Tuesday, March 31, 2020

CẦN LÀM GÌ SAU ĐẠI DỊCH? (Bob Rae và Mel Cappe - The Globe and Mail)




Bob Rae và Mel Cappe
DCVOnline dịch
Posted on March 31, 2020   

Chúng ta không thể chỉ nhặt lại những mảnh vỡ sau khi đại dịch bùng phát – mà con phải giữ chúng lại với nhau

Đại dịch COVID-19: ấn đề chúng của cả thế giới. Nguồn: OntheNet

Người Canada đang phải đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội nghiêm trọng nhất kể từ sau Thế chiến thứ hai. Nó ảnh hưởng đến tất cả chúng ta, ở bất cứ nơi nào chúng ta sống trong nước. Nó cũng chạm vào chúng ta như một thành viên của một cộng đồng toàn cầu đang bị hai đợt sóng thần, đại dịch sức khỏe và nguy cơ sụp đổ kinh tế, thách thức.

Cùng với hầu hết các chính phủ khác và các cơ quan quốc tế như Tổ chức Y tế Thế giới, chính phủ liên bang và tỉnh bang đã quyết tâm chiến đấu với bệnh dịch này và cứu mạng sống người dân là ưu tiên hàng đầu. Điều này có nghĩa là các chiến lược hiệu quả như sinh hoạt cách xa, ở nhà và nhấn mạnh về những bước mà tất cả mỗi người chúng ta phải thực hiện. Chúng ta cũng cần huy động sự giúp đỡ cho nhân viên bệnh viện, bác sĩ và y tá.

Những nỗ lực này chưa kết thúc — chúng ta vẫn chưa thể làm phẳng và đè bẹp đường cong. Nhưng đó không phải là lý do để dừng lại trong những nỗ lực quan trọng này. Cuộc chiến của chúng ta với virus sẽ quyết định thời gian của các phản ứng khác. Nghiên cứu và sư tinh tế sẽ giúp chúng ta. Xét nghiệm tìm kháng thể có thể cho thấy ai đã phát triển khả năng miễn dịch và ai không. Luôn luôn có thể có cách điều trị tốt hơn.

Chúng ta cũng có thể trông cậy vào sự giúp đỡ của những bác sĩ và y tá được đào tạo nước ngoài; có thể yêu cầu họ đến hỗ trợ những người hiện đang ở tuyến đầu điều trị bệnh nhân. Đây là một vấn đề lâu dài ở Canada. Cần có những phương án để đưa những người có kiến ​​thức từ các quốc gia khác đã làm việc trong các bệnh viện ở nơi khác đến để giúp đến giúp Canada khi chúng ta cần được giúp đỡ.

Một cuộc khủng hoảng y tế không có nghĩa là kinh tế sụp đổ. Mặc dù chúng ta phải chú ý vào cuộc chiến chống lại dịch bệnh này, chúng ta cũng cần phải làm mọi thứ có thể để duy trì các mối quan hệ kinh tế và xã hội rất quan trọng. Chúng ta không thể nhặt lại các mảnh vỡ trong hai hoặc ba tháng. Chúng ta cần phải giữ các chúng lại với nhau.

Chính phủ liên bang hiện ở vị trí tài chính tốt nhất trong số các nước G7. Tỷ lệ nợ trên GDP tương đối thấp của chúng ta đã có được đang cho phép chúng ta đối phó với khủng hoảng. Bây giờ là thời gian để sử dụng nó. Thâm hụt ngân sách không phải là một vấn đề lớn như để cho nền kinh tế chìm trong suy thoái. Bây giờ chúng ta đều là người theo thuyết kinh tế của Keynes.

Công ty tốt đã đầu tư vào nhân viên của họ. Rất đúng khi chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp giữ cho mọi người vẫn làm việc và kết nối với công việc của họ. Bây giờ cũng cần phải chú ý đến các lĩnh vực văn hóa và phi lợi nhuận, cũng như các thành phố, trường đại học và bệnh viện.

Chúng ta nên tài trợ hoãn cho người thuê phải thanh toán tiền nhà ở. Những người vẫn mang nợ nhà và thuê nhà cần có tiền mặt ngay bây giờ. Chính phủ nên bán một công phiếu COVID-19 cho phép các cơ sở tài chính tài trợ cho các khoản vay mua nhà với lãi suất bằng zero. Đối với người thuê nhà, chính phủ có thể cho họ mượn cong khố phiếu này để thanh toán tiền thuê nhà, một lần nữa với lãi suất bằng zero. Cho hoãn trả tiền thuê nhà và nợ nhà hàng tháng có thể được chính phủ địa phương tài trợ trong thời gian ngắn. Nó không phải là chương trình miễn trả tiền  thuê nhà hoặc tiền nợ mua nhà.

Ở giai đoạn trung hạn và phục hồi, chính phủ nên tài trợ đầu tư vào cơ sở hạ tầng ở quy mô lớn hơn so với trước đây. Nhiều thành phố và tỉnh bang có các dự án đã sẵn sàng để được tài trợ. Điều quan trọng là phải giải ngân ngay vào cuối mùa xuân và mùa hè này.
Để phục hồi, chính phủ sẽ cần nhiều lời khuyên ngoài dịch vụ công chuyên nghiệp. hính phủ nên tạo ra một ủy ban tư vấn gồm giới lãnh đạo từ các lĩnh vực kinh doanh, học giả và thiện nguyện.

Cuộc khủng hoảng đã cho thấy những căng thẳng đẩy đi-kéo lại trong liên bang. Chính phủ các cấp đang bị ảnh hưởng vì những tổn thất lớn về doanh thu, nhưng, cũng như virrus, tác động này không giống nhau. Nền kinh tế tỉnh bang này mạnh hơn nền kinh tế của tỉnh bang khác. Không thể để cho những vấn đề này phát triển. Chúng cần được giải quyết. Vì vậy, sự bất bình đẳng liên tục ảnh hưởng đến người dân và cộng đồng thổ dân cũng như người vô gia cư và những người khác bị thiệt thòi hiện đang thách thức chúng ta.

Thủ tướng đã nhận xét rất đúng rằng đây là một thách thức toàn cầu và Canada sẽ cần phải phủ nhận những phương pháp cô lập, chỉ nghĩ đến mình. Giống như cuộc khủng hoảng đã cho thấy những lỗ hổng của chính chúng ta, nó cũng làm như vậy ở bình diện quốc tế. Những người sống trong các trại tị nạn và khu ổ chuột đô thị trên khắp thế giới không có thể “sinh hoạt cách xa”. Chúng ta không thể khắc phục những vấn đề này một cách nhanh chóng, nhưng chúng ta cũng không nên trốn tránh trách nhiệm của mình vì một phần của cộng đồng thế giới sẽ cần sự lãnh đạo, tiếng nói và sự cam kết tài chính của chúng ta.

Những gì chúng ta đang phải đối phó sẽ đòi có những cuộc tranh luận sôi nổi và cởi mở về các lựa chọn chính sách công và vai trò của tất cả các tổ chức của chúng ta trong việc giúp bảo đảm cho một tương lai tốt hơn. Cuộc tranh luận này không phải là về những lời chỉ trích suông hay suy nghĩ tiêu cực; đó là nhận thức cao rằng chúng ta đang dò dẫm đi trong cùng chưa được khám phá. Những cách chúng ta đã làm trong quá khứ không nhất thiết phải là kim chỉ nam cho những gì chúng ta cần làm bây giờ. Chúng ta đang ở một thời điểm quyết định sẽ quyết định tương lai tập thể của chúng ta.

Chúng ta không thể để cho mình thất bại.

Con phố chính ở Pavia, vùng Bologna của Ý vào ngày 23/2/2020. Nguồn: G&M

Tác giả: Bob Rae là một cựu thủ tướng của Ontario. Mel Cappe là một cựu bí thư của Hội đồng Cơ mật. Cả hai hiện là giáo sư của Trường Munk về các vấn đề toàn cầu và chính sách công.

© 2020 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net
----------------

Nguồn: 

Bob Rae and Mel Cappe
Contributed to The Globe and Mail
March 30, 2020






No comments: