Tuesday, November 10, 2009

BỨC TƯỜNG BÁ LINH SỤP ĐỔ là LỰA CHỌN của GORBACHEV

Rốt cuộc, sự sụp đổ của bức tường Bá Linh là chọn lựa của Gorbachev
Kevin Whitelaw
Đăng ngày 10-11-2009
http://danchimviet.com/articles/1659/1/Rt-cuc-s-sp--ca-bc-tng-Ba-Linh-la-chn-la-ca-Gorbachev/Page1.html
Hai mươi năm trước, thế giới bị thu hút với những hình ảnh hăng máu của dân Đức trèo lên Bức Tường cấm Bá Linh và khởi sự phá vỡ di sản tàn độc với những nhát búa, rìu vung cao.
Những biến cố của ngày 9 tháng 11, 1989 - ngày bức tường bị đổ - đã trở nên dấu hiệu của sự hồi sinh, và đổi mới cho cả khối Đông Âu.
Tuy nhiên các sử gia đang điều nghiên và tra cứu lại những tài liệu bị cấm trước đây, cũng như những dữ liệu của thời kỳ này cho biết những biến động của ngày 9 được nhìn với những trạng thái rất khác nhau trong thời gian đó.
"Nhìn lại, chúng tôi cảm nhận được nhiều niềm vui và hạnh phúc," ông Thomas Bolton, người coi sóc Văn khố An ninh Quốc gia ở đại học George Washington nói. "Chúng tôi đang sống cách xa những lo sợ và tốc độ của các biến chuyển này."
Ông Blanton và các đồng nghiệp hiện đang sưu tầm những bộ tư liệu lớn ở Hoa Kỳ, Tây Âu và các quốc gia trong khối Sô Viết. Quyển sách của họ, 'Masterpieces of History': The Peaceful End of the Cold War in Europe 1989 (Kiệt tác của Lịch sử: Kết cục An bình của Chiến tranh Lạnh ở Âu châu 1989) sẽ được xuất bản vào đầu năm sau, nhưng một số những tài liệu then chốt đã được công bố sớm trên Trang mạng của nhóm.
Ở Mỹ, sự sụp đổ của Bức Tường được gợi nhớ như một chiến thắng của khoa ngoại giao và chính quyền của George H W. Bush (cha) đối với lãnh tụ Sô Viết Mikhail Gorbachev. Nhưng ông Blanton nói nhiều tài liệu cho thấy sự kiện không phải như vậy.
"Trên nhiều mặt, Hoa kỳ nằm ngoài lề những biến cố đó," ông nói. "Người ta có một cảm quan sâu đậm về những cơ hội đã bị bỏ lỡ trong thời gian ông Gorbachev đang ở trên đỉnh cao quyền lực của mình".
Trong khi nhiều viên chức cao cấp Hoa Kỳ vẫn còn nghi ngờ cải cách kinh tế và chính trị của ông Gorbachev có thật sự hay không, thì những biến đổi đã được những nhà cải cách mạnh dạn ở Đông Âu cũng như sự quyết tâm mở cửa các nước chư hầu lâu năm trong thể chế Sô Viết đã hình thành, hồ sơ được Văn khố An ninh Quốc gia cho thấy như thế.
Vào thời đó, một trong những thắc mắc lớn của Tây phương là không hiểu lực lượng an ninh của khối Sô Viết hay Đông Đức sẽ áp dụng vũ lực để đàn áp hàng loạt các cuộc biểu tình đang dâng cao ở Đông Đức hay không.
Câu hỏi này trở nên thật sự khẩn cấp hơn khi hàng ngàn dân Đông Đức đang kéo về khắp nẻo biên giới trong đêm 9 tây tháng 11. Họ tụ tập sau khi chính quyền Đông Đức đã có những loan báo mơ hồ rằng những cấm cản về du lịch biên giới sẽ được cởi bỏ ngay lập tức.

Người Nga không dự định dùng vũ lực
Nhưng ông Svetlana Savranskaya, một sử gia Nga và phân tích gia ở Văn khố An ninh Quốc gia cho rằng đối với Moscow, ít ra đã không có dự tính dùng biện pháp mạnh. Ngay cả vào năm 1986, ông Gorbachev, một người mang quyền chức chính thức là Tổng bí thư của Đảng Cộng Sản, đã công bố với Bộ Chính trị của Sô Viết là ông không ủng hộ chuyện dùng vũ lực chống lại các nhóm biểu tình.
"Với tất cả các hồ sơ mà chúng tôi đã đọc, không có một chỉ dấu nào cho thấy các cá nhân cao cấp trong ngành an ninh, quân đội hay hay chính trị đã đả động đến chuyện dùng vũ lực," ông Savranskaya cho biết. "Nếu ông tổng bí thư đã tuyên bố vũ lực nằm ngoài phạm vi bàn luận, thì các nhân vật này sẽ không dại gì bàn đến chuyện này để làm tổn hại đến sự nghiệp và chức tước của mình.'
Đúng ra, lãnh đạo Sô Viết gần như chào mừng các biến cố ở Bá Linh, những sự kiện đi sau những diễn biến tị nạn ở Đông Âu, xảy ra những tháng trước đó.
Hung gia Lợi, rõ ràng được phép của Moscow, đã mở cửa biên giới của mình với Áo vào tháng Tám, gởi cả ngàn du khách Đông Đức qua những quốc gia bị cấm cản lâu nay. Sau đó, Ba Tư cũng noi gương Hung.
"Đối với người Nga, khi bức tường bị xập, thì cũng chẳng khác gì một biên giới khác được mở ra," ông Savranskaya nói. "Họ chỉ muốn giữ hòa khí."
Vào sớm ngày 9 tháng 11, Bộ Chính trị đang nhóm họp, nhưng vấn đề Đông Đức chẳng khi nào được nhắc đến,phỏng theo biên bản buổi họp. Thay vì vậy, các viên chức còn chú tâm đến những biến chuyển bên trong Liên bang Sô Viết, nhất là các phong trào độc lập đang vươn lên ở những các nước đang rục rịch ở vùng Baltic và Georgia.
Khi bức tường xập đêm đó, ông Gorbachev cũng không được cố vấn thức giấc . Ngày hôm sau,Bộ Chính Trị cũng không buồn kêu họp khẩn trương.
Ông Anatoly Chernyaev, cố vấn ngoại giao của Gorbachev, đã ghi lại giờ phút này trong nhật ký của ông.
"Bức tường Bá Linh đã bị xụp đổ. Nguyên một thời đại chủ nghĩa xã hội đã đến hồi cáo chung trong lịch sử," ông đã ghi như vậy trong nhật ký của mình. "Hôm nay chúng tôi nhận được tin về hưu của Đặng Tiểu Bình (Trung quốc) và Todor Zhivkov (Bulgaria). Chỉ còn người bạn Castro thân quý nhất, ông Nicolae Ceausescu (của Romania) và Kim Il Sung của (Bắc Hàn) là còn lại đây -- những nhân vật thật ghét bỏ chúng tôi."
Trong nhật ký, ông Chernyaev đã tán dương ông Gorbachev khôn xiết vì vai trò của ông trong những biến cố Bá Linh. "Đây là hồi kết của hội nghị Yalta, di sản của Stalin và cuộc chiến bại của Đức quốc xã Hitler," ông ghi lại. "Đây là công trình của Gorbachev. Ông đã trở nên một nhà lãnh tụ vĩ đại. Ông ta đã bắt mạch được lịch sử và giúp cho lịch sử tìm ra hướng đi tự nhiên của mình."

Ở Washington, Âu lo và Ú ớ
Ngược lại, phản ứng của chính quyền Bush ở Hoa Thịnh Đốn như bị nín thở. Trong một buổi họp báo, ông Bush được hỏi vì sao ông không tỏ vẻ mừng rỡ hơn. "Tôi không phải là một nhân vật sôi động," ông trả lời.
Tuy vậy trong vài tháng qua, vào những lúc riêng tư, ông Bush không ngớt lo ngại vì "tình hình đột biến mau quá," ông Blanton tiết lộ.
Trong một cuộc điện đàm vào ngày 10 tháng 11, lãnh tụ Helmut của Đức quốc đã hân hoan vô kể về những biến động của đêm hôm trước. "Y như mình đang chứng kiến một cuộc lễ hội vĩ đại," ông thốt lên với ông Bush, theo như ký bút của ông Robet Gates, đương kim bộ trưởng quốc phòng và một thành viên của Nhà Trắng. "Nó mang không khí liên hoan của một ngày hội."
Phản ứng của Bush có vẻ cẩn trọng thấy rõ. "Tôi mong người của mình sẽ cố tránh những lời lẽ nóng vội vì nó có thể gây ra khó khăn, ông nói với ông Kohn. "Tôi cảm phục cách thức xử lý của ông trong một tình huống cực kỳ khó khăn như hiện nay."
Hoa Kỳ không phải là một quốc gia duy nhất lo ngại vì những biến động đang xảy ra nhanh chóng.
Vào sáng ngày 9 tháng 11, Kohn đang ở Warsaw để họp mặt với ông Lech Walesa, lãnh đạo của Phong trào phản kháng Balan.
Tường thuật của phía Đức về buổi họp cho thấy rằng ông Walesa, bất kể nỗ lực lật đổ Đảng Cộng sản Balan, cho rằng những biến chuyển ở Đông Đức cực kỳ nguy hiểm."
Walesa nói với ông Kohn rằng ông lo ngại Tây Đức sẽ bị chia trí vì những biến chuyển ở Đông Đức và rốt cuộc sẽ bỏ rơi những cố gắng cải tổ của phía Balan. Ông cũng bày tỏ rằng không biết bức tường Bá Linh sẽ còn đứng vững trong một hai tuần nữa không.
Tối đó, bức tường đã bị phá thủng.

Nguồn:
NPR
Thái Anh chuyển ngữ



No comments: