September 9, 2017
NINH BÌNH, Việt Nam (NV) – “Mọi người luôn né tránh hai từ chính trị nhưng thật ra hai từ đó
nó quấn cổ ta hằng ngày đó thôi. Tôi chỉ làm nhiệm vụ của một công dân là nói
thẳng và nói thật, đó cũng là quyền mỗi con người có được.”
Chỉ vì viết như thế
trên trang Facebook cá nhân mà cô giáo Ngọc Lan ở tỉnh Ninh Bình bị Cơ Quan An
Ninh Công An tỉnh này để mắt đến và “mời lên đồn làm việc liên tục hai ngày.”
Cô giáo Ngọc Lan.
(Hình: Facebook Ngoc Lan)
Kể trên trang
Facebook, bà viết: “Ngày 6 Tháng Chín, tôi được công an tỉnh Ninh Bình gửi giấy
triệu tập về trường và mời đi làm việc với nội dung về những vấn đề phương hại
đến an ninh chính trị.”
Bà quyết định đến gặp
công an “với tinh thần thái độ ôn hòa, tôn trọng luật pháp và không bao giờ có
suy nghĩ tiêu cực.”
“Nội dung buổi làm
việc với an ninh chủ yếu tập trung vào những vấn đề về mạng xã hội, những bài
đăng và chia sẻ của tôi cùng với những vấn đề không liên quan đến tôi,” bà cho
hay.
Sau khi “làm việc”
với công an, bà viết: “Tôi phải cảm ơn Cơ Quan An Ninh Công An tỉnh Ninh Bình
góp phần giúp cho mọi người biết đến tên tôi. Mọi việc làm hay hành vi mời làm
việc đều nhằm mục đích cuối cùng đó là để khủng bố tâm lý, tinh thần của tôi.”
Kể lại buổi “làm việc,”
bà “vẫn giữ quan điểm cá nhân rằng lĩnh vực giáo dục rất quan trọng trong việc
phát triển một quốc gia.”
“Giáo dục nói chung
và giáo viên nói riêng đã đào tạo ra công an và bộ đội, vậy tại sao lại bỏ biên
chế giáo viên lại không bỏ biên chế công an và bộ đội,” bà viết.
“Là một công dân,
tôi có quyền tham gia xây dựng xã hội, không phải riêng tôi mà bất kỳ ai cũng đều
có quyền đó. Chỉ khác rằng nhiều người trong chúng ta không biết ta đã có cái
quyền đó. Nhưng chính khi phản ánh đúng sự thật về hiện thực xã hội, bạn được xếp
vào người bất đồng chính kiến hay nặng hơn là phản động,” bà viết tiếp.
“Ngày hôm nay, tôi
bị bôi nhọ chỉ vì nói thẳng và nói thật, đó cũng là cách mà chính quyền Việt
Nam luôn áp dụng cho những người nói ý kiến trái chiều. Và chắc chắn mọi việc sẽ
không dừng lại ở đó, tôi cũng không thể tin rằng một phụ nữ bé nhỏ như tôi lại
có thể gây ảnh hưởng đến an ninh chính trị của một đất nước,” theo bài viết của
bà trên Facebook.
Tuy vậy, bà vẫn lạc
quan: “Tôi tin rằng có rất nhiều người cũng nhìn nhận và suy nghĩ giống tôi, chỉ
khác rằng họ không nói ra. Tôi cũng biết rằng đây là một cú sốc đối với gia
đình, bà con, thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và đặc biệt là với học trò khi đọc
những bài báo giật tít về tôi. Nhưng tôi tin rồi mọi người sẽ dần hiểu. Sự thật
vẫn mãi là sự thật.”
Đã có gần 6,000 lượt
like và 2,000 lượt share bài mới của cô giáo Ngọc Lan.
Được biết, hồi
Tháng Sáu, 2017, trên trang cá nhân, bà chia sẻ một bài với tiêu đề: “Tại sao lại
không bỏ biên chế công an, bộ đội mà lại bỏ biên chế giáo viên?”
Cùng thời điểm đó,
bà cũng chia sẻ một bài viết của Luật Sư Luân Lê với tiêu đề “Hôm nay và ngày
mai” về thực trạng xã hội, vấn đề nợ công và sự vô cảm.
Nhận xét về việc
công an tỉnh Ninh Bình “làm việc” với cô giáo Ngọc Lan, hôm 8 Tháng Chín, Luật
Sư Trần Vũ Hải ở Hà Nội bình luận: “Chỉ vì chia sẻ những bài viết đồng quan điểm
trên Facebook, cô giáo Ngọc Lan bị Cơ Quan An Ninh tỉnh Ninh Bình mời làm việc
mấy ngày! Phải chăng không có ‘việc làm,’ nên cơ quan này kiếm việc? Đề nghị cộng
đồng mạng cùng lên tiếng ủng hộ và bảo vệ cô giáo Ngọc Lan, cũng là ủng hộ quyền
tự do ngôn luận của mỗi công dân đã được Hiếp Pháp 2013 bảo đảm, cũng là quyền
con người phổ quát trên thế giới!”
Sự kiện cô giáo Ngọc
Lan cũng tương tự như sự kiện cách đây hơn một năm, cô giáo Trần Thị Lam ở Hà
Tĩnh được công luận chú ý với bài thơ “Đất Nước Mình Ngộ Quá Phải Không Anh?”
trên trang Facebook cá nhân.
Tháng Tư, 2016, cô
giáo Trần Thị Lam đã phải xóa bài thơ này trên mạng xã hội sau khi tác phẩm này
được nhiều người chia sẻ lại. Bài thơ có đoạn:
“…Đất nước mình
thương quá phải không anh
Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại
Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải
Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu…
Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh
Anh không biết em làm sao biết được
Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước
Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu…”
Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại
Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải
Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu…
Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh
Anh không biết em làm sao biết được
Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước
Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu…”
Truyền thông Việt
Nam thời điểm đó cho hay, cô giáo Lam “vẫn đi dạy bình thường, không bị kỷ luật.”
Tuy vậy, báo điện tử
VietNamNet hồi Tháng Tư, 2016, tường thuật: “Do sức ép dư luận, cô giáo Lam đã
xóa bài thơ và tạm thời khóa Facebook cá nhân của mình.” (T.K.)
No comments:
Post a Comment