Tuesday, November 17, 2009

TRUNG QUỐC - MỐI NGUY HIỂM LỚN NHẤT CHO KINH TẾ THẾ GIỚI

Telegraph.co.uk
Trung Quốc-mối nguy hiểm lớn nhất cho kinh tế thế giới
Ambrose Evans-Pritchard
Ngày 15-11-2009

Trung Quốc giờ đây đã trở thành mối nguy hiểm lớn nhất đối với kinh tế thế giới

Còn lâu mới tiếp quản được vai trò như là cố máy tăng trưởng từ một phương Tây đã kiệt sức, Trung Quốc đang làm cho tình hình thêm xấu hơn. Những chính sách “lợi mình hại người” của họ tiếp tục đùa giỡn với sự tàn phá nặng nề đối với thương mại toàn cầu và liều lĩnh xô đẩy thế giới vào một chặng đường thứ hai của cuộc Đại Suy thoái.

“Những nan đề cố hữu của hệ thống kinh tế quốc tế đã không hoàn toàn được chú trọng,” đó là nhận định của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào. Quả thực không phải vậy. Trung Quốc vẫn đang xuất khẩu quá mức sang phần còn lại của thế giới trên một quy mô lớn, với những hệ quả gây nên giảm phát.
Trong khi có những khó chịu về tình trạng lạm phát bị điều khiển bởi khả năng thanh toán bằng tiền mặt, Justin Lin, trưởng kinh tế gia của Ngân hàng Thế giới, đã nói rằng mối nguy hiểm to lớn hơn chính là những kỷ lục về số xí nghiệp có công nhân thất nghiệp hầu như khắp mọi nơi sẽ đem tới một vòng xoáy sút giảm nhanh chóng công ăn việc làm và doanh nghiệp phá sản. “Tôi lo ngại hơn về giảm phát,” ông nhận xét thêm.
Bằng việc giữ cho tỉ giá là 6,83 nhân dân tệ ăn một đô la để đẩy mạnh xuất khẩu, Bắc Kinh đang thải loại nạn thất nghiệp của họ ra nước ngoài – “ăn cắp công ăn việc làm của người Mỹ”, theo như lời kinh tế gia đoạt giải Nobel Paul Krugman. Một khi Trung Quốc còn thực hiện việc này, thì các con hổ khác cũng phải làm như vậy.
Tất nhiên, các nhà tư bản phương Tây cũng thành kẻ đồng lõa. Họ thuê những công nhân với giá rẻ và những nhà máy rẻ tiền ở tỉnh Quảng Đông, thế rồi vận động hậu trường Capitol Hill (Quốc hội Hoa Kỳ) để ngăn cản Quốc hội sẽ làm điều gì đó trước việc này. Đây là trò buôn bán chứng khoán về sức lao động.
Ở thời điểm nào đó, các công nhân Mỹ sẽ chống đối. Nạn thất nghiệp ở Hoa Kỳ đã ở mức 17,5% dưới quy chuẩn chung “U6″ của Barack Obama. Realty Track cho rằng có 332.000 bất động sản bị tích thu chỉ riêng trong tháng Mười. Số người Mỹ mất nhà cửa trong năm nay nhiều hơn cả thập niên của thời kỳ Đại Suy thoái. Một đống tồn đọng tới 7 triệu căn nhà đang đợi những người cho vay tịch biên. Nếu như quý vị nào chưa chú tâm vào quả bom nổ chậm về chính trị này, có lẽ quý vị nên chú tâm thôi.
Tổng thống Obama đã nói trước khi tới Trung Quốc tuần này rằng châu Á có thể không còn tiếp tục sống nhờ vào việc bán hàng sang cho những người Mỹ đã mắc nợ vì thói nhẹ dạ của mình nữa. “Chúng ta đã chạm tới một trong những đỉnh điểm hiếm hoi trong lịch sử, nơi mà chúng ta có cơ hội để lựa chọn một con đường đi khác,” ông nhận xét. Sự thất bại trong việc chọn lựa con đường đi đó sẽ “tạo nên những trạng thái căng thẳng ghê gớm” cho các mối quan hệ của Mỹ đối với Trung Quốc. Đó có phải là một mối đe dọa không?
Thật là hợp thời khi nói rằng Mỹ như là kẻ van xin. Điều đó diễn tả sai sự cân bằng chiến lược. Washington có thể bắt Trung Quốc quỳ gối trước mặt mình bất cứ lúc nào bằng việc đóng cửa các thị trường. Không có thứ sự đối xứng ở đây. Bất cứ động thái nào của Bắc Kinh nhằm thành lý khoản tài sản họ nắm giữ trong Ngân khố Hoa Kỳ cũng có thể bị vô hiệu hóa – một cách bất đắc kỳ tử – bằng những biện pháp quản lý vốn tư bản. Các quốc gia được vũ trang đầy đủ bằng chủ quyền tối cao đều có thể làm bất cứ điều gì mà họ muốn.
Nếu như bị khiêu khích, Hoa Kỳ có tầm hiểu biết về kinh tế để co thủ về tình trạng gần như là tự cung tự cấp (với NAFTA – thỏa thuận thương mại với Canada năm 1984, bổ sung thêm Mexico năm 1994) và trang bị lại cho nền công nghiệp của mình đằng sau những thành lũy về biểu thuế xuất nhập khẩu – như nước Anh đã từng làm trong thập niên 1930 dưới Chế độ Thuế Ưu tiên Đặc biệt của Liên hiệp Anh. Trong những tình huống như vậy, Trung Quốc sẽ sụp đổ. Những pho tượng của Mao sẽ bị lung lay bởi những cuộc náo loạn trên đường phố.
Tuần trước, ông Hồ [Cẩm Đào] đã lên giọng hòa giải. Trung Quốc đang thực hiện những bước đi “mạnh mẽ” để giảm bớt sự trông cậy vào xuất khẩu, hiện vẫn chiếm 39% GDP. “Chúng tôi muốn tăng khả năng chi tiêu của người dân,” ông nói.
Bắc Kinh quả là đang tăng các loại lương, trợ cấp và đang mở rộng bảo hiểm y tế tới vùng nông thôn để người dân bớt cảm giác cần phải chi tiêu dè sẻn hơn, song các cuộc cách mạng về văn hóa cần phải có thời gian. Tất cả những gì chúng tôi nhận thấy cho tới lúc này là “những bước đi chập chững”, theo nhận xét của ông Stephen Roach thuộc hãng Morgan Stanley.
Thực tế là có tới 600 tỉ đô la những khoản kích thích kinh tế của Bắc Kinh đã được chi ra cho tới lúc này để xây dựng nhà máy và cơ sở hạ tầng, vì vậy mà Trung Quốc có thể vẫn còn có nhiều hàng hóa xuất khẩu, hoặc chúng bị rò rỉ vào bất động sản và chứng khoán.
Tín dụng ngân hàng đã bùng nổ. Việc phân phối tín dụng được thực hiện bởi những ông sếp có tư tưởng Mao-ít nhằm mục đích phục vụ chính trị, cho nên nó trở thành chuyện ngớ ngẩn. Trung Quốc đang tích trữ thép nhiều tới mức ngang với chín nhà cung cấp hàng đầu thế giới đứng sau họ cộng lại. Họ đang khuấy tung thị trường xi măng nhiều hơn cả phần còn lại của thế giới. Đầu tư vào tài sản cố định chiếm tới 53% trong năm nay. Một khi anh biết rằng các nhà chức trách tỉnh Hồ Nam đã phải cày xới hai dặm đường băng để họ có thể xài hết những khoản kích thích kinh tế bằng việc cho xây dựng lại nó, hay việc xây mới thành phố Ordos đang rỗng không ở vùng Nội Mông, thì anh sẽ biết những gì chắc chắn sẽ diễn ra tới đây.
Giám đốc Pivot Asset nói rằng cho vay đã chạm ngưỡng 140% GDP, mức độ “vượt quá xa” từng dẫn tới những khủng hoảng trong quá khứ. Với ngày kỷ niệm lần thứ 60 cuộc cách mạng vì mọi người, ngân hàng trung ương đã bắt đầu siết chặt lại. Những khoản vay mới bằng đồng nhân dân tệ đã giảm một nửa trong tháng Mười. Cho nên phải thận trọng. Pivot cho biết một sự hạ cánh khẩn cấp ở Trung Quốc có thể chứng tỏ như là một chấn thương cho các thị trường thế giới cũng như một cú phá sản sơ khởi cho Hoa Kỳ.
Nền kinh tế thế giới vẫn đang trượt trên lớp băng mỏng. Phương Tây đã chán ngán với món nợ, phương Đông thì với máy móc, thiết bị. Cơn khủng hoảng đã chứa đựng (hoặc che giấu) bởi lãi suất ở mức zero và một vụ nổ tài chính sẽ biến các bảng tổng kết tài chính lớn nhất thành đống rác. Thế nhưng vấn đề cốt lõi vẫn còn tồn tại. Người Anh và Câu lạc bộ Med đang thắt dây an toàn, tuy nhiên châu Á vẫn chưa tăng đủ “cầu” mà nó lại tăng “cung”.
Sự quan sát của tôi là thị trường vẫn đang bị khước từ về sự hư hại cấu trúc của bong bóng tín dụng. Có thêm 2 ung nhọt để mổ xẻ: bong bóng đầu tư của Trung Quốc và ngành ngân hàng của châu Âu bao trùm lên. Tôi lo sợ rằng chỉ đến khi đó chúng ta có thể phải dẹp đống đổ nát và từ từ bắt đầu một chu kỳ tốt đẹp mới.

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009
Đăng bởi
anhbasam on 18/11/2009
http://anhbasam.com/2009/11/18/364-trung-qu%E1%BB%91c-m%E1%BB%91i-nguy-hi%E1%BB%83m-l%E1%BB%9Bn-nh%E1%BA%A5t-cho-kinh-t%E1%BA%BF-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi/

---------------------------------


IMF yêu cầu Trung Quốc nâng giá tiền tệ (VOA)
IMF kêu gọi Trung Quốc tăng giá đồng Nguyên (VOA)




No comments: