Tác giả: BEN WILDAVSKY
Bài đã được xuất bản.: 10/04/2011 05:00 GMT+7
Hệ thống giáo dục Mỹ đã trải qua thời khắc Sputnik, từ mà Tổng thống Barack Obama đã nói trong Thông điệp liên bang thứ hai của mình, ám chỉ đến vụ phóng vệ tinh năm 1957 của Liên Xô đã là động lực cho làn sóng cách tân, sáng tạo trong lòng nước Mỹ.
Không hẳn. Bất cứ ai đang tìm dấu hiệu cho thấy sự đi xuống của Mỹ đầu thế kỷ 21 cần phải nhìn xa hơn những kết quả bài kiểm tra giáo dục quốc tế gần đây nhất, hồi tháng 12/2010. Chương trình Đánh giá Sinh viên Quốc tế (PISA) - bài đánh giá quốc tế được theo dõi nhiều nhất trong lĩnh vực giáo dục - cho thấy sinh viên đại học ở Mỹ xếp thứ 31 trên tổng số 65 nền kinh tế về môn toán, thứ 23 về môn khoa học và thứ 17 về môn văn. Trong khi đó, sinh viên Trung Quốc đến từ thành phố Thượng Hải vượt lên đứng đầu trong cả ba bộ môn, và đây là lần đầu tiên họ đạt kết quả này.
Nhận định về kết quả trên, Bộ trưởng Giáo dục Mỹ Arne Ducan phát biểu trên Washington Post rằng: "Đối với tôi, đây là một lời cảnh tỉnh". Ông nói thêm: "Chúng ta đã bao giờ hài lòng với việc người Mỹ đứng ở vị trí trung bình trong bất cứ việc gì chưa? Mục đích của chúng ta phải là dẫn đầu thế giới về giáo dục". Nhận xét này đã cho thấy rõ cảm giác nước Mỹ đang phải đối mặt với một "khoảnh khắc Sputnik", từ mà Tổng thống Barack Obama đã nói trong Thông điệp liên bang thứ hai của mình, ám chỉ đến vụ phóng vệ tinh năm 1957 của Liên Xô đã là động lực cho làn sóng cách tân, sáng tạo trong lòng nước Mỹ.
Trên thực tế, hệ thống giáo dục Mỹ đã trải qua thời khắc Sputnik này. Sau tháng sau khi Liên Xô phóng vệ tinh gây sốc thế giới, một chuyên mục đặc biệt của tạp chí Life đã cảnh báo người Mỹ về "một cuộc khủng hoảng trong giáo dục". Những bức ảnh đăng kèm cho thấy một cậu bé 16 tuổi ở Chicago ngồi mơ màng trong lớp học, lang thang với đám bạn gái và tham gia một đội bơi lội, trong khi người cùng tuổi với cậu ở Moscow - một nhà vật lý đầy tham vọng - dành cả 6 ngày trong tuần để theo dõi các thí nghiệm vật lý và hóa học tiên tiến, và học tiếng Anh và văn học Nga.
Bài học đã quá rõ: Giáo dục là một cuộc cạnh tranh quốc tế và ai lười biếng sẽ phải chịu những hậu quả thực sự. Mối lo ngại giới trẻ Mỹ bị bỏ lại đằng sau trong cuộc cạnh tranh này luôn đúng, ngay cả khi các đối thủ cạnh tranh có thay đổi, từ một nhà khoa học tên lửa ở Moscow đến một người có tham vọng trở thành kỹ sư ở Thượng Hải.
Những thực tế mới nhất về giới trẻ Mỹ trên 15 tuổi chắc chắn không có gì đáng để khoe khoang. Nhưng thành quả của sinh viên sẽ khiến bạn ngạc nhiên nếu bạn cho rằng thành quả trong ngành giáo dục là một cuộc cạnh tranh bất phân thắng bại giữa các quốc gia, một cuộc chạy đua vũ khí trí tuệ trong đó cái được của các nước khác chắc chắn là cái mất của Mỹ. Với bản năng cạnh tranh của người Mỹ, không có lý do gì để Mỹ bị xét xử mình nghiêm khắc như vậy chỉ dựa trên quan điểm của họ về trật tự thế giới. Còn lâu học sinh Mỹ mới bị thụt lùi một cách tuyệt đối, vị trí tương đối của Mỹ trên các sàn thi đấu toàn cầu không quan trọng bằng việc liệu nước này đang cải cách việc dạy và học đủ để xây dựng nguồn nhân lực mà mình cần hay chưa.
Và theo phép đo này, hệ thống giáo dục Mỹ, dù chắc chắn cần tiến bộ đáng kể hơn nữa, nhưng không phải là đang thất bại thảm hại. Thành quả của sinh viên Mỹ trong môn khoa học và toán học trên thực tế đã được cải thiện đôi chút từ sau vòng thi năm 2006, vươn lên vị trí trung bình trong các nước phát triên về môn khoa học, trong khi chỉ thấp hơn mức trung bình một chút về môn toán. Điểm văn của Mỹ, ở mức trung bình trong các nước phát triển, đã không thay đổi nhiều từ kỳ đánh giá năm 2003. Sẽ là phi thực tế khi kỳ vọng những tiến bộ quá nhanh trong giáo dục.
"Mỹ thường có những sinh viên thông minh nhất thế giới"
Không phải vậy. Ngay cả trong thời đỉnh điểm của sự chế ngự địa chính trị của Mỹ và sức mạnh kinh tế của nước này, sinh viên Mỹ cũng chưa bao giờ gần dẫn đầu lớp. Năm 1958, Quốc hội đã đáp lại vụ phóng vệ tinh Sputnik bằng việc thông qua Đạo luật Bảo vệ giáo dục quốc gia, trợ giúp tài chính cho các nghiên cứu sinh môn toán, khoa học và ngoại ngữ, song song với việc tập trung chú ý nâng các tiêu chuẩn vào trường học ở Mỹ. Nhưng khi các kết quả của cuộc thi toán quốc tế lớn đầu tiên được công bố năm 1967, nỗ lực này dường như không đem lại khác biệt nào lớn. Nhật Bản dẫn đầu 12 nước, trong khi Mỹ gần ở nấc thang cuối.
Đến đầu những năm 1970, trong 7/19 đánh giá kết quả học tập, sinh viên Mỹ toàn xếp thứ bét trong số các nước công nghiệp hóa và chưa bao giờ xếp thứ nhất hay thứ nhì. Một thập kỷ sau, một báo cáo mang tính cột mốc của Ủy ban quốc gia về Giáo dục ưu tú năm 1983 mang tên "Một quốc gia gặp nguy cơ" đã nêu những yếu kém này để nhấn mạnh đề nghị của mình rằng "nếu một cường quốc bên ngoài không thân thiện có âm mưu áp đặt lên nước Mỹ thành quả giáo dục tầm thường, chúng ta phải xem đó như một hành động gây chiến".
Mỗi đợt hoảng sợ mới và tự đánh mình đã sinh ra một loạt những nhà cải cách cùng giải pháp mới cho những nỗi đau giáo dục của Mỹ. Cuốn sách năm 1961 của Arthur S. Trace Jr. mang tên Ivan biết cái mà Johnny không biết đã gợi ý rằng sinh viên Mỹ đang bị tụt lại đằng sau các bạn cùng lứa ở Liên Xô vì họ đã học rất tốt ngữ âm và từ vựng. Mối lo ngày nay không có gì khác.
Ông J. Michael Shaughnessy, Chủ tịch Hội đồng Giáo viên Toán quốc gia, cho rằng bài PISA mới nhất "đã nhấn mạnh đến sự cần thiết phải đưa tranh luận và tạo tình cảm vào công việc dạy toán". Randi Weingarten, Chủ tịch Liên đoàn Giáo viên Mỹ, cho rằng những kết quả đó "nói với chúng ta rằng nếu bạn không đầu tư thông minh vào giáo viên, tôn trọng họ, hoặc cho họ tham gia vào việc ra quyết định,, như những nước thành công nhất đã làm, thì sinh viên sẽ phải trả giá".
Nếu cảm nhận của người Mỹ về sự tụt lùi của mình trên thế giới thúc đẩy các nhà giáo dục đưa ra những ý tưởng mới cách tân, thì điều đó thật là tốt. Nhưng đừng hy vọng một ai trong số họ đưa đất nước trở lại thời hoàng kim về giáo dục.
"Sinh viên Trung Quốc thành công hơn Mỹ"
Cái này đúng một phần. Dòng tít báo lớn nhất từ các kết quả PISA mới đây liên quan đến thành quả hàng đầu của các sinh viên đến từ Thượng Hải, và những phát ngôn khó tránh khỏi trên internet: "Người Trung Quốc thành công hơn chúng ta" đã khiến các nhà bình luận và hoạch định chính sách Mỹ buộc phải có phản ứng. Tờ USD Today có bài xã luận viết: "Nếu sự xuất hiện của Thượng Hải ở vị trí đầu là một chuyện rất hấp dẫn, thì việc Mỹ đứng ở hàng trung không có gì đáng ngạc nhiên".
Năng lực giáo dục của Trung Quốc là có thực. Sinh viên Trung Quốc tập trung cao độ vào bài tập ở nhà của mình, cùng với sự hỗ trợ lớn từ gia đình, nhưng những kết quả đặc biệt này không hẳn là bằng chứng thuyết phục cho thấy sự yếu kém của Mỹ. Thượng Hải là một trường hợp đặc biệt và không đại diện cho toàn Trung Quốc; đó là một nam châm thu hút nhân tài từ mọi miền của Trung Quốc và được thụ hưởng các đầu tư tăng cường của chính phủ trong giáo dục. Ngược lại, điểm của sinh viên Mỹ và các nước khác phản ánh thành quả của cả một thế hệ thanh niên trên cả nước. Trung Quốc sẽ có thể phải chứng kiến điểm số của mình sụt giảm nếu dựa trên đánh giá tương tự.
Còn những nước luôn đứng đầu như Phần Lan và Hàn Quốc, nơi sinh viên luôn có điểm số cao nhất thì sao? Các nước này rõ ràng xứng đáng với những thành quả giáo dục cao. Trong một số lĩnh vực - như tầm quan trọng của những giáo viên được tuyển chọn kỹ lưỡng và có chất lượng cao - họ thực sự đem đến những bài học hữu ích cho Mỹ. Nhưng các nước này lại không có những dòng người nhập cư, hầu hết là người Mỹ Latinh, có con theo học tại các trường công của Mỹ.
Và thật không may là vấn đề nhân khẩu học liên quan đến chủng tộc, dân tộc và kinh tế xã hội của Mỹ - hoàn toàn không giống với Phần Lan hay Hàn Quốc - lại có tương quan chặt chẽ với khoảng cách về thành quả giáo dục. Những người nhập cư da trắng không đến từ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha và những người da vàng châu Á tại Mỹ đạt kết quả trong các kỳ thi quốc tế này cũng tốt bằng sinh viên các nước có điểm số cao như Canada và Nhật Bản, trong khi người Latinh và những thanh niên da đen - chiếm hơn 1/3 sinh viên Mỹ dự thi - lại chỉ đạt điểm số tương đương với Thổ Nhĩ Kỳ và Bulgaria.
Tất nhiên giải thích như vậy không phải là để bao biện. Mỹ có nghĩa vụ phải dành cho mọi công dân của mình một nền giáo dục chất lượng cao; giải quyết vấn đề khoảng cách thành quả học tập của Mỹ phải là một nhiệm vụ mang tính đạo đức. Những so sánh đáng báo động với các nước khác, nơi có những thách thức khác nhiều so với Mỹ, không giúp ích gì. Người Mỹ nên bớt lo lắng về việc con em họ so với trẻ em ở Helsinki như thế nào, mà nên so sánh sinh viên ở tiểu bang Bronx giỏi hơn các bạn đồng trang lứa ở hạt Westchester (New York) như thế nào.
Còn tiếp...
Quốc Thái dịch theo Foreignpolicy
.
.
.
Tác giả: BEN WILDAVSKY
Bài đã được xuất bản.: 11-4-2011
Giới lãnh đạo các trường đại học ở Mỹ phải đau đầu vì các nước khác đang đuổi kịp họ trên thị trường sinh viên quốc tế, nơi mà Mỹ từ lâu là nam châm lớn nhất thế giới.
Phần 1: "Giới trẻ Mỹ đang bị bỏ lại đằng sau”
"Mỹ không còn hấp dẫn những người giỏi nhất và thông minh nhất"
Sai. Trong khi người Mỹ lo lắng về các kết quả giáo dục phổ thông và đại học của mình từ nhiều thập niên qua, họ được an ủi với suy nghĩ rằng ít nhất hệ thống giáo dục đại học của mình cũng chẳng kém ai. Nhưng ngày nay, giới lãnh đạo các trường đại học ở Mỹ phải đau đầu vì các nước khác đang đuổi kịp họ trên thị trường sinh viên quốc tế, nơi mà Mỹ từ lâu là nam châm lớn nhất thế giới. Các số liệu dường như cho thấy rõ điều này. Theo con số thống kê mới nhất, thị phần sinh viên nước ngoài ở Mỹ giảm từ 24% trong năm 2000 xuống còn 19% năm 2008. Trong khi đó, nhiều nước như Australia, Canada và Nhật Bản lại được hưởng một phần tăng trong cùng thời gian dù con số này của họ vẫn còn kém xa so với của Mỹ.
Sự phân bố quốc tế của các lưu học sinh rõ ràng đang thay đổi, phản ánh một cuộc cạnh tranh toàn cầu gay gắt hơn bao giờ hết trên thị trường giáo dục đại học. Nhưng sinh viên nước ngoài ở Mỹ hiện nay nhiều hơn nhiều so với cách đây một thập kỷ - tăng 31% trong thời gian từ năm 2000 - 2008, thêm 149.000 sinh viên. Điều đã diễn ra đơn giản là ngày càng nhiều sinh viên muốn ra nước ngoài học. Từ con số khoảng 800.000 sinh viên học ở nước ngoài vào năm 1975, đến năm 2000 đã có tới 2 triệu sinh viên, và năm 2008 là 3,3 triệu. Nói cách khác, Mỹ có phần bánh nhỏ hơn, nhưng cả cái bánh lại đang lớn hơn nhiều.
Và ngay cả khi thị phần giảm, Mỹ vẫn vượt 9 điểm trên thị trường này so với nước cạnh tranh gần nhất là Anh. Đối với nghiên cứu sinh viên tốt nghiệp quốc tế, các trường đại học Mỹ có một sức hút mạnh đặc biệt trong những lĩnh vực có thể tác động trực tiếp đến khả năng cạnh tranh trong tương lai của một nền kinh tế: khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học.
Trong những môn như khoa học máy tính hay kỹ sư phần mềm, hơn 6/10 nghiên cứu sinh tiến sỹ ở Mỹ đến từ nước ngoài. Nhưng điều đó không có gì đáng lo ngại. Dù số sinh viên quốc tế đăng ký học tại các trường của Mỹ đã tăng sau khi bị giảm hồi hậu 11/9, nhưng số người nước ngoài được cấp bằng tiến sỹ khoa học và kỹ thuật tại các trường đại học Mỹ mới đây lại giảm lần đầu tiên trong 5 năm qua.
Các trường của Mỹ đang phải đối mặt với sưj cạnh tranh từ các trường đại học ở các nước khác, và chính sách thị thực không còn hiếu khách như trước của Mỹ có thể khiến các sinh viên nước ngoài đi tìm một nơi khác để theo học. Đây là một tổn thất cho nước Mỹ, nếu tính lợi ích của cả các trường đại học và toàn bộ nền kinh tế khi thu hút được những người giỏi nhất và thông minh nhất trên toàn thế giới.
"Các trường đại học Mỹ sẽ bị đuổi kịp"
Không nhanh như thế. Chắc chắn là những tham vọng nghiên cứu ngày càng lớn của các quốc gia mới nổi làm giảm vai trò chế ngự từ lâu của Mỹ, Liên minh châu Âu và Nhật Bản. Theo một báo cáo của UNESCO năm 2010, phần chi tiêu mà châu Á cho lĩnh vực nghiên cứu và phát triển trên toàn thế giới đã tăng từ 27% lên 32% từ năm 2002 đến 2007, đứng đầu là Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc.
Các lãnh đạo nghiên cứu truyền thống đã giảm trong cùng thời gian này. Từ năm 2002-2008, tỷ lệ phát minh của Mỹ trong Danh mục Trích dẫn Khoa học (Science Citation Index) của Thomson Reuters - cơ sở dữ liệu chính thức về các phát minh công bố - đã giảm nhiều hơn bất kỳ nước nào khác, từ 30,9% xuống còn 27,7%. Trong khi đó, số phát minh của Trung Quốc trong danh mục này tăng hơn gấp đôi, tương tự như của Brazil - một quốc gia mà các thể chế nghiên cứu của họ cách đây 20 năm còn chưa từng được ai để ý tới.
Sự thay đổi về địa lý trong việc sản xuất tri thức này chắc chắn đáng ghi nhận, nhưng cũng như trên thị trường nghiên cứu quốc tế, đơn giản là Mỹ chiếm một phần nhỏ hơn trong một chiếc bánh đang nở ra rất to. Chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển (R&D) trên toàn thế giới đã tăng trong thập kỷ qua, từ 790 tỷ USD lên 1.100 tỷ, tăng 45%. Và thực tế phần chi tiêu cho nghiên cứu toàn cầu của Mỹ giảm cũng vẫn cho thấy một sự gia tăng mạnh về lượng tiền cố định, từ 277 tỷ USD năm 2002 lên 373 tỷ USD năm 2007. Tỷ phần chi tiêu cho nghiên cứu khoa học của Mỹ trên GDP trong cùng thời gian này không thay đổi và cao hơn nhiều các tiêu chuẩn toàn cầu. Đầu tư cho R&D của Mỹ nhiều hơn tổng mức đầu tư cho lĩnh vực này của toàn bộ các quốc gia châu Á.
Tương tự, theo quan điểm của người Mỹ, việc số phát minh được công bố của Mỹ giảm có thể là một tin xấu. Nhưng tổng số phát minh được nêu trong Danh mục của Thomson Reuters tăng hơn 1/3 trong những năm 2002 -2008. Dù Mỹ giảm bớt vai trò dẫn đầu thế giới, số phát minh khoa học của các nhà nghiên cứu của Mỹ công bố năm 2008 nhiều hơn 46.000 phát minh so với con số công bố 6 năm trước đó.
Trong mọi trường hợp, các khám phá nghiên cứu không ở trong biên giới của các quốc gia khi chúng xuất hiện - tri thức là điều tốt của mọi người, ít liên quan đến ranh giới quốc gia. Các khám phá trong các thể chế nghiên cứu của một quốc gia có thể trở nên có ích nhờ các nhà phát minh của nước khác. Các nước không nên hờ hững với sự gia tăng phần đóng góp của mình trong nghiên cứu - những đột phá lớn có thể có hiệu quả tích cực về kinh tế và giáo dục - nhưng họ cũng không nên lo ngại trước sự gia tăng số khám phá nổi bật ở nơi khác.
"Thế giới sẽ đuổi kịp"
Có thể, nhưng đừng mong điều đó xảy ra sớm. Và đừng tính đến chuyện điều đó sẽ có ý nghĩa gì. Thị trường giáo dục toàn cầu chắc chắn đang ngày càng cạnh tranh quyết liệt hơn trước. Nhiều nước, từ Trung Quốc, Hàn Quốc tới Arập Xêút đã ưu tiên hàng đầu cho việc thành lập các trường đại học đẳng cấp thế giới hoặc phục hồi thời hoàng kim đã qua của các thể chế lớn ngày xưa. Và họ đầu tư rất nhiều tiền cho việc này: Trung Quốc đang chi hàng tỷ USD mở rộng và cải thiện các thể chế nghiên cứu ưu tú của mình, trong khi Quốc Vương Arập Xêút Abdullah rót 10 tỷ USD vào Đại học Khoa học Công nghệ King Abdullah mới được thành lập.
Nhưng Mỹ không chỉ có một vài trường đại học uy tín, cũng như hầu hết các nước có vẻ là đối thủ cạnh tranh, Mỹ còn có một loạt các thể chế nổi tiếng. Một báo cáo của Rand Corp. năm 2008 cho thấy gần 2/3 phát minh được đề cao nhất trong khoa học và công nghệ đến từ Mỹ, và 7 trong số 10 người đoạt giải Nobel đang làm việc trong các trường đại học của Mỹ. Và Mỹ chi khoảng 2,9% GDP của mình cho giáo dục sau đại học, gấp đôi con số của Trung Quốc, Liên minh châu Âu và Nhật Bản trong năm 2006.
Nhưng trong khi vị trí trung tâm của các thể chế ưu tú của Mỹ trước nay không bị đảo ngược, nó sẽ dần dần bị đuổi kịp trong những thập kỷ tới. Nhất là các quốc gia châu Á đang đạt nhiều tiến bộ đáng kể và có thể thành lập một số trường đại học lớn trong nửa thế kỷ tới, nếu không muốn nói là sớm hơn. Chẳng hạn tại Trung Quốc, các thể chế như các trường Đại học Thanh Hoa và Đại học Bắc Kinh nổi tiếng tại Bắc Kinh và Phúc Kiến, và trường đại học Giao thông Thượng Hải ở Thượng Hải có thể thực sự nổi bật trên trường quốc tế.
Nhưng về lâu dài, việc xắp xếp vị trí của các nước trong thang bậc đại học sẽ ngày càng không có nhiều ý nghĩa, khi mà Mỹ dần thay đổi suy nghĩ đâu là "chúng ta" và đâu là "họ". Thực vậy, hiện tượng dịch chuyển sinh viên và cơ sở giáo dục quốc tế ở mức độ chưa từng thấy trong lịch sử đã trở thành một đặc điểm xác định giáo dục đại học toàn cầu. Hợp tác khoa học xuyên biên giới, được đo bằng số phát minh đồng tác giả từ nhiều quốc gia khác nhau, đã tăng hơn gấp đôi trong hai thập kỷ qua. Các nước như Singapore và Arập Xêút đã khởi động một chương trình trau dồi cho giáo sư xuất sắc tại các trường đại học bằng việc lập các quan hệ đối tác với các thể chế ưu tú phương Tây như Duke, MIT, Stanford và Yale.
Khái niệm về việc một trường đại học kết nối nhiều như thế nào với một nơi đặc biệt cũng đang được xem lại. Các trường đại học phương Tây, từ Texas A&M đến Sorbonne, đã thu hút nhiều sự chú ý bằng việc thành lập khoảng 160 trường thành viên tại châu Á và Trung Đông, nhiều trong số này được thành lập trong thập kỷ vừa qua. Đại học New York gần đây còn vượt trước một bước khi mở một trường nghệ thuật tự do chính thức tại Abu Dhabi, một phần của cái mà Hiệu trưởng trường này John Sexton gọi là "một mạng lưới đại học toàn cầu", giống như các tập đoàn đa quốc gia.
Trong kỷ nguyên giáo dục toàn cần hóa sắp tới, không có nhiều chỗ cho những cảnh báo Sputnik kiểu thời Chiến tranh Lạnh. Cuộc đua giáo dục quốc tế là cuộc đua phát triển các khả năng trí tuệ mà mọi người ở bất cứ đâu trên thế giới đều cần để đối phó với các thách thức lớn của thế kỷ 21, và ai đến đích trước không quan trọng như chúng ta từng nghĩ./.
Quốc Thái dịch theo Foreignpolicy
.
.
.
No comments:
Post a Comment