NỘI DUNG :
.
Bá
Tân
.
==================================================
.
Sách giáo khoa lớp 1 tăng gấp 4 lần sách cũ thật sự
là một cú “úp sọt” người dân trong bối cảnh đại nạn Covid-19. Tất nhiên, sẽ như
mọi lần, phụ huynh và học sinh không có cơ hội mặc cả với kiểu ấn hành hệ thống.
Từ trước đến
nay, việc xuất bản SGK do NXB Giáo Dục giữ độc quyền. Điều này dẫn đến một hiện trạng sách sử dụng một lần. Năm nay phát hành
năm sau lại đổi. Điều đó khiến xã hội tiêu tốn hơn 1000 tỷ/năm để mua sách. Nó
cũng dẫn đến một chương trình học “xào chẻ”, không ổn định và đậm mùi lợi ích.
Năm học mới với thông tin các NXB được tham gia làm
sách chưa tạo nên sự phấn khích thì lập tức nhận hung tin giá sách lớp 1 tăng gấp
4 lần, từ 54 nghìn đồng/bộ lên gần 200 nghìn đồng/bộ.
Vì sao chống độc quyền mà giá sách lại tăng? Trong
năm mới, ngoài NXB Giáo Dục, chỉ có thêm hai đơn vị được phát hành sách là NXB
Sư phạm Hà Nội và NXB Sư phạm TP.HCM. Ba đơn vị này niêm yết giá sêm sêm nhau.
Tôi tìm hiểu thì được biết Bộ GD-ĐT là bên phê duyệt
các bộ sách. Mỗi NXB tự biên soạn và xây dựng giá. Bộ Tài chính là bên duyệt
giá sách cho các NXB chỉ với một chế tài bâng quơ: “Các NXB tự quyết định giá đã kê khai, tự chịu
trách nhiệm trước pháp luật về tính đúng đắn, phù hợp của phương án giá SGK đã
kê khai...”
Chống độc quyền mà để các NXB tự ấn định giá thì
cũng tương tự như chặt đầu con rồng Hydra vậy, chặt một đầu sẽ mọc ra hai đầu. Tôi
không hiểu vì sao Bộ GD-ĐT không quản lý khâu biên soạn sau đó xã hội hoá in ấn
thay vì để NXB tự viết sách, tự in và báo giá.
Khi đó, việc đấu thầu in ấn công khai sẽ kéo giá
thành xuống. Không thể nói bản kẽm của NXB Giáo Dục nhân văn hơn bản kẽm của
NXB khác. Không thể duyệt theo đầu sách để đưa thêm hai “quân xanh” vào nhân
danh thị trường, tạo ra những chiếc bình thông nhau móc túi phụ huynh học sinh.
Vả lại, việc duyệt đầu sách cũng chính là “mở cửa hậu”
cho các NXB thay đổi sách vào năm học tiếp theo. Không có gì bảo chứng rằng những
bộ sách đó sẽ được sử dụng lâu dài và dân không tốn thêm hàng nghìn tỷ đồng mỗi
năm khi quyền xây dựng nội dung nằm trong tay các NXB !
Một stt ngắn chưa thể mổ xẻ hết nhưng rõ ràng sau
triền miên độc quyền của NXB Giáo Dục, cách làm mới trong việc phát hành SGK là
có vấn đề.
Không ai đi chặt đầu rồng Hydra, trừ khi việc đó có
ích cho họ...
------------------------------------------------------------
Bá Tân
28/03/2020
Trong hai tuần liên tục, kể từ cuối tháng 3, mọi người
không ra khỏi nhà. Cố gắng ở trong nhà, tránh tiếp xúc nơi đông người, ngăn chặn
lây lan dịch bệnh, vừa bảo vệ mình, vừa giữ an toàn cho cộng đồng.
“Đứng
yên là yêu nước”. Đây là lời “hiệu triệu” từ miệng quan và được báo
chí quốc doanh “hò dô” phụ họa. Chẳng biết giới ngôn ngữ học, các chính trị gia
luận giải thế nào, còn số đông Dân chúng nghe câu đó lỏm bỏm nghô nghê chẳng ra
làm sao. Thậm chí, khi có dịp gặp nhau, nhiều người mượn câu đó để tếu táo, hài
hước, mua vui, cười ra nước mắt.
“Đứng
yên là yêu nước”. Nếu mọi người răm rắp làm theo, cứ việc đứng yên một
chỗ, mạng lưới báo giấy quốc doanh sẽ phải trả giá ngay lập tức. Nhân viên phát
hành đứng yên một chỗ (suốt ngày ngồi yên trong nhà) để làm người yêu nước, báo
giấy quốc doanh sẽ tấp đầy trong kho, trở thành hàng hóa thiu thối, ế thừa.
Báo giấy không đến tay bạn đọc, khi đồng loạt nhân
viên phát hành đứng yên, làm người yêu nước, báo giấy quốc doanh coi như tắt thở,
khác chi lôi cá ra khỏi nước.
Báo mạng, cũng như mạng xã hội, nói chung, hoàn toàn
khác biệt báo giấy, không phụ thuộc mạng lưới phát hành. Mặt khác, mạng xã hội
cũng như dư luận xã hội, không có cách khuyên dạy chối tai, ngô nghê theo kiểu:
Đứng yên là yêu nước.
Tuyên truyền có tính thuyết phục, với áp đặt nói lấy
được là hai thứ đối lập nhau, một bên đi vào lòng người, một bên phản cảm và phản
tác dụng.
Đừng bao giờ làm “người yêu nước” theo kiểu đứng
yên. Kể cả phạm nhân trong trại giam, không còn quyền công dân, hàng ngày vẫn
phải làm việc, phải hoạt động, không được đứng yên.
____
Mời đọc thêm:
No comments:
Post a Comment