Friday, April 22, 2011

CHÍNH PHỦ HẬU CỘNG SẢN SẼ LÀM GÌ VỚI NHỮNG SỐ NỢ LỚN CỦA CHÍNH QUYỀN HIỆN NAY ? (Châu Xuân Nguyên)


Châu Xuân Nguyễn
Tháng Tư 22, 2011

Đây là những bài toán cho một chinh phủ hậu cộng sản phải giải quyết rốt ráo chứ không chần chừ được.

Giả sử cộng sản VN sụp đổ vì kinh tế. Lý do sụp đổ cũng không khó mà nhìn thấy. Nợ quốc gia thì khoảng 100 tỉ usd (100% GDP), tiền lời mỗi năm, cả vốn lẫn lãi là từ 5 tỉ usd tới 7 tỉ usd. Dầu thô ngày càng cạn kiệt, vì quỵt nợ Vinashin ngày 20.12.2010 60 triệu usd nên bây giờ nhà cầm quyền CS khong bán thêm trái phiếu được, tất cả tổng công ty và tập đoàn không mượn nợ ngoại quốc được vì Moody, Standards and Poors đánh giá tín dụng quá thấp. Dự trử usd còn dưới 1 tháng nhập khẩu tức là dưới 6.5 tỉ usd (tôi nghĩ còn khoảng 1 hay 2 tỉ usd dự trử).

Sau khi gom hết usd và vàng miếng trong dân vẫn không đủ để trả món nợ đáo hạn sắp tới (vì phải để dành usd trả cho nhập khẩu xăng, dầu, máy móc, nguyên phụ liệu trong quý này, 6 chiếc máy bay tiêm kích Sukhoi 30 và 6 tàu ngầm kilo, thêm vào đó, thay vì mướn máy bay, VN airlines phải trả hơn 600 triệu usd cho 2 chiếc máy bay Boeing 767-300 sắp sửa được giao). Vì không có tiền trả nợ đáo hạn nên hạ thấp tín dụng 2 bậc nữa, còn BB-
Nhập siêu luôn luôn ở con số 12 tới 14 tỉ usd mỗi năm, thị trường xuất khẩu sút giảm tồi tệ vì thanh khoản ngân hàng không có, nguyên liệu sản xuất điều, da giày, may mặc, thủy sản đều bị cắt giảm, khách hàng xù hợp đồng, tiền vnd phá giá khủng khiếp vì không thâu được usd nữa…Tất cả những nhập khẩu giảm xuống còn những thứ thật cần thiết nhất cho nền kinh tế mà người dân vẫn tức giận và oán trách, đổ lỗi cho sự bất tài, tham nhũng của nguyễn tấn dũng và đảng cộng sản.

Dần dần VN chỉ còn nhập máy móc cho kỹ nghệ, dầu khí, thiết bị, xăng dầu, nguyên vật liệu như thủy sản (đóng gói tái xuất), nguyên phụ liệu may mặc, da giày, phân bón cho nông sản như lúa gạo, cà phê, chè, điều, cao su v.v..Những món hàng không còn coi là thiết yếu cho nền kinh tế như xe hơi, xe gắn máy, hàng hiệu, mỹ phẩm, thực phẩm ngoại đều bị cấm nhập khẩu. Tất cả tập đoàn, TCT như điện, xăng, may mặc, than, khoáng sản, hóa chất đều nợ nần chồng chất và xăng, điện, vật giá thành super siêu bão giá, thịt, dầu ăn, nước mắm, con cá miếng rau, kí gạo đều tăng khủng khiếp, dân tình than oán gấp trăm lần bây giờ và lúc đó là chín muồi cho cách mạng hoa lài bùng nổ, đcs bỏ chinh quyền lưu vong qua Trung quốc, Chính phủ tạm thời (interim Government) lên với lời hứa hẹn bỏ điều 4 hiến pháp, đa đảng, tổng tuyển cử trong vòng 2 năm với sinh hoạt đảng đầy đủ, tự do báo chí, tam quyền phân lập.

Đây là lúc nhìn lại tình hình nợ của tập đoàn và tổng công ty. Nhìn lại món nợ của Vinashin là 120 ngàn tỉ vnd (6 tỉ usd), món nợ này ko biến mất mà một phần gán vào Vinalines và một phần gán vào TCT dầu khí. 2 TCT này đang làm ăn có lãi lại phải gánh mổi bên một cục nợ 40 ngàn tỉ vnd tức là 2 tỉ usd. Vì còn làm ăn có lãi nên những số tiền lãi của vinallines phải dùng để trả nợ cho vinashin (nên Vinalines bây giờ ko có tiền trả nợ quốc tế nên bị TQ giữ tàu trọng tải lớn nhất mà phải chuộc lại với giá 800 ngàn usd), rồi dầu khí đang ăn nên làm ra mà phải trả nợ dùm vinashin, trở thành thiếu hụt usd nhập khẩu xăng nên petrolimex dần dần mất khả năng thanh toán, lỗ 70 tỉ vnd mỗi ngày và hiện đang nợ nước ngoài 1 tỉ usd và petrolimex đang xin nhà nước quy chế đặc biệt về tỉ giá để trả lời cho món nợ này….

Ngoài ra, trong vòng từ 2008 đến 2009, món nợ của TCT và TD( tăng lên từ 20 tỉ usd thành 70 tỉ usd, tiền này mượn của NHQD (ngân hàng quốc doanh). Những ngân hàng này chinh họ phải mượn tiền từ phố Wall hay những định chế tài chánh thế giới. Như EVN nợ Dầu khí 5000 tỉ vnd, nợ TKV 1600 tỉ vnd, đầu tư dàn trải vào thị trường chứng khoán bây giờ muốn thâu vào thì giá trị cổ phiếu chỉ còn 1/10 giá trị 3 năm về trước. EVN mất khả năng chi trả, tăng tiền điện, vật giá té nước theo mưa, tăng khủng khiếp, rồi xăng dầu bù lỗ cho 70 tỉ vnd/ngày….Tất cả TĐ và TCT đều mất khả năng chi trả nhà băng quốc doanh, NHQD ko có thanh khoản usd để trả định chế quốc tế, rồi thì NHNN phải vét usd và bán vàng miếng để trả nợ ngất trời….Khi NHNN ko có tiền trả mà ngoại quốc không cứu thì sẽ sụp đổ.

Khi sụp rồi thì những TCT như EVN là cái xác, ko còn giá trị thương mãi gì nữa vì nhà máy điện, đường truyền tải đều bán hết cho tư nhân giữ cổ phiếu của Cty phát hành điện mới. Nợ thì vẫn còn đó, 10 hay 20 tỉ usd, không những EVN mà Vinashin vẫn còn, Vinalines sau khi IPO (Initial Public Offering, bán cổ phiếu lần đầu) với giá thấp lè tè vì cty toàn nợ và nợ, lãnh đạo chỉ biết tham nhũng chứ không biết vận hành cty..cũng còn lại nợ mà Chính phủ mới phải trả vì ĐCS bảo lãnh nợ của bọn này…Rồi dầu khí, Tàu hỏa, may mặc, than và khoáng sản…tất cả hàng trăm tỉ usd nợ.
Chính phủ mới phải khất và dãn nợ vì không còn usd để trả nợ. Chính phủ mới phải rất trong sạch và sẽ được Tây Phương và Mỹ ủng hộ, bơm tiền vào để trả nợ đáo hạn. Bộ kế Hoạch và đầu tư của CP mới phải thật trong sạch để thu hút đầu tư của Tây âu với giá trị gia tăng cao (value added high) chứ không thèm bọn bóc lột lao động Mã, hàn, sing, đài trong lĩnh vực may mặc.

Tất cả cơ quan hành chính phải trong sạch, tàn dư tham nhũng của ĐCS phải từ chức hay bị đuổi việc. Một đảng phái mới, hoàn toàn trong sạch, hoàn toàn thành thật với 86 triệu người dân về những chuyện công, sẽ có đảng đối lập để giám sát, tự do báo chí sẽ phanh phui những vụ tham nhũng và tiêu cực, Chính phủ mới sẽ không bao che tiêu cực. Đây là con đường duy nhất để đem VN trở lại thịnh vượng. Khi tây âu vào đầu tư vì hệ thống hành chính trong sạch như Singapore thì mức lương ngày càng nâng cao theo usd, người lao động sẽ vui vẽ đóng thuế nếu lương của họ là 500 hay 800 usd/tháng (Tây âu không bao giờ trả lương chết đói cho nhân viên của họ).

Melbourne 21.04.2011

———————————

Phụ lục :

Rùng mình với những vụ thua lỗ bạc tỷ của các ‘ông lớn’
Báo Đất Việt
Cập nhật lúc :4:16 PM, 20/04/2011

Vụ việc Công ty cho thuê tài chính 2 (ALCII), một công ty con của Agribank, bị phát hiện thua lỗ nặng hàng nghìn tỷ đồng mới đây đã khiến nhiều người phải “rùng mình”. Như vậy, chỉ trong vòng một năm qua, đã có rất nhiều doanh nghiệp lớn bị phát hiện thua lỗ nặng.
ALCII khiến 30 tổ chức tài chính liên lụy

Kết thúc đợt kiểm toán báo cáo tài chính năm 2009 của Agribank, Kiểm toán Nhà nước phát hiện hàng loạt sai phạm. Trong đó chỉ riêng công ty con của Agribank là ALCII đã để thua lỗ tới 3.000 tỷ đồng trong năm 2009. Đơn vị này còn có khả năng lỗ tiềm ẩn đối với khoản tiền đầu tư tài sản cho thuê trị giá gần 4.600 tỷ đồng bị quá hạn, phải gia hạn nhiều lần (trong đó Kiểm toán Nhà nước tạm nêu ra số lỗ tiểm ẩn khoảng 1.266 tỷ đồng).
Công ty ALCII là doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập của Agribank, chức năng chủ yếu là cho thuê tài chính, thực hiện bảo lãnh trong những trường hợp có liên quan đến lĩnh vực cho thuê tài chính, hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp để đầu tư trang thiết bị, đổi mới máy móc, công nghệ…
Trong hoạt động huy động vốn, ALCII đã vi phạm các quy định huy động tiền gửi ngắn hạn. Trong hai năm 2008 – 2009, công ty này huy động 6 hợp đồng tiền gửi dưới 12 tháng với số tiền trên 510 tỷ đồng nhằm đáp ứng khả năng thanh toán cho các khoản cam kết đầu tư, cho thuê của công ty. Bên cạnh đó, công ty trả lãi cho khách hàng không đúng thỏa thuận theo hợp đồng, gây thiệt hại trên 1,1 tỷ đồng. Công ty huy động 26 hợp đồng trị giá hơn 1.300 tỷ đồng với mức lãi suất trên 17,5% một năm, vượt trần lãi suất quy định của Agribank.
Thực tế, ALCII hoạt động thua lỗ nhiều năm liền trước đó và đến năm 2007 đã bị phát hiện, tuy nhiên, công ty mẹ là Agribank lại đứng ra bảo lãnh và bơm vốn cho đơn vị này.

EVN lỗ nặng và nợ chồng chất

Mới đây, nhân việc kiến nghị tăng giá điện, EVN tiếp tục kêu đang chịu lỗ nặng và lấy lý do là bởi giá điện bán ra vẫn thấp hơn nhiều so với giá thị trường. Thực ra không phải đến năm nay EVN mới kêu bị thua lỗ, trước đó tổng kết năm 2010, EVN đã chính thức công khai tuyên bố tập đoàn lỗ hơn 8.000 tỷ đồng. Điều này khiến dư luận hết sức quan tâm bởi lẽ hiện nay EVN đang là nhà độc quyền cung cấp điện tại thị trường Việt Nam, không hề có một đối thủ cạnh tranh nào khác, việc thua lỗ trong kinh doanh khó lòng có thể chấp nhận.
Đầu tháng 4/2011, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) thông báo, EVN đang nợ PVN khoảng 5.000 tỷ đồng. Số nợ đọng này chủ yếu là do EVN mua điện từ Tổng công ty Điện lực dầu khí (thuộc Tập đoàn PVN) và vẫn chưa thanh toán hết. Chưa kể, vừa mới đây, Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã “loan báo” về việc EVN đang nợ tiền mua điện và tiền mua than. Tính đến 31/3, EVN còn nợ TKV hơn 1.600 tỷ đồng. Như vậy, EVN hiện không chỉ lỗ nặng mà còn mang nợ chồng chất.
Rồi vài ngày trước, việc Tập đoàn FPT quyết định rút lại kế hoạch đầu tư vào EVN với mục tiêu ban đầu là mua lại 60% cổ phần của EVN (tuy nhiên Chính phủ chỉ duyệt cho phép EVN bán 49% cổ phần), đã một lần nữa đẩy EVN lâm sâu vào bế tắc. Bởi trước đó, tập đoàn này rất hy vọng rằng với số vốn đầu tư của FPT, EVN sẽ vực dậy được lĩnh vực viễn thông vốn đang chịu nhiều thua lỗ nhất. Ngay cả số tiền đặt cọc 12% (tương đương hơn 700 tỷ đồng), giới chuyên gia và người trong cuộc đều cho rằng, FPT sẽ sớm thu hồi lại, vì nhiều điều khoản trong hợp đồng đã thay đổi.
Nguyên nhân thua lỗ của EVN từng được giới chuyên gia mổ xẻ và nguyên nhân chính là do việc quản lý điều hành quá yếu kém, chiến lược đầu tư kinh doanh phạm phải sai lầm nghiêm trọng. Cụ thể, đó là việc đầu tư ngoài ngành tràn lan, đặc biệt tập đoàn này đã mạo hiểm dốc tiền vào viễn thông khi lĩnh vực kinh doanh này lúc đó đã trong tình trạng bão hòa. Đầu tư vào lĩnh vực viễn thông với một số vốn không nhỏ, trong khi không đủ sức cạnh tranh với các đối thủ khác cả về cơ sở vật chất lẫn dịch vụ như Viettel, VinaPhone, MobiFone, đã khiến EVN rơi vào thế “đâm lao đành theo lao”, đã lỗ ngàng càng lỗ nặng.
Gần đây, có tin Tập đoàn VTC sẽ nhảy vào “thế chân” FPT khi mua cổ phần của EVN với mức 12%. Tuy nhiên, trả lời báo chí về vấn đề này, ông Lê Khả Dân, Phó tổng giám đốc VTC, khẳng định: “VTC chưa phát ngôn chính thức về vấn đề này”. Qua đó cho thấy, cơ hội dành cho EVN vực khỏi thua lỗ và khủng hoảng không thực sự nhiều.

Mỗi ngày Petrolimex mất hơn 70 tỷ đồng
Trong khi Tập đoàn Điện lực Việt Nam liên tiếp chịu thua lỗ từ năm 2010 đến nay thì tình hình đầu tư kinh doanh của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Ptrolimex) trong mấy tháng đầu năm 2011 cũng không khả quan hơn. Từ giữa tháng 2, trong cuộc gặp giữa Thường trực Chính phủ với các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, Tổng giám đốc Petrolimex, ông Bùi Ngọc Bảo công bố, với mức giá xăng bán ra trên thị trường thời điểm đó so với giá nhập khẩu (thời điểm tháng 2) thì mỗi ngày Petrolimex phải chịu lỗ hơn 70 tỷ đồng.
Tổng kết quý I mới đây, Petrolimex cho biết, thống kê nhanh của đơn vị cho thấy, tính đến ngày 31/3, tổng công ty này đã lỗ 2.650 tỷ đồng từ việc bán xăng dầu. Nếu như EVN thua lỗ được cho là do sai lầm về chiến lược đầu tư kinh doanh thì với Ptrolimex nguyên nhân thua lỗ do đâu, liệu có phải là chỉ do xăng dầu bán ra trong nước bị kìm giá như phía Petrolimex nói? Vậy việc Chính phủ lập Quỹ Bình ổn giá xăng và từ trước tới nay, giá xăng vẫn luôn luôn được điều chỉnh tăng theo cơ chế thị trường (cụ thể chỉ trong một tháng trước, xăng tăng giá 2 lần) không có ý nghĩa gì? Câu trả lời có lẽ còn đợi phía cơ quan chức năng, kiểm toán vào cuộc.
Những ngày cuối tháng 7, tháng 8/2010, báo chí trong nước đồng loạt đăng tải nhiều bài vở phê phán việc quản lý và hoạt động của tập đoàn Vinashin, khi tập đoàn này để khoản thua lỗ và nợ nần lên tới 80.000 tỷ đồng, một con số khiến cả nước phải kinh hoàng. Nguyên nhân kinh doanh thua lỗ là do Vinashin đầu tư dàn trải, việc quản lý dự án, công nợ, dòng tiền… còn nhiều hạn chế, yếu kém. Tuy nhiên, cũng như vụ ACLII của Agribank, giới chuyên gia và nhiều người cho rằng, đây không chỉ là vấn đề quản lý yếu kém, trình độ có hạn, mà còn là sự biến tấu của đồng tiền của nhà nước một cách không minh bạch.
Tập đoàn này từ ngày 1/7 đã trở thành Công ty TNHH Một thành viên với số vốn điều lệ 14.655 tỷ đồng. 12 công ty con của Vinashin cũng sẽ được chuyển sang các Tập đoàn Dầu khí (PVN) và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).

Ngoài những doanh nghiệp Nhà nước lớn kể trên, rất nhiều doanh nghiệp hoặc công ty con của các doanh nghiệp Nhà nước khác cũng đã và đang rơi vào tình trạng thua lỗ nặng. Theo số liệu Kiểm toán Nhà nước công bố vào cuối năm 2010, kết quả kiểm toán 183 trong số 242 doanh nghiệp hạch toán độc lập thuộc 20 tổng công ty nhà nước cho thấy, chỉ 88% (161/183) doanh nghiệp có lãi. Tổng lợi nhuận trước thuế của 20 tổng công ty nhà nước này đạt hơn 16.600 tỷ đồng.
Các tổng công ty bị thua lỗ khá lớn có thể “điểm mặt” như Tổng Công ty Cơ khí Xây dựng lỗ lũy kế tính đến 31/12/2008 là 39 tỷ đồng, Tổng Công ty Công trình giao thông 6 lỗ gần 68 tỷ đồng, lỗ lũy kế 149 tỷ đồng, Tổng Công ty Cà phê tuy báo cáo lãi 199 tỷ đồng nhưng lỗ lũy kế 525 tỷ đồng.
Ngoài ra, thời điểm đó, Kiểm toán Nhà nước cũng phát hiện nhiều tổng công ty tồn tại các khoản nợ lớn khó đòi như Tổng Công ty Lương thực miền Nam có khoản nợ khó đòi 56 tỷ đồng, Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội: 51,2 tỷ đồng, Công ty Thương mại và Xuất khẩu Viettel (thuộc Tập đoàn Viettel): 79 tỷ đồng…
.
.
.

No comments: