Daniel Schearf | Bangkok
Thứ Hai, 11 tháng 4 2011
Bộ trưởng ngoại giao các nước Đông Nam Á vừa kết thúc cuộc họp hôm thứ Hai. Thông tín viên VOA Daniel Schearf tại đây ghi nhận ba chuyện, tranh chấp biên giới trên biển, Miến Điện, và tranh chấp Thái Lan-Kampuchia.
Bộ trưởng ngoại giao ASEAN hôm thứ Hai nói rằng họ sẽ thảo luận các đề tài an ninh và chính trị khi có cuộc họp thượng đỉnh với các đối tác trong nhóm Đông Á.
Nhưng Bộ trưởng Ngoại giao Marty Natalegawa của Indonesia nói rằng tranh chấp Biển Đông, còn gọi là Biển Nam Trung Hoa, một trong những đề tài gây tranh cãi nhất và đã được nêu lên trong cuộc họp của nhóm này năm ngoái, sẽ không mang ra bàn.
Trung Quốc đòi chủ quyền trên khắp vùng biển này, kể cả những khu vực mà Đài Loan và các nước thành viên ASEAN như Brunei, Malaysia, Philippines, và Việt Nam cũng đòi.
Trung Quốc và Việt Nam đã từng giao tranh về những hòn đảo nhỏ trong khu vực có tranh chấp và Hải quân của Trung Quốc ngày càng tỏ ra lấn lướt trong khu vực, mà người ta tin là có nhiều dầu hỏa và có nhiều thủy lộ quan trọng.
Vào lúc kết thúc cuộc họp giữa các bộ trưởng ngoại giao ASEAN hôm thứ Hai, Ngoại trưởng Natalegawa cho biết một số đề tài hàng hải sẽ được thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh, nhưng cuộc tranh chấp Biển Đông sẽ không mang ra bàn, ngoại trừ trường hợp có đụng độ mới. Ông nói tiếp:
“Các đề tài hàng hải, bao gồm tranh chấp Biển Đông, có mang ra bàn hay không thì còn tùy xem vào lúc họp có chuyện gì xảy ra. Hy vọng mọi chuyện sẽ rất yên lặng và rất ổn định để khỏi cần phải mang ra bàn tại thượng đỉnh Đông Á.”
Hội nghị thượng đỉnh Đông Á gồm 10 nước ASEAN cọng Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand và Nam Triều Tiên.
Tại các hội nghị của ASEAN năm ngoái, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tuyên bố giải quyết ôn hoàn cuộc tranh chấp Biển Đông cũng là lợi ích của Hoa Kỳ, khiến Trung Quốc đưa ra phản ứng gay gắt.
Năm ngoái, Hoa Kỳ và Nga tham gia hội nghị này với tư cách quan sát viên nhưng năm nay hai nước sẽ tham gia với tư cách chính thức.
Ngoại trưởng Natalegawa cũng nói rằng cuộc họp năm nay sẽ thảo luận diễn biến dân chủ tại Miến Điện sau khi nước này mới đây có một chính quyền dân sự trên danh nghĩa, thay cho chính quyền quân sự trước đây.
Ông Natalegawa nói Ngoại trưởng Wunna Maung Lwin của Miến Điện nói tại cuộc họp rằng Miến Điện sẽ mở cửa để đối thoại với “mọi thành phần” kể cả ba Aung San Suu Kyi. Ngoại trưởng Indonesia cho biết tiếp:
“Tôi đã nhiều lần có dịp nói chuyện với bà Aung San Suu Kyi và tôi nhận thấy bà rất mong trao đổi với chính phủ mới. Do đó, chúng ta muốn biết chính phủ mới có cùng ý muốn như vậy hay không, nếu có thì trao đổi phải diễn ra thực sự, thay vì chỉ có ý định.”
Ngoại trưởng Indonesia nói cuộc họp hôm thứ Hai cũng thảo luận cuộc tranh chấp giữa Kampuchia và Thái Lan, dẫn đến các vụ nổ súng chết người của cả hai phía.
Với tư cách là Chủ tịch ASEAN năm nay, Indonesia đề nghị gửi quan sát viên đến khu vực tranh chấp để giám sát một cuộc ngưng bắn không chính thức, nhưng chuyện này bất thành vì hai bên không đồng ý khu vực nào sẽ được phép giám sát.
Nhưng Bộ trưởng Ngoại giao Marty Natalegawa của Indonesia nói rằng tranh chấp Biển Đông, còn gọi là Biển Nam Trung Hoa, một trong những đề tài gây tranh cãi nhất và đã được nêu lên trong cuộc họp của nhóm này năm ngoái, sẽ không mang ra bàn.
Trung Quốc đòi chủ quyền trên khắp vùng biển này, kể cả những khu vực mà Đài Loan và các nước thành viên ASEAN như Brunei, Malaysia, Philippines, và Việt Nam cũng đòi.
Trung Quốc và Việt Nam đã từng giao tranh về những hòn đảo nhỏ trong khu vực có tranh chấp và Hải quân của Trung Quốc ngày càng tỏ ra lấn lướt trong khu vực, mà người ta tin là có nhiều dầu hỏa và có nhiều thủy lộ quan trọng.
Vào lúc kết thúc cuộc họp giữa các bộ trưởng ngoại giao ASEAN hôm thứ Hai, Ngoại trưởng Natalegawa cho biết một số đề tài hàng hải sẽ được thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh, nhưng cuộc tranh chấp Biển Đông sẽ không mang ra bàn, ngoại trừ trường hợp có đụng độ mới. Ông nói tiếp:
“Các đề tài hàng hải, bao gồm tranh chấp Biển Đông, có mang ra bàn hay không thì còn tùy xem vào lúc họp có chuyện gì xảy ra. Hy vọng mọi chuyện sẽ rất yên lặng và rất ổn định để khỏi cần phải mang ra bàn tại thượng đỉnh Đông Á.”
Hội nghị thượng đỉnh Đông Á gồm 10 nước ASEAN cọng Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand và Nam Triều Tiên.
Tại các hội nghị của ASEAN năm ngoái, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tuyên bố giải quyết ôn hoàn cuộc tranh chấp Biển Đông cũng là lợi ích của Hoa Kỳ, khiến Trung Quốc đưa ra phản ứng gay gắt.
Năm ngoái, Hoa Kỳ và Nga tham gia hội nghị này với tư cách quan sát viên nhưng năm nay hai nước sẽ tham gia với tư cách chính thức.
Ngoại trưởng Natalegawa cũng nói rằng cuộc họp năm nay sẽ thảo luận diễn biến dân chủ tại Miến Điện sau khi nước này mới đây có một chính quyền dân sự trên danh nghĩa, thay cho chính quyền quân sự trước đây.
Ông Natalegawa nói Ngoại trưởng Wunna Maung Lwin của Miến Điện nói tại cuộc họp rằng Miến Điện sẽ mở cửa để đối thoại với “mọi thành phần” kể cả ba Aung San Suu Kyi. Ngoại trưởng Indonesia cho biết tiếp:
“Tôi đã nhiều lần có dịp nói chuyện với bà Aung San Suu Kyi và tôi nhận thấy bà rất mong trao đổi với chính phủ mới. Do đó, chúng ta muốn biết chính phủ mới có cùng ý muốn như vậy hay không, nếu có thì trao đổi phải diễn ra thực sự, thay vì chỉ có ý định.”
Ngoại trưởng Indonesia nói cuộc họp hôm thứ Hai cũng thảo luận cuộc tranh chấp giữa Kampuchia và Thái Lan, dẫn đến các vụ nổ súng chết người của cả hai phía.
Với tư cách là Chủ tịch ASEAN năm nay, Indonesia đề nghị gửi quan sát viên đến khu vực tranh chấp để giám sát một cuộc ngưng bắn không chính thức, nhưng chuyện này bất thành vì hai bên không đồng ý khu vực nào sẽ được phép giám sát.
.
.
.
No comments:
Post a Comment