nhân. Nhờ sự cố gắng của tư nhân ‐ thật ra là những tư bản đỏ tìm mọi cách để sản xuất hàng
hóa để thu về thật nhiều ngoại tệ, lúc đó là đô la Mỹ, để làm của riêng phòng khi nguy biến ‐ tốc độ và khả năng sản xuất hàng hóa của lục địa Trung Quốc vượt hẳn Hongkong, Đài Loan và Nam Hàn về giá rẻ. Cái may của những người này là có một nguồn nhân lực dồi
dào sẵn sàng làm việc với bất cứ giá nào để có cơm ăn áo mặc và
cuộc sống khá hơn.
Với thời gian, xã hội Trung Quốc được phân chia lại theo mô hình "phong kiến kiểu mới", giữa một bên là 100 triệu đảng viên cộng sản (phong kiến) cai trị 1,3 tỷ công nhân (nô lệ). Nô lệ ở đây phải hiểu là những người làm việc trong những điều kiện khắc nghiệt (12 giờ một ngày, 6/7 hay 7/7 ngày trong tuần, thiếu bảo hiễm xã hội, tiền lương chỉ đủ để trả tiền nhà và tiền ăn, phải làm thêm nhiều giờ hơn nữa mới có dư tiền để gởi về cho gia đình). Khi hết việc, những công
nhân nô lệ này bị sa thải một cách dễ dàng, chính quyền và giai cấp chủ nhân không hề quan tâm đến số phận hay gia đình của họ.
Với mô hình này, Trung Quốc trở thành xưởng sản xuất hàng hóa của toàn thế giới, đảng cộng sản Trung Quốc, qua trung gian giai cấp tư bản đỏ, trở thành cai thầu cho những quốc gia giàu có. Nô lệ Trung Quốc làm việc ngày đêm để giữ gìn sự sung túc của những quốc gia giàu có. Thực tế này đã không được những nhà tư tưởng thiên tả nhắc nhở tới khi đề cao mô hình Trung Quốc.
Để che giấu thực tại không mấy vinh quang này, ban lãnh đạo đảng cộng sản thường phô trương bắp thịt để hù dọa thế giới: dùng sức mạnh quân sự để uy hiếp những quốc lân bang nhỏ bé ; dùng sức mạnh hàng hóa để áp đảo những quốc giá giàu có.
Trên một khía cạnh nào đó, những biện pháp hào nhoáng này đã không ngờ mang lại một số thắng lợi nhất định: không quốc gia nào dám coi thường Trung Quốc, kể cả Mỹ, Nhật và Liên Hiệp Châu Âu.
Cái khó hiểu là mặc dù mọi người đều biết sự phát triển vượt bực của Trung Quốc hiện nay là không bình thường, nhưng không ai dám nói ngược với những gì ban lãnh đạo đảng cộng sản Trung Quốc đang làm : tiếp tục dìm giá đồng CNY, gia tăng xuất khẩu, hạn chế sự phát triển thị trường nội địa. Chẳng lẽ có một qui ước bất thành văn giữa những chính trị gia và giới báo chí phương Tây về sự phát triển của Trung Quốc ? Tình trạng này giống như sự cổ võ một lực sĩ nhà nghèo đã cố gắng ngàyđêm tập dợt, bất kể đói và lạnh, để cùng những lực sĩ nhà giàu chạy việt dã đường xa, đến một lúc nào đó người lực sĩ nhà nghèo này sẽ ngã quỵ và sẽ không được gượng dậy được vì kiệt sức.
Thấy gì trong mô thức phát triển của Trung Quốc hiện nay ? Đó là một liên minh quyền tiền, như mọi liên minh quyền tiền trên thế giới trừ trước đến nay. Như đã nói ở đoạn trên, mô hính mà Trung Quốc đang theo đuổi là mô hình phong kiến kiểu mới, trong đó 100 triệu đảng viên cộng sản phong kiến có toàn quyền trên 1,3 tỷ công dân nô lệ. Theo mô hình này, quyền lực tập trung vào trung ương, thật ra là vào tay một thiểu số cầm quyền. Những ai ở xa trung tâm quyền lực, dù có tài giỏi đến đâu cũng chỉ là những cấp thừa hành, quyền quyết định vẫn tập trung vào tay thiểu số, tức giai cấp đảng viên đảng cộng sản.
Nhìn từ bên ngoài, ngươi ta thấy xã hội Trung Quốc có vẽ như cởi mở, có tự do nhưng trong thực tế đó là một xã hội đầy ức nén: mọi người phải tự kềm chế mình để được tồn tại. Sinh hoạt kinh tế cũng thế, mọi người phải tự kềm chế để giai cấp cầm quyền không chú ý tới, nghĩa là phải giả bộ đóng vai thấp hèn để được yên thân.
Liên minh quyền tiền (đảng cộng sản và tư bản đỏ) này đang khống chế toàn bộ xã hội, từ thôn quê ra đến thành thị, ai nghịch lại đều bị trừng trị. Trên một khía cạnh nào đó, liên minh quyền tiền này giống như căn bệnh ung thư ác tính giết lần giết hồi thể xác của người bệnh. Bất công xã hội, hố cách biệt giàu nghèo và nạn thất nghiệp trên qui mô lớn là những yếu tố độc hại đang làm sụp đổ mô hình Trung Quốc, và không sớm thì muộn sẽ dẫn đến bạo loạn.
Trên một khía cạnh nào đó, những biện pháp hào nhoáng này đã không ngờ mang lại một số thắng lợi nhất định: không quốc gia nào dám coi thường Trung Quốc, kể cả Mỹ, Nhật và Liên Hiệp Châu Âu.
Cái khó hiểu là mặc dù mọi người đều biết sự phát triển vượt bực của Trung Quốc hiện nay là không bình thường, nhưng không ai dám nói ngược với những gì ban lãnh đạo đảng cộng sản Trung Quốc đang làm : tiếp tục dìm giá đồng CNY, gia tăng xuất khẩu, hạn chế sự phát triển thị trường nội địa. Chẳng lẽ có một qui ước bất thành văn giữa những chính trị gia và giới báo chí phương Tây về sự phát triển của Trung Quốc ? Tình trạng này giống như sự cổ võ một lực sĩ nhà nghèo đã cố gắng ngàyđêm tập dợt, bất kể đói và lạnh, để cùng những lực sĩ nhà giàu chạy việt dã đường xa, đến một lúc nào đó người lực sĩ nhà nghèo này sẽ ngã quỵ và sẽ không được gượng dậy được vì kiệt sức.
Thấy gì trong mô thức phát triển của Trung Quốc hiện nay ? Đó là một liên minh quyền tiền, như mọi liên minh quyền tiền trên thế giới trừ trước đến nay. Như đã nói ở đoạn trên, mô hính mà Trung Quốc đang theo đuổi là mô hình phong kiến kiểu mới, trong đó 100 triệu đảng viên cộng sản phong kiến có toàn quyền trên 1,3 tỷ công dân nô lệ. Theo mô hình này, quyền lực tập trung vào trung ương, thật ra là vào tay một thiểu số cầm quyền. Những ai ở xa trung tâm quyền lực, dù có tài giỏi đến đâu cũng chỉ là những cấp thừa hành, quyền quyết định vẫn tập trung vào tay thiểu số, tức giai cấp đảng viên đảng cộng sản.
Nhìn từ bên ngoài, ngươi ta thấy xã hội Trung Quốc có vẽ như cởi mở, có tự do nhưng trong thực tế đó là một xã hội đầy ức nén: mọi người phải tự kềm chế mình để được tồn tại. Sinh hoạt kinh tế cũng thế, mọi người phải tự kềm chế để giai cấp cầm quyền không chú ý tới, nghĩa là phải giả bộ đóng vai thấp hèn để được yên thân.
Liên minh quyền tiền (đảng cộng sản và tư bản đỏ) này đang khống chế toàn bộ xã hội, từ thôn quê ra đến thành thị, ai nghịch lại đều bị trừng trị. Trên một khía cạnh nào đó, liên minh quyền tiền này giống như căn bệnh ung thư ác tính giết lần giết hồi thể xác của người bệnh. Bất công xã hội, hố cách biệt giàu nghèo và nạn thất nghiệp trên qui mô lớn là những yếu tố độc hại đang làm sụp đổ mô hình Trung Quốc, và không sớm thì muộn sẽ dẫn đến bạo loạn.
Nguyễn Minh (Tokyo)
© Thông Luận 2011
.
.
.
No comments:
Post a Comment